loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 551 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thơ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 31-05-2016

Câu hỏi:

Nam-mô A-di-đà Phật! Kính bạch Thầy. <p>
Con giờ đang là kẻ ngập ngừng đứng trước ngã rẽ của cuộc đời mà không biết mình nên đi lối nào. Con xin Thầy cho con lời khuyên với. <p>
Con quy y cách đây 5 năm, vốn liếng Phật pháp ban đầu hoàn toàn là con số 0. Nơi con sinh hoạt tu theo pháp môn Tịnh độ, vì nhiều nguyên do, con ít khi đi chùa, cũng ít khi có quý Tăng Ni về giảng ở đạo tràng (vì đạo tràng là do cư sĩ lập ra) nên chủ yếu nghe giảng Phật pháp trên mạng & đương nhiên đều là giáo lý Tịnh độ. Nhưng mà con thực hành thì dở lắm. <p>
Cho đến khi cách đây nửa năm, con quyết định nghỉ việc, để tìm cho mình con đường đi thật sự. Con đến một Thiền viện - nơi một người bạn con xuất gia ở đó, vì con không biết một Chùa nào cả). Bạn con nói con nên lựa chọn tu pháp môn thiền, còn con - con thích tu Tịnh độ. Con không tìm được lý do vì sao, cũng chưa từng cố gắng để tìm lý do. Đôi lúc con nghĩ, không phải con chọn pháp môn, mà pháp môn đó chọn con thì đúng hơn. <p>
Ban đầu khi xin vào công quả tập tu, con chỉ nghĩ rằng: "Để xem mình có thích hợp với việc xuất gia hay không" chứ không có ý định sẽ tu Thiền. 3 tháng công quả trôi qua thật mau. Bạn con trước đó cảnh báo con rằng con đường tu hành không hề bằng phẳng & dễ dàng. Hàng loạt khó khăn từ đâu ùn ùn kéo đến. Sự đau đớn của thân khi tập ngồi kiết già & hàng loạt cơn sóng vọng tưởng ụp xuống, khiến con nhiều khi nghĩ mình không trụ vững, nhưng rồi cũng qua. Con bắt đầu khám phá những ngóc ngách đen tối mà lâu nay con chối từ & ém nhẹm nó đi. Trước kia khi con nghe giảng pháp, chủ yếu là giảng về luân lý, về nhân quả..., chứ ít khi được chỉ cách cột "con trâu điên" trong con. Nhờ sự chỉ dạy của quý thầy, con bắt đầu thấy bóng dáng của con đường con cần đi. Nhưng đồng thời một dấu hỏi đã nằm chình ình trong tâm con. Con sẽ tu theo pháp môn nào? Con tự hỏi, và con thấy mình nghiêng về niệm Phật, mặc dù rằng con niệm Phật không nhiều & chẳng khi nào được nhất tâm. Có lẽ vì thế mà Thầy trụ trì chỉ nhận con tập công quả 3 tháng thôi. <p>

Sau khi rời thiền viện, con được một sư Cô giới thiệu con đến 1 Thiền viện nữa. Lần này là một thiền viện thuộc Phật giáo Nguyên thủy. Một môi trường hoàn toàn mới lạ. Con trước kia còn không biết Việt Nam có hệ phái Theravada. Những bỡ ngỡ ban đầu cũng qua, con hòa nhập với môi trường mới, có những cái đương nhiên chưa thể chấp nhận. Con lần đầu tiếp xúc với cụm từ "Nhìn mọi thứ như nó đang là". Khi bắt đầu thực hành, con thấy nó có hiệu quả trong việc điều phục phiền não. Quý cô ở đây rất thương con, môi trường tu tập yên tĩnh, có nhiều thời giờ tu học. Thầy giỏi, điều kiện sinh hoạt tốt, ấy vậy mà trong con đang có những trận sóng ngầm. <p>

Con bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về chuyện xuất gia & con quyết định lựa chọn con đường này. Giờ thì về pháp môn (lại là pháp môn). Con đã mất ngủ & khổ sở biết bao về điều đó. Bạn con, Sư Cô đã giúp đỡ con - người mà con vô cùng kính trọng, đều khuyên con chọn Thiền. Lý do vì mọi người e ngại khi con không biết một ngôi chùa Tịnh độ nào, nếu không gặp được bậc minh sư & tăng thân thì mình dễ đi sai đường hoặc thối thất chí nguyện, rồi e ở mấy chùa Tịnh độ suốt ngày đi tụng đám, không có thời gian để quay lại bên trong mình. Phật ở ngay trong mình, chứ Phật đâu có dạy mình cầu xin ở một ai khác. Tuy nhiên, con có suy nghĩ & cách nhìn nhận riêng của mình, qua kinh Phật, qua lời dạy của các bậc Tổ sư không chỉ ở pháp môn Tịnh độ mà cả ở ngoài pháp môn Tịnh độ. Nếu người ta tin có Đức Phật Thích Ca như thế nào thì niềm tin của con đối với việc có một Đức Phật A-di-đà, với lời nguyện của Người, với Tịnh độ Cực Lạc cũng như vậy. Theo cái nhìn của con, Phật A-di-đà & cõi Cực Lạc, không phải chỉ nằm ở bên ngoài, nó cũng nằm ngay trong tâm con. Và dù có vãng sinh về nơi đó, thì đó cũng chỉ là nơi tiếp nối cuộc đời xuất gia tu hành của con, chứ không phải là nơi trốn chạy khổ đau, vì nơi chỉ toàn những kẻ lánh đời đau khổ, không thể gọi là Cực Lạc được, vì thế những phước thiện mà con làm, con đều hồi hướng vãng sinh Cực Lạc. <p>
Vậy điều gì đang làm con khổ sở? <p>
Con lo sợ, con sẽ đi đâu? Sẽ lại phải bắt đầu lại ư? Con chưa từng tu tập tại một ngôi chùa Tịnh độ nào cả làm sao để con có thể gặp được bậc Thầy có tâm đức để nương nhờ chỉ dạy, có bạn lành khuyến tấn, giúp đỡ. Như mọi người nói, nếu chẳng gặp đúng bậc minh sư dẫn dắt, thì e mình là kẻ sơ cơ, dễ vì đó mà thối lòng hay đi sai đường, uổng một đời ăn cơm chùa, rồi làm sao trả nợ của đàn-na tín thí. Tuy nói là phải dựa vào chính mình, nhưng không thể phủ nhận vai trò dìu dắt của Tăng thân. <p>
Con đã bắt đầu quen với môi trường yên tĩnh nơi cửa Thiền, dù rằng khi ngồi thiền con niệm Phật nhiều hơn. Con không thích sự ồn ào, dù là ồn ào ở cửa chùa, mà con sợ, nếu ở chùa Tịnh độ mà tụng kinh cúng đám nhiều thì có lẽ là ồn ào thật. <p>
Một sư cô nói con sao cứ rong ruổi tìm cầu bên ngoài làm gì? Ở đây hoàn cảnh tu hành tốt, nhiều người muốn không được, con cứ niệm Phật, có ai cấm đâu. Mọi người không thích nghe niệm A-di-đà Phật, thì con niệm thầm. Con cũng từng nghĩ như vậy, vì con thấy nếu áp dụng những lời dạy của nhà thiền vào việc niệm Phật, thì tâm con an ổn hơn nhiều. Nhưng con lại cảm thấy làm như thế là đang lừa dối mọi người. Không lẽ niệm mà cứ phải canh chừng len lén vậy sao. Mà con có thói quen là bất kể khi nào gặp điều gì đó đột ngột như nghe tiếng động đột ngột, hay mình hoặc ai đó bị trượt té là con niệm "A-di-đà Phật", như một phản xạ tự nhiên, mà mọi người ở đây không thích nghe niệm như thế. Với lại mình ở trong một ngôi chùa, thì việc cùng tu một pháp môn, chung một chí hướng, thì mình sẽ có sự trợ duyên từ bạn đồng tu, chứ giờ một mình mình "đánh lẻ", e rằng mình sẽ dễ thất vọng rồi sớm muộn cũng rời bỏ nơi đó. Mà khi đã xuất gia rồi thì việc xuất chúng và nhập chúng khác thì mình cũng khó an ổn để mà tu tập. <p>
Con suy nghĩ hoài, cũng không biết mình nên làm gì. Sắp hết quãng thời hạn công quả xuất gia rồi, mà con cứ lừng khừng thế này. Ở ư? Con sẽ thưa với Quý Thầy thế nào? Con có thể vẫn giữ tín nguyện hạnh theo pháp môn Tịnh độ, mà tu tập ở đây, một thiền viện được không? Còn nếu đi thì đi đâu? Con không biết một nơi nào cả. Con nên làm gì đây Thưa Thầy? <p>
Con viết dài dòng, cúi mong Thầy kiên nhẫn & hoan hỷ lắng nghe, xin cho con một lời khuyên. Con cảm ơn Thầy. Con cúi xin Tam Bảo gia hộ cho Thầy thân tâm thường an lạc. A-di-đà Phật.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2016

Câu hỏi:

Con cám ơn Thầy nhiều lắm. Trong 3 năm, con học Phật Pháp 1 mình. Con đi làm 2 jobs, lo cho 4 đứa con và mẹ già 86 tuổi. Con mới nghe những bài Thầy giảng qua Youtube. Con xin hỏi rằng, con thấy Pháp Thanh Tịnh nhưng tâm con chưa Thanh Tịnh thì con phải kiên nhẫn để cho tâm theo kịp Pháp? Con chúc Thầy luôn khỏe mạnh.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Con muốn đóng góp ý kiến cho những bài giảng pháp thoại của Thầy như thế này: <p>
- Thầy có nói trong thời Đức Phật thì ngài chỉ thẳng Lý cho người ta thấy chứ không quan trọng Giáo. Nhưng trong những lần giảng của Thầy thì lại nói Giáo rất nhiều thay vì chỉ ngay Lý cho họ thấy. Sự thật mà Thầy thấy ra với sự thật mà Đức Phật thấy ra là như nhau vậy thì tại sao không chỉ luôn Lý cho họ thấy như Đức Phật đã làm. <p>

- Thầy hay lấy ví dụ trái mít, nhưng trái mít mà mỗi người tưởng tượng ra lại khác nhau. Thay vào đó con có một ý tưởng thế này: Ví dụ như ở ngay bàn thuyết pháp có một cái dĩa bằng gốm chẳng hạn. Sau khi đã nói xong Giáo thì Thầy bất ngờ cầm cái dĩa đó ném xuống sàn cho vỡ ra. Khi đó thì mọi người sẽ chú ý đến hành động đó của Thầy, ai đó đang suy nghĩ vẩn vơ đâu đó cũng sẽ quay về với hiện tại, rồi người này người kia nghĩ hôm nay ông Thầy sao vậy? Ổng bực tức chuyện gì mà lại ném cái dĩa như vậy? Khi đó Thầy mới giải thích cho họ hiểu ra: Thầy ném cái dĩa và cái dĩa vỡ ra đó là Pháp vận hành theo tự nhiên, họ nghĩ là Thầy tức giận hay vì lý do gì đó mà ném cái dĩa là họ đang xen cái ta ảo tưởng vào chứ thực tế thì Thầy không có tức giận hay bực bội gì cả. Họ nghĩ quay về với thực tại để thấy ra cái đang là là khó khăn, nhưng thực tế khi Thầy ném cái dĩa thì họ quay về thực tại ngay mà không khó khăn gì cả. Thấy pháp như nó đang là tức là Thầy ném dĩa thì thấy Thầy ném dĩa, dĩa vỡ thì thấy là dĩa vỡ vậy thôi. Như vậy là họ trải nghiệm ngay Lý và Sự mà không cần nói nhiều về Giáo, do nói Giáo thì mỗi người tùy theo căn cơ – trình độ mà hiểu ra khác nhau rồi lại tiếp tục thắc mắc hỏi lại. <p>

Con nghĩ ra ý tưởng này cũng thấy hơi buồn cười. Nhưng mà trong đó chứa đựng cái hiểu của con đối với những gì Thầy giảng. Vậy con muốn hỏi là hiểu như vậy có nhầm lẫn gì không ạ? Con rất vui nếu nhận được hồi đáp của Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, cho con hỏi câu
"Muốn biết nhân đời trước
Hãy xem quả hiện đời
Muốn biết quả đời sau
Hãy xem nhân hiện tại"
1/ Như vậy có đúng không ạ?
2/ Có người nghèo khổ hỏi một người nọ và được giải thích là do kiếp trước keo kiệt, không biết bố thí. Nhưng người này không tin, quyết cải tạo số phận của mình. Sau nhiều năm siêng năng, cần cù làm lụng người ấy cũng trở nên giàu có, như vậy cách giải thích như trên theo tinh thần bài kệ có đúng không ạ?
3/ Có phải do nhân "siêng năng" nên người ấy trở nên giàu có không ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-04-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, vì xúc động khi nghĩ đến cảnh sinh ly tử biệt, chúng con cung kính cúng dường bài thơ này như một lời cảnh tỉnh cho chính bản thân mình:<p>

ĐỜI <p>

Mạng sống này, làm sao ai đoán được?<p>
Mỗi phút giây, sửa nhân cách hành vi<p>
Tâm quyết hành trong từng bước chân đi <p>
Xả tất cả mọi thị phi chấp trước.<p>
<p>
Lòng từ bi trên nẽo về xuôi ngược<p>
Vững lòng tin và chí nguyện kiên trì<p>
Nhận và cho, thái độ bất tư nghì! <p>
Đời ngắn quá! Khi nào? Ai đoán được?<p>
<p>
* Nhận là nhận những lời khuyên bảo và sách tấn<p>
* Cho là cho đi những gì ai đang thiếu<p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2016

Câu hỏi:

Con xin cung kính đảnh lễ Thầy !
Thầy tỏ bày nguyên lý
Con biết tỏ lý nguyên
Uyên nguyên pháp Đức Phật
Nguyên vẹn Phật tánh Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-04-2016

Câu hỏi:

Thưa, để kỷ niệm tròn năm bái Minh Sư, con kính dâng bài thơ BỐN DẤU ẤN này ạ. <p>

BỐN DẤU ẤN <p>
(VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ, KHỔ, NIẾT BÀN)<p>

Từ nguồn diệu pháp chép cẩm nang, <p>
Bạn cười khẽ trách thật nhẹ nhàng. <p>
"Tu cầu sở đắc", điều không tốt. <p>
Bạn hỡi, nghe đây tích truyện vàng. <p>

"Giữa vườn thượng uyển thật cao sang, <p>
Một gian nhà nhỏ chẳng trang hoàng. <p>
Khách viếng thăm vườn không nhìn đến, <p>
VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ, KHỔ, NIẾT BÀN. <p>

Bốn vách tường chắn rộng thênh thang, <p>
Trên mỗi bức tường được khắc mang. <p>
Thiền sư dừng bước hân hoan mỉm <p>
Phàm, Thánh khác nhau thấy rõ ràng" <p>
H.H

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-04-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con đang ở trong một nghịch cảnh. Ban đầu con rất đau khổ, hụt hẵng và khủng hoảng. Thế rồi duyên may cho con gặp được những bài pháp quý báu của Thầy, từ đó con dần dần học ra nhiều điều, trong đó có những sai lầm mà con đã mắc phải trên đường đời cũng như đường đạo. Xin cám ơn Pháp và con xin hoan hỷ chấp nhận nghịch cảnh để học cho thấu đáo bài học của chính mình. Con xin thành kính đê đầu đảnh lễ Thầy, một bậc vô cùng khả kính, vị cứu tinh của cuộc đời con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thưa thầy, con vẫn nghe mọi người nói Tu là đi ngược dòng đời. Nhưng con cũng thấy đạo gắn với đời ạ. Xin thầy hoan hỷ giải đáp thắc mắc của con ạ. Con xin thành kính tri ân và đảnh lễ thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy ạ!
Thưa Thầy, con hay nghe bài giảng của Thầy trong pháp thoại. <p>
Hôm nay con về quê sống, không có internet nữa, nhưng con đã download những bài giảng của Thầy rồi. <p>
Con sẽ sống đúng để thấy ra bản chất cuộc sống là gì. <p>
Con xin cảm ơn Thầy và chúc Thầy luôn mạnh khoẻ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »