loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 232 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nghiệp, sinh mệnh & định mệnh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-03-2013

Câu hỏi:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. <p>
Kính bạch Thầy, con có một câu hỏi, kính mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.<p>
Một gia đình có rất nhiều con, nhưng một đứa trong số những người con bị bệnh nhiều, bệnh từ khi còn bé. <p>
Nếu hiểu theo sự vận hành của nhân quả thì người con này đang trả quả của nhân sát sanh quá nhiều (theo Kinh Địa Tạng) trong quá khứ đã gieo nên khiến cho kiếp hiện tại anh ta bị bệnh lề mề từ nhỏ tới lớn. Thế nhưng, người thế gian lại cho rằng người con này đã gánh nghiệp bệnh cho tất cả người thân trong gia đình. Và thỉnh thoảng người mẹ vẫn thường hay nói rằng: các anh chị em nên thương người nhiều bệnh này hơn, vì người này đã chịu nhiều thiệt thòi nhất.<p>
Vậy con phải giải thích với người hỏi như thế nào? Con chỉ có thể giải thích theo nhân quả mà thôi.<p>
Con kính mong Thầy chỉ dạy thêm cho con.
Con thành kính tri ân Thầy
Con Như Tường

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi, thế nào là tạo nghiệp? Khi nào thì gọi là tạo nghiệp, nói cách khác, làm thế nào để nhận biết rằng mình đang tạo nghiệp? <p>
Con xin cám ơn thầy và chúc thầy vui khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con bị vẹo vách ngăn mũi đã mổ rồi nay lại tái phát và có chỉ định mổ tiếp, trong khi con đang phân vân không biết có nên không, thì con nghe nói đọc Chú Đại Bi có thể tiêu trừ nghiệp chướng, kính xin Thầy chỉ dạy cho con, con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Từ lúc con nghe Thầy giảng, và con đã nhận ra phần nào lẽ thật trong cuộc sống, nên tâm con dần chấp nhận tùy duyên thuận pháp, cũng chính từ lúc ấy cuộc sống của con gặp rất nhiều trở ngại, từ trong gia đình, đến ngoài xã hội, ồ ạt kéo đến với con, nhiều lúc làm cho con tưởng như không trở minh nổi nữa, con quan sát tâm mình, dùng tâm tình hồn nhiên của một đứa trẻ để đón nhận sự việc mà tùy duyên thuận theo pháp vận hành, nhưng con thấy tâm con có lúc đón nhận được, có lúc con thấy lo lắng lắm, mà ngay khi đó chuyện con đang lo nghĩ là cho người khác, vậy tại sao lo nghĩ cho người khác mà tâm lại bất an? Con kính mong THẦY chỉ dạy cho con, con cảm đức Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, thường trong cuộc sống hôn nhân, quan niệm của Cha Mẹ là chọn tuổi phù hợp để dựng vợ gả chồng cho con cái.

Kính xin Thấy cho biết việc này có đúng không và có phải là mê tín không? Bởi vì đâu phải ai cũng hợp tuổi, hợp mạng là sống hạnh phúc và giàu sang.<p>

Các ông Thầy phong thủy thường không cho người nam tuổi Thìn 36 tuổi lấy người vợ tuổi Mão 37 tuổi vì họ nói 2 tuổi này khắc mạng nên một người phải chết (mạng thổ và mạng thủy khắc nhau). <p>

Kính nhờ Thầy giúp con, thành kính cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-07-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có một người bạn hỏi con rằng: "Nghiệp có phải là duyên và duyên có phải là nghiệp không?". Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2012

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy cho con hỏi:<p>
1. Danh và Sắc đều là do nhân duyên sinh khởi vậy thì tính cách, sinh nghiệp hay số mệnh của một người cũng đều như vậy. Cho nên khi một người có tính cách không tốt không phải là vì họ như thế mà là do vô minh và vì thế nên "Không có ai cả". Điều người tu cần phải làm là quán xét để thấy rõ sự thật, không còn dính mắc chứ không cần phải thay đổi làm gì, vì thay đổi là còn có mong muốn có phải như vậy không thưa Thầy?<p>
2. Tu cốt yếu là ở Tâm chứ không phải ở Tướng, vì Tâm làm chủ, có tạo nghiệp, có giải thoát được hay không cũng là ở nó. Khi Tâm không còn dính mắc thì đó là Niết Bàn, tịch tịnh, vô vi, vô tác, vô cầu có phải không thưa Thầy?<p>
Con xin cảm ơn Thầy đã chỉ dạy và tiếp tục mong được sự chỉ dạy của Thầy. Con cảm ơn Thầy và chúc Thầy sức khỏe!<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-02-2012

Câu hỏi:

Mô Phật con xin hỏi: Câu hỏi của hành giả đã gửi ngày 01-02-2012 có hơi nghiêng về thường kiến không? Nghiệp thì đâu phải cố định mà không chuyển được? Ngay đó CHUYỂN hay không thì chỉ có TUỆ, sáng suốt, định tĩnh, trong lành mới nhận chân được phải không thưa Thầy?
Con xin thành tâm cám ơn thầy! Dù ít gặp thầy, nhưng lành thay là qua các bài giảng, mục hỏi đáp, và những cuốn sách quý giá của thầy con đã đọc, nghe và tự đưa mình ra khỏi rừng hỏa mù... Con xin kính lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-02-2012

Câu hỏi:

Kính thầy và đạo hữu có lời khuyên “Tu là chuyển nghiệp” trong mục Hỏi Đáp ngày 31/01/2012. Câu “Tu là chuyển nghiệp” rất dễ bị hiểu lầm vì tu theo nguyên lý: Tùy duyện thuận pháp vô ngã vị tha thì chỉ cần điều chỉnh nhận thức và hành vi, là sống với nghiệp quả hiện khởi nơi pháp đang là mà không để bản ngã xen vào. Và đối với nghiệp quả thì chỉ nên có thái độ thiện hoặc duy tác là được. Còn chuyển là sửa đổi nghiệp quả thì không phải vì nghiệp quả là do nhân quá khứ mà khởi sinh thì làm sao thay đổi được. Đã tạo nhân thì phải nhận quả không ai cải sửa được! Duyên khởi hay nhân quả là vậy, chỉ còn việc tiếp nhận quả bằng thái độ nào: bình thản, tham đắm, sân hận hay si mê? Để sẽ trổ quả giải thoát, quả lành hay quả dữ mà thôi. <p>
Kính thầy và đạo hữu, chúng tôi có đôi lời bộc bạch chỉ mong làm sáng tỏ một vấn đề dễ bị hiểu lầm, giúp nhau tránh sai lệch. Mong được sự lượng thứ và lời giáo huấn của thầy.<p>
Kính bạch.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-12-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy,

Trong một buổi thiền đàm với các doanh nhân và trí thức ở thành phố vừa qua, con trình bày về ứng dụng thiền trong doanh nghiệp, và sau đây là một số câu hỏi chính của họ, mặc dù con đã trả lời nhưng xin thầy chỉ dạy thêm:<p>

1. Có cuốn sách nổi tiếng viết: “Làm theo sở thích sẽ sống lâu hơn”. Vậy chúng ta nghĩ sao khi Đạo Phật có vẻ ép mình phải bỏ đi một số sở thích bất thiện? Đời sống giống như quả bóng, phải chăng nếu ép bên này thì bên kia phình ra to hơn?<p>
2. Một doanh nhân thì phải đặt mục tiêu nhưng hướng vọng, nhiệm vụ và tiêu chí có vẻ giống như tham sân si trong nhà Phật như vậy phải giải quyết ra sao? <p>
3. Khi thiền hơi thở có nhiều phương pháp khác nhau vậy phương pháp nào là tốt nhất? <p>
4. Đởi sống của mỗi người có phải đã được an bài hay lập trình sẵn không? Vậy thì phấn đấu để làm gì? Có thay đổi được gì không? <p>
5. Doanh nhân là phải phấn đấu, tâm tĩnh lặng rồi thì làm sao phấn đấu? <p>
6. Trong thận trọng, chú tâm, quan sát thì thận trọng có vẻ ép quá có nên đổi lại là trọn vẹn không?<p>
Thành kính cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »