loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 339 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'sự thật, chân lý, pháp, tánh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-06-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông!
Con thường được nghe giảng là “cái thiện luôn luôn thắng cái ác”, “chánh luôn thắng tà”, “ở hiền sẽ gặp lành”,… nhưng sự thực cuộc đời có như vậy đâu! Nếu “luật nhân quả” được hiểu theo cách Sư Ông giảng dạy là ở mặt “tâm lý” chứ không phải mặt “vật lý” thì có lẽ đã không gây hiểu nhầm đối với đạo Phật. Ví dụ: Khi bị một ai đó làm tổn thương, sự việc đó đã diễn ra không thể nào quay lại. Nhưng lúc này nếu tâm mình khởi lên sân thì mình sẽ đau khổ, còn không khởi lên sân thì không đau khổ. Nhân: là tâm có khởi sân hay không sân. Còn Quả: chính là sự đau khổ hay không đau khổ. Và nó chính là luật nhân quả trên bề mặt “tâm lý”

Nhưng mọi người lại cứ hiểu nhầm để giảng “luật nhân quả” theo kiểu “vật lý” “hiện tượng”. Con muốn nói điều này vì ban đầu con rất tin vào “luật nhân quả” theo “vật lý - hiện tượng” từ Phật giáo. Nhưng khi mới va vấp với cuộc đời, hiểu thêm về cuộc sống. Con mới nhận ra, sự thực là “cái Ác đa phần sẽ luôn thắng cái Thiện”. Sự thực là dù Ác hay Thiện thì bên nào MẠNH HƠN, NHIỀU LỢI THẾ HƠN thì sẽ THẮNG. Mà Cái Ác đa phần sẽ luôn thắng, đó là vì Cái Thiện có những giá trị lương tâm, nhân bản, đạo đức mà không vượt qua được. Cũng như, chỉ có Ác xảy ra trước thì Thiện mới xuất hiện sau.

Khi nhận ra sự thực này, lúc đó niềm tin về đạo Phật trong con đã đổ vỡ rất nhiều, con đã phải rẩt rất rất đau khổ khi hiểu ra sự thực này. Tại sao lại có sự hiểu lầm lớn đến vậy, bản thân con cũng vì ban đầu tin vào “luật nhân quả” này nên luôn luôn nhường nhịn trong mọi chuyện. Đến một lúc con nhận ra mình trở nên bạc nhược, nhu nhược lúc nào không hay. Chẳng thà từ ban đầu con ko tin vào “luật nhân quả” thì con đã hành xử như một người bình thường và cũng ko bị đau khổ vì đổ vỡ niềm tin.

Đúng là Đức Phật có dạy “Đừng vội tin những tường thuật về lời Ngài”, nhưng thực sự được bao nhiêu người khi biết đến Đạo Phật mà có thể suy xét như vậy, đa phần đều từ Niềm Tin mà đến, chính con cũng từng như vậy. Dẫn đến khi đổ vỡ về tinh thần lớn như vậy, nhưng may mắn là con biết đến Sư Ông nhờ đó mà hiểu “luật nhân quả” mà Đức Phật thực sự muốn chỉ dạy chính là thái độ nội tâm của mỗi con người. Nếu con ko biết đến Sư Ông có lẽ sau sự đổ vỡ đó con sẽ không còn niềm tin vào Đạo Phật hay Đức Phật nữa.

Dù vậy hiện nay mỗi khi nghe ai nói những câu đại loại như “thiện luôn thắng ác”,… trong lòng con lại khởi lên cơn sân với chính những người nói câu đó, vì con cảm thấy như họ đang nói những điều ko đúng với sự thực của cuộc đời. Giờ trong lòng con đang bị cơn sân này đối với những câu đó không biết khi nào sẽ hết nữa.

Cám ơn Sư Ông đã lắng nghe câu hỏi và chia sẻ của con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư ông ạ!
Con đọc một bài giảng của sư ông thì con thấy:
Khi con không để ý nhìn thì mắt vẫn thấy
Khi con không để ý nghe thì tai vẫn nghe
Khi con không để ý thở thì phổi vẫn thở
Mọi thứ vẫn vận hành khi không cần con trong đó.
Khi con không để ý đến suy nghĩ thì tâm vẫn lao xao.
Sư ông ơi! Vậy cái gì là của con ạ?
Con thành kính cảm ơn sư ông ạ!


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Con là người hiểu đạo mà con vẫn cần hỏi Thầy một câu, liệu mai trời có sáng không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con không rõ kiếp trước có hay không (ở hình dạng khác và hoàn cảnh sống khác) và con có từng học thầy ở kiếp nào đó hay không, nhưng cách đây 2 năm khi bắt đầu thực hành quan sát tỉnh biết, con nghe 1 vài clip của thầy về các sai lầm khi thực hành là con tỏ ngộ như hiệu ứng domino, rất nhanh thầy ạ. Những lần con không tự gỡ được, con hỏi thầy, thầy trả lời rất ngắn nhưng sau đó cũng giúp con gỡ được một quả núi bám chấp. Mà con thuộc nhóm không thích đọc kinh và dùng những từ hán việt khó hiểu của kinh kệ, cũng không tìm hiểu Đạo Phật qua kinh kệ gì, con chỉ lần mò theo trực cảm của mình trong quá trình tìm hướng dẫn thực hành tỉnh biết. Ngay từ đầu con cũng không thấy ngồi im một chỗ vài tiếng, nhắm mắt là thiền. Sau con tìm được thầy cùng với cách chỉ dẫn của thầy về quan sát tỉnh biết thì con cảm nhận rõ ràng rằng đây đúng là thứ mình muốn tìm, đã từng biết và đã từng tìm. Dù con rất ít đi chùa, không nghe giảng kinh bao giờ, nhưng khi con bị thôi thúc đi tìm vì đời khổ quá, thì không hiểu sao khi nghe clip của thầy, đọc bài của thầy Thích Thanh Từ, thì con hiểu dễ dàng thầy ạ.
Hôm nay con không có câu hỏi gì, chỉ trình với thầy về những cảm nhận này con có sau hơn 2 năm thực tập có kết quả.
Con kính chúc thầy sức khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-06-2022

Câu hỏi:

Con thường nghe Thầy nói về tiến trình thấy khổ, biết khổ, hiện quán khổ và thực chứng khổ. Thầy hoan hỷ giải thích dùm con thế nào là thấy, biết, hiện quán và thực chứng. Kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Ở dưới đây có câu hỏi về ý nghĩa của chữ “Pháp”. Con xin trình bày như vậy ạ:

“Pháp” từ chỉ là Chánh pháp do Đức Phật tuyên thuyết, là vận hành của Vũ Trụ mà cũng hàm nghĩa là tất cả mọi hiện tượng tâm-sinh-vật-lý. Bản chất của tất cả các hiện tượng ấy cũng như sự vận hành của Vũ Trụ này đều dựa trên quy luật vô thường-khổ-vô ngã, mà Chánh pháp do Đức Phật khai thị cũng để chỉ ra 3 dấu ấn đó. Vì vậy nên các ngài Thiền sư mới nói “tất cả đều là Pháp”, và quan sát chiêm nghiệm thế giới hiện tượng này cũng là thấy ra lời dạy của Đức Phật ạ.

Con nói vậy có hợp lý không Sư Ông?
Nguyện Sư Ông pháp thể khinh an!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông,
Con mạn phép viết lá thư này để giải bày suy nghĩ non nớt của con với Sư Ông.

Duyên Pháp của con là từ Bắc Tông, từ những bài thuyết Pháp khoá tu một ngày an lạc, con biết đến Sư Cô Liễu Pháp. Vì có hảo cảm với Sư Cô, con bắt đầu tìm hiểu về Đức Phật, lúc ấy con không hiểu vì sao Đức Phật biết được 2 tầng thiền Ngài chứng là không phải Niết-bàn, hoặc làm sao Ngài biết đó không phải điều Ngài tìm. Và tại sao Ngài biết khái niệm Niết-bàn trước khi chứng Niết bàn?

Thế là vô tình một lần con chân ướt chân ráo tham gia khoá thiền Vipassana 10 ngày của một vị Sư Nguyên Thuỷ. Con định bụng tìm câu trả lời, nhưng rồi con không có dịp để hỏi. Cũng khoá thiền ấy con gặp được bạn cư sĩ bảo con biết Sư Cô là học trò của Sư Ông. Từ ấy con tìm nghe Pháp của Sư Ông, con nhận thấy mình “hợp” với Sư Ông. Con tự nghĩ rằng tin vào sự vận hành của Pháp chính là câu trả lời về Đức Phật phải không Sư Ông?

Ngoài nghe Pháp Sư Ông, con vẫn nghe Pháp những vị Thầy Bắc Tông, người đã dắt con đến với Đạo. Và kỳ diệu thay, điều con thấy là cả Sư Ông, những vị Sư / Sư Cô, những vị Thầy / Cô đều đang thuyết cùng một Pháp, một Kinh, một Giới. Giống như tất cả nước đều chảy về biển cả.
Tuy Phật Pháp chia chẽ nhiều nhánh Nguyên Thuỷ, Bắc Tông, Mật Tông, Thiền Tông,… Con tin rằng duyên Pháp của mỗi người khi trổ quả cũng đều chảy về biển cả. Vì vậy con thấy rằng cư sĩ không cần phân biệt hay khinh khi.
Sơ tâm của con đến với Phật cũng vì khổ của thế gian, không đẹp đẽ gì, nhưng nhờ cái xấu xí ấy con mới biết xấu đẹp là chỉ một.

Con chúc Sư Ông và mọi người thân tâm an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Duyên may thay trong cuộc sống này con đã có thể được thấy, được nghe từ các bậc giác ngộ bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Với cái nhìn của các bậc tỉnh ngộ thì thế giới này và vũ trụ bao la kia chưa hề có phân biệt. Quá khứ và tương lai, kinh điển và tôn giáo, ta và vạn vật…. Đua nhau sụp đổ khi tấm màn vô minh của tâm ý vọng động được khai sáng. Ta cứ như thế mà hiện hữu và mỉm cười cũng như những cánh hoa ven đường chưa hề có tử sinh và ta chính là chúng không hơn cũng không kém.
Con ước một lần được đảnh lễ và nắm tay thầy Viên Minh - bậc tỉnh thức.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-05-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Trong thân tâm con luôn khởi lên các ý niệm đối kháng lại sự vận hành của pháp. Dù biết kết quả là luôn thua nhưng các ý niệm đó lâu lâu lại khởi lên. Nó như một bãi chiến trường cứ lập đi lập lại trong thân tâm con. Lúc cái ý niệm khởi sinh chống phá pháp thua thì nó yên lặng 1 tý, xong thì nó lại sinh lên lại. Nhưng không có cái tâm chống phá này thì con lại thấy thiếu động lực làm một điều gì đó. Con nên có thái độ sao với tâm này ạ? Đúng như trong Tây Du Ký thì thân tâm con có đủ Ngộ Không, Bát Giới, và Đường Tăng. Ngộ Không khởi lên muốn chọc phá pháp. Bát Giới thì lâu lâu khởi lên tạo nên sự lười biếng, chán ghét. Lâu lâu thì lại yên lặng, sáng suốt như Đường Tăng. Có phải con cần trải qua hết các kiếp nạn thì mới mài dũa được Ngộ Không và Bát Giới không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2022

Câu hỏi:

Dạ. Con kính chào Thầy. Xin Thầy cho con hỏi
"Hiện tại Tâm bất khả đắc"
Là ngay pháp hiện tại không thể nắm được. Vậy khi con biết ngay tại sát na đó. Biết đói, biết khát... ngay đó thì cái biết đó gọi là biết ngay hiện tại phải không thưa Thầy? Có gọi là đắm chìm hiện tại không ạ?
Nhưng "Tâm Hiện tại không thể đắc" thì sao có thể BIẾT ngay sát-na hiện tại ạ.
Xin thầy giảng giúp con về TÂM HIỆN TẠI này ạ?
Con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »