loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 232 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nghiệp, sinh mệnh & định mệnh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-08-2016

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy!
Thầy cho con hỏi bệnh tật cũng là nghiệp và chữa bệnh chúng ta phải mất tiền mua thuốc và chịu các tác dụng phụ của thuốc là một hình thức trả nghiệp phải không ạ?
Nhưng có nhưng phương pháp chữa bệnh khá kì diệu mà khoa học không giải thích được như diện chẩn của Việt Nam (phương pháp chữa bệnh biến bệnh nhân thành thầy thuốc, gần giống châm cứu nhưng được phát triển lên nhiều, chữa bệnh rất đơn giản, hiệu quả, không tác dụng phụ ai mà cũng có thể làm được) như vậy thì hình thức trả nghiệp ở đâu ạ? Hay là khi chữa xong bệnh này thì ta sẽ bị bệnh khác hoặc chịu những nghiệp khác ạ?
Cuối cùng con muốn hỏi là có nên học những phương pháp này để chữa bệnh cho người khác không? Vì con biết nhiều người thầy cũng bị bệnh khi chữa bệnh cho người khác ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-07-2016

Câu hỏi:

Con kính thưa Sư!
Thưa Sư, xin Sư cho con được hỏi, thường nghiệp và cận tử nghiệp bên nào mạnh hơn? Vì các Thầy, Sư cho ví dụ khi giảng về giáo lí của nghiệp con thấy cái nào cũng có lí cả.
Thường nghiệp: Nếu cả đời ta làm việc thiện hoặc ác, như thân cây nghiêng về một phía, khi bị chặt cây nhất định ngã về bên nghiêng.
Cận tử nghiệp: Trong chuồng bò, con bò già sức yếu nhưng may mắn đứng gần cổng chuồng, khi mở cổng thì con bò già sẽ chạy ra trước.
Theo con được biết cận tử nghiệp mạnh hơn. Nhưng thưa Sư, cả đời làm thiện, chỉ vì một chút niệm bất thiện lúc lâm chung mà phải đọa thì uổng quá! Xin Sư từ bi giảng cho con hiểu rõ hơn hơn.
Con xin chào Sư, con chúc Sư mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-07-2016

Câu hỏi:

Tối ngày 7/7/16 vừa rồi ở Hà Nội con có nghe Thầy giảng, câu hỏi cuối của một thiện nam xin ý kiến Thầy về một phái tu ở Thái Lan mệnh danh là AHOSI, con nghe Thầy chỉ nêu kinh Kalama đức Phật dạy đừng vội tin và đừng vội bỏ, mà nên xem cách tu đó có đúng Bát Chánh Đạo không, vì ở đâu không có Bát Chánh Đạo ở đó không có giải thoát giác ngộ. Nhưng khi đọc trên facebook thấy anh TĐ tóm tắt lời giảng của Thầy có vẻ như phản đối cách tu AHOSI. Vậy con xin Thầy nói lại tóm tắt nội dung giải đáp hôm đó để những Phật tử không nghe bài giảng không hiểu lầm Thầy. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-05-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,<p>
Con xin phép Thầy cho con hỏi một câu không liên quan đến Phật pháp. Con không biết hỏi ai nên cuối cùng phải làm phiền Thầy. Mấy hôm nay gia đình con cứ phải nói qua nói lại to tiếng chỉ vì chuyện chồng con muốn xem tử vi của các con trong nhà để biết các cháu thích hợp với nghề nào để chọn nghành học cho thích hợp. Bà nội và cô chú các cháu cũng đồng ý vì lý do nếu tử vi các cháu có chỗ nào không tốt thì có thể giúp để "hóa giải" kịp thời. Con thì nhiều ít cũng thấm được lời dạy của Thầy nên lại muốn để mọi chuyện xảy ra tự nhiên tuần tự theo nhân duyên nghiệp quả của mỗi đứa, biết trước mọi chuyện theo con chưa hẳn là điều may mắn. Cả nhà con ngày nào cũng phiền nhọc khi nói về chuyện này, nên con muốn xin ý kiến của Thầy. Xin Thầy từ bi chỉ dạy bậc làm cha mẹ có nên xem tử vi cho các con mình không? Thật sự xem tử vi có cần thiết không thưa Thầy? Con cảm ơn Thầy. Kính Thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. Con có một thắc mắc mong thầy giải đáp. Tại sao một người chỉ gieo một việc ác lại nhận lãnh lại quả báo nhiều hơn và lặp đi lặp lại rất nhiều lần? <p>
Con đọc trong kệ 127 kinh Pháp Cú chuyện 3 nhóm nhà sư hỏi Phật. Có câu chuyện người nông dân chỉ thiêu chết 1 con bò 1 lần mà sau khi chết phải sinh vào địa ngục rất lâu và bị thiêu chết trong 7 kiếp. Thưa thầy, tại sao chỉ thiêu chết chúng sinh khác 1 lần mà mình lại bị đọa vào địa ngục và bị thiêu chết đến cả thảy 7 kiếp? <p>
Mở rộng hơn thưa thầy. Con người ta tạo một việc ác, gặt lại quả báo ác. Nhưng cái quả báo ác của người đó nhận lãnh lại hình thành từ nhân ác của người khác gieo. Người phụ nữ kiếp xưa ném con chó xuống sông chết. Kiếp này bị người chồng là thuyền trưởng ném xuống biển chết. Tất nhiên người chồng ném người phụ nữ kia xuống biển cũng sẽ gặp quả báo ác trong tương lai. Phải chăng việc làm ác của một người ngoài đem đến quả báo ác cho họ (người phụ nữ) còn mang đến quả báo ác cho người khác (người thuyền trưởng)?
Xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2016

Câu hỏi:

Con kính lạy Sư.
Trong giáo lý đạo Phật có nhiều loại nghiệp đan xen với nhau tác động đến chúng sanh. Con xin được hỏi Sư như sau:<p>
Giả sử hằng ngày con giữ giới, cúng dường Tam Bảo, đặt bát chư tăng khi có điều kiện (thường nghiệp). Nhưng rủi thay lúc cuối đời trong giờ phút lâm chung con cháu khóc lóc, con phát sanh tâm ái do quyến luyến con cháu hoặc phát sanh tâm sân do tứ đại phân ly, thân thể đau đớn (cận tử nghiệp). Thần thức của con sa vào cảnh dữ. Tại địa ngục, Vua Diêm chúa sẽ 3 câu hỏi về sanh, lão, bệnh, tử và nhắc các thiện nghiệp có tạo lúc con còn sống không? Nếu thần thức con nhớ được, hoan hỉ với thiện nghiệp của mình đã tạo, lập tức con mạng chung tại đó và sanh vào cảnh giới lành ở nhân, thiên. Suy nghĩ của con hiểu được khi đọc kinh điển không biết có đúng không? Xin Sư từ bi giảng dạy để con bớt hoang mang lo sợ và tinh tấn thêm. Con chào Sư, chúc Sư mạnh khỏe để chỉ dạy cho Phật tử các điều chưa hiểu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-04-2016

Câu hỏi:

Con kính chào thầy.
Kể từ lần trước con nhận được câu trả lời của thầy, con luôn nhớ đến lời thầy, để ý và điều chỉnh hành vi của mình, con cảm thấy khá hơn. <p>
Lần này con có 3 câu hỏi, mong thầy hoan hỉ. <p>
1. Mẹ con đi chợ hay mua tôm tép còn sống về ăn. Ngày trước con cũng vậy vì hồi đó con cũng học tập mẹ con mua đồ tươi sống thì ăn sẽ ngon hơn, nhưng đã lâu rồi con không mua con vật còn sống nữa. Hiện tại con vẫn ở nhà, nhưng mỗi lần mẹ mua con gì còn sống về, bảo con phải làm, mà như vậy đồng nghĩa là con phải "thịt" chúng. Còn nếu con không làm con lại thấy mình bất hiếu với mẹ, nên thỉnh thoảng con bắt vài con đem nuôi hoặc thả đi. Con nên làm sao thưa thầy? <p>
2. Lần trước con có nói với thầy là con bị rối loạn lưỡng cực. Con chấp nhận bệnh của mình và con nghĩ con cũng cần phải song song vừa làm những điều mình cần làm như những người bình thường khác, thì như thế mới khỏi bệnh được. Con muốn lo cho cuộc sống của mình thật tốt, không làm phiền cha mẹ, đồng thời con có thể giúp cha mẹ được phần nào để họ có thể vui... Thật ra là con muốn đền ơn cuộc đời nhiều lắm nhưng con không biết đâu là giới hạn, liệu như thế có phải là con tham lam không khi mà con bị bệnh đó. Hiện tại con vẫn đang phải nhờ cha mẹ giúp đỡ, nên con chỉ có thể làm được những việc nhà, hoặc quan tâm chăm sóc khi cha mẹ trái gió trở trời. Con có thể có mục tiêu mà phải không thầy? Và với con thì mục tiêu như thế nào là khả thi? Con đã thử đặt ra mục tiêu và đã thực hiện một vài bước, nhưng đôi lúc vẫn thấy không rõ ràng. <p>
3. Trước đây con có nghe một số thầy giảng về cõi vô hình, và vì không biết rõ nên con sợ, thỉnh thoảng khi con bất an có những hình ảnh làm con sợ thì con rải tâm từ và lúc đó con tự nghĩ rằng: họ cũng như mình thôi nên không gì phải sợ, và nếu họ không có thật thì mình không nên sợ làm mệt mỏi, nếu có thật mình lại càng không nên sợ như thế sẽ không tốt. Gần đây con nghe thầy giảng về cõi vô hình rồi con lại hay bị thu hút bởi những ý nghĩ đó, tự nhiên con rất nhạy cảm và có những nỗi sợ hãi nữa. Khi đó con lại "cảm nhận sự thở" để bình yên hơn, và ám thị "không có tâm thức nào có thể thay thế tâm thức tôi" nhưng sau đó con vẫn lo lắng: liệu mình có bị ảnh hưởng gì không khi đã đến những nơi vắng vẻ? và mình bị bệnh thế này thì những lúc bất an làm sao có thể bảo vệ được mình? Một số thầy khuyên con không nên mặc áo trắng, áo đỏ, thả tóc ra đường buổi tối, có thầy khuyên con không mặc áo xanh, không nên đến đình miếu, chỉ có thể đến chùa. Rồi con nghĩ: kể cả có điều gì xảy ra thì mình vẫn nên có tâm từ như thầy dặn. Nhưng con lại nghĩ: thái độ mình yếu và không ổn định như vậy thì có đủ...? Điều này mơ hồ quá con cảm thấy không an chút nào. <p>
Con hỏi dài quá mong thầy không phiền và chỉ bảo giùm con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2016

Câu hỏi:

Thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Con biết là thầy đang bận rộn hoằng pháp ở nước ngoài, mong thầy luôn khỏe để hướng dẫn chúng con. <p>
Con xin thầy chỉ dạy về nghiệp báo, theo con hiểu thì con người tạo nghiệp từ thân khẩu ý của mình, được tích lũy vào tạng thức, như vậy một kẻ đánh người thì sẽ có hạt giống đánh người, thì sẽ tiếp tục đánh người... vậy thì cơ chế nào sẽ gặt quả là bị người đánh? <p>
Con xin lỗi vì có thể câu hỏi này là ngớ ngẩn, nhưng quả thực con không hiểu, mong thầy tha lỗi cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2016

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng lão, Kinh Trung bộ, phẩm 38 viết: <p>
"Này A-nan, nếu cái thức này không giáng nhập vào bụng người mẹ thì danh-sắc có hình thành trong bụng người mẹ không?
- Bạch Thế Tôn, không". <p>

Như vậy, sau khi chết, thức đi tái sinh. Xin thầy chỉ dạy cho con là có bài kinh nào nói rằng Nghiệp cũng đi tái sinh hay không? <p>

Con chân thành biết ơn sự chỉ dạy của thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-03-2016

Câu hỏi:

Kính chào Thầy, <p>
Xưa nay con tin vào thuyết nhân quả, nghiệp lực. Nhân nào quả đó không trốn chạy đi đâu được. Nhưng sau khi tìm hiểu về lý duyên khởi con có thắc mắc là để một nhân thành quả phải cần nhiều điều kiện (trùng trùng duyên khởi), vậy thưa thầy có khi nào nhân không thành quả không? <p>
Sự tương quan giữa nhân quả, nghiệp lực và duyên khởi như thế nào? <p>
Xin thầy hoan hỉ cho con vài lời khuyên. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »