loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 339 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'sự thật, chân lý, pháp, tánh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-04-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính lễ Thầy.
Có lần Thầy dạy con chân đế là sắc pháp, tâm, tâm sở, Niết-bàn. Sắc và Niết bàn thì con hiểu, nhưng con không hiểu tại sao tâm và tâm sở lại là chân đế. Con cứ tưởng tâm là pháp hữu vi, bởi vì do nguyên nhân này, điều kiện kia mà con sinh ra tâm này tâm nọ.
Xin thầy giảng thêm cho con chút nữa ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-04-2022

Câu hỏi:

Con xin kính chào Sư Ông!
Con xin bộc bạch với Sư Ông một số điểm thấy biết của con, mong Sư Ông cho con nhận xét định hướng:
Phật dạy "chỉ nơi Pháp hiện tại - Tuệ quán chính là đây" và Ngài dạy chúng ta trở về tuệ tri nơi Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mỗi người.
Gộp hai điều đó lại, chính ngay nơi sự sống đang là trong từng khoảnh khắc hiện tại của mỗi người mà tuệ tri trọn vẹn thì sẽ thấy ra tất cả đều ở đó:Niết Bàn, Tịnh Độ, Cực Lạc, Chân Như, Đạo, Thượng Đế... đều ở đó cả.
vì đó là cái thực, nếu chúng ta bỏ quên cái thực tại đang là nơi chính mình mà chìm đắm trong cái không thực, mang tính giả danh như danh xưng, địa vị, cái tôi ảo tưởng v.v. sẽ phát sinh phiền não khổ đau ngay.
Bây giờ thì con đã hiểu vì sao Bồ-Đề Đạt-Ma khuyên: "trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Rồi những vị Tổ xưa đánh hét, hoặc chỉ vào cây Tùng ngoài sân, hoặc hỏi nghe tiếng suối đang chảy không v.v. khi có người hỏi Đạo là gì, Niết-bàn ở đâu. chỉ vì các Tổ muốn người hỏi quay về với cái thực nơi thân tâm cảnh của mình mà tuệ tri, tất cả chân lý đều ở đó.
con xin gửi bài thơ con làm khi nhận ra điều đó ạ :
Pháp
Nó chỉ là nó
Ngay giây phút này
Trong nơi sự sống
Diệu kì ngay đây

Nó chỉ là nó
Định nghĩa làm chi
Đến thì thấy rõ
Đi thì tùy nghi

Nó chỉ là nó
Lưu tâm làm gì
Nhạn qua hồ nước
Bóng hiện rồi đi

Nó là tự nó
Chẳng phải do ai
Duyên khởi trùng trùng
Tương sinh, tương diệt

Nó chỉ là nó
Chỉ vô thường thôi
Chỉ là vô ngã
Chấp thì "than ôi"!

Con xin cảm ơn những bài pháp thoại của Sư Ông đã khai sáng và truyền cảm hứng cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,

Con có đọc được rằng Freud nói: "Văn minh là sản phẩm của Tính Dục". Trong một số bài kinh, Đức Phật cũng nhắc đến "thế gian tập khởi" và "thế gian đoạn diệt". Con có hơi lăn tăn về định nghĩa của chữ "thế gian" trong những bài kinh này. Dường như khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần, nếu không có tu tập thì chúng con sẽ bị ái-thủ-hữu cuốn vào "thế gian của tham-sân-si/khổ đau/tranh đoạt/dục vọng", thể hiện qua các tham vọng, hành động tạo tác, những xúc chạm dưới hình thức liên minh hoặc tranh đấu với những người có cùng tần số tâm, cũng như những diễn biến nhân-quả tương ứng trong và ngoài tâm ạ. Cũng gần như là một dạng của "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Và như vậy, phải chăng chữ "thế gian" trong các bài kinh trên nên hiểu theo nghĩa "thế giới của tham-sân-si/Tính Dục" giống như trong câu nói của Freud ạ?

Còn nếu cũng xúc chạm với 6 trần nhưng định tĩnh sáng suốt thì cái thấy đó là thấy Pháp chứ không hình thành hoặc cuốn vào thế gian phải không thưa Sư Ông?

Kính chúc Sư Ông trụ thế dài lâu, Tăng-Ni hòa hợp an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư Ông!
Con mới học Phật gần đây, đây là lần đầu con gửi câu hỏi, con nghe trong mình đang dâng lên niềm xúc động khó tả.
Có một từ trong giáo lý làm con bối rối, mang nhiều nghĩa, được nhắc đến nhiều lần đó là từ Pháp. Xin Sư Ông minh giải giúp con các nghĩa của từ Pháp ạ, và trong các câu sau, nếu có ví dụ cụ thể càng tốt ạ:
1. Ai thấy Pháp và hành Pháp là thấy Như Lai.
2. Tất cả các Pháp đều vô ngã.
3. Trong một pháp thoại, Sư Ông có nhắc nhở Đừng cố tu gì cả, hãy để Pháp tu.
4. Cũng trong một pháp thoại, Sư Ông nhắc mọi người là Tánh giác vốn đã hoàn hảo và Pháp cũng đã hoàn hảo, đừng xen tư ý vào.
5. Nhất Thiết Pháp Không - Huyền chi Hựu Huyền.
Điều con hỏi là về lí thuyết, con nghĩ có vững "LÝ" thì thực hành "SỰ" mới ít sai lệch, không biết con nghĩ vậy đúng không Sư Ông, hay cứ thực hành Thận trọng, Chú tâm, Quan sát như Sư Ông dạy trong mọi khoảnh khắc rồi từ từ sẽ thấy ra ạ?
Con xin cảm ơn Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Con vừa đọc được một chia sẻ nói Pháp dạy mình hằng ngày hằng giờ. Lại có một câu hỏi về “nghiệp ngăn cản”. Con thấy rằng “nghiệp ngăn cản” này xuất hiện rất nhiều trong lịch sử, trong cả những điều con đã mắt thấy tai nghe. Dường như trong 1 mối quan hệ, hay có 1 người trội về “dương”, 1 người trội về “âm”, nếu phần “dương” hay áp đặt hoặc là phần “âm” cứ hay ngăn cản thì sẽ đối kháng nhau, thành ra không đạt được hiệu quả của sự hài hoà âm-dương phải không thưa Sư Ông?

Nguyện Chư Tổ, Chư Thiên hộ trì Sư Ông trụ thế lâu dài ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Thầy nói ai thích làm gì thì cứ làm, rồi pháp chỉ cho để học ra bài học đó. Con thấy pháp chỉ cho mình hàng ngày hàng giờ mà mình không thấy, đúng không thưa thầy? Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, tuệ nhất thiết chân không diệu hữu có phải là sự thật rốt ráo chưa ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông. Con có một thắc mắc đi theo từ rất lâu thuở tấm bé rằng tại sao mình lại ở đây, trong thể xác này, suy nghĩ như thế này, giữa những con người này mà mình không phải trong thể xác kia, ở chỗ kia... Con không rõ những suy nghĩ này thực sự có thể là manh mối gì đó con có thể lần tìm không vì con chưa lý giải được. Có thể diễn tả của con chưa rõ mong Sư Ông chỉ bày cho con lý giải niệm này theo chánh pháp để con tác ý cho phù hợp. Con xin cảm ơn Người!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con đọc được một câu chuyện hay, xin phép Thầy cho con được chia sẻ.
Con thành kính đảnh lễ Thầy!
Hóa Thân Bồ Tát
Pháp sư Ðỗ Thuận, sư tổ của tông Hoa Nghiêm ở Trung Hoa, có nuôi một chú đệ tử thân cận rất lâu. Một hôm chú thị giả này xin phép Ngài đi Ngũ Ðài Sơn để đảnh lễ Ðức Văn Thù vì nghe đâu Bồ Tát thường hiện thân xuống chốn đó. Ngài Ðỗ Thuận không bằng lòng và đọc một bài kệ:
“Du tử mạn ba ba
Ðài sơn lễ thổ pha
Văn thù chỉ giá thị
Hà xứ mích Di Ðà.”
Tạm dịch: Những chàng du tử lênh đênh
Ðến Ðài Sơn lễ những ghềnh đất thô
Di Ðà tìm ở chốn mô
Văn Thù kề cận hồ đồ không nghe.”
Chú đệ tử vẫn ra đi... băng ngàn vượt suối một thời gian mới đến núi Ngũ Ðài. Chú tha thiết đảnh lễ cầu mong được thấy hóa thân của Bồ Tát, lòng thành được đáp ứng, một ông già hiện ra bảo chú: - Ðức Văn Thù nay ở núi Chung Nam, tên Ngài là Ðỗ Thuận. Chú thị giả hối hả quay về. Ðến cố hương Ngài Ðỗ Thuận đã thị tịch.
Trích "Hư Hư Lục" - tác giả Ni Sư Thích Nữ Như Thủy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-03-2022

Câu hỏi:

Buông thư, tâm rỗng lặng
Không trước ý dụng công
Không dừng, không bước tới
Điềm đạm tợ hư không.

Khi chánh niệm tỉnh giác, lúc đó thân tâm là một và Sự sống mới thật sự hiện hữu. Lúc đó không còn Tư tưởng, không còn Thời gian và Không gian. Tất cả hiện hữu chỉ là duyên khởi.
Một khái niệm Thời gian và Không gian vô cùng trừu tượng của Vật lý mà bấy lâu nay dù rất cố gắng nhưng con không thể hiểu được, lại dễ dàng thấy ra khi Buông cái muốn thấy.

Xem Câu Trả Lời »