loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-11-2010

Câu hỏi:

Bạch thầy, xin thầy giới thiệu vài trường phái thiền hiện nay mà thầy tâm đắc nhất để chúng con có thể nương theo tham cứu học hỏi. Xin thầy hoan hỷ chia sẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2010

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy! Lúc trước con có ngồi thiền, nhưng bây giờ thì con không ngồi được vì không có thời gian. Nhưng khi con làm bất cứ một việc gì thì con lại chú tâm, quan sát. Vậy nó có ảnh hưởng đến trình độ thiền của con không nếu con chỉ thận trọng, chú tâm, quan sát trong khi làm và không ngồi thiền thường xuyên? Con kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-10-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
1. Căn cơ hay trình độ Tâm của một người có liên hệ gì với Hệ số thông minh (IQ) không? Một người thông minh, có trình độ cao (tiến sĩ, giáo sư) khi gặp duyên tu học thì sẽ tiến bộ nhanh hơn người bình thường? Vì nếu có IQ cao thì học pháp sẽ hiểu nhanh hơn, áp dụng ít sai hơn v.v...?
2. Một người có tính cách hướng nội sẽ dễ tu hành hơn hướng ngoại phải không Thầy? Con thấy là bằng cách giảm bớt các mối quan hệ xã hội thì Tâm ít bị phân tán, dễ tu thiền hơn.
Con kính xin Thầy minh giải.
Con cám ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2010

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, theo con biết là cái gì sinh thì nó sẽ diệt, vậy thầy cho con hỏi Chánh Pháp có thể diệt không? Nếu Chánh Pháp bị diệt thì tại sao mọi người lại tu tập theo Chánh Pháp đó bởi vì cái gì sinh diệt cũng chính là ảo ảnh. Xin thầy giải thích cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
1.Trước đây con thực hành Thiền theo Pháp Lý Vô Vi Khoa học Huyền Bí Phật Pháp. Hiện nay con đã chuyển sang thực hành Thiền Minh sát; nhưng một số thói quen cũ đôi khi vẫn còn như: khi đang ngồi thiền thì đỉnh đầu có cảm giác rút rút làm cho con dễ bị lôi cuốn vào đối tượng này. Nếu con không chú ý thì một lúc sau sẽ hết.
2. Khi bắt đầu ngồi Thiền con hít thở sâu 3 lần bằng bụng, sau đó mới ngồi bình thường.
Kính xin Thầy chỉ dạy hai điều trên đúng hay sai và con nên làm thế nào? Con rất cám ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-09-2010

Câu hỏi:

Con nghe nhiều vị giảng sư thuyết pháp rất hay, nhưng làm sao để biết vị ấy giảng đúng hay sai? Xin thầy chỉ dẫn cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2010

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con có quen một người bạn và người ấy có nói rằng: "Việc ngồi thiền không phải cốt yếu là ngồi lâu, nếu một người ngồi một giờ đồng hồ mà tâm loạn hay hôn trầm thì không bằng một người ngồi 30 phút mà tâm nhiếp được trong thiền định." Do đó người bạn này chỉ ngồi 30 phút và hướng dẫn cho những người khác mới tập cũng như vậy.
Con thầy rằng điều đó đúng chứ không có gì sai. Nhưng con nghĩ rằng: Nếu một người ngồi thiền cũng chừng ấy thời gian, mà tâm họ loạn thì vẫn thua một người cố gắng ngồi một giờ mà thỉnh thoảng tâm họ vừa có an định vừa có loạn chứ!
Hơn nữa nếu một người ngồi được 30 phút mà tâm họ an định được, thì chắc chắn người này có khả năng ngồi được lâu hơn nữa chứ không chỉ giới hạn trong 30 phút.
Bởi vì khi tâm có an định thì đồng thời có khinh an, mà đã có khinh an thì cũng phát sinh hỷ lạc và họ cảm thấy không còn đau đớn về thân, do đó có thể ngồi kéo dài thêm vẫn được!
Hơn nữa, với kinh nghiệm của bản thân, thì con thấy rằng khi mới bắt chân vào ngồi thiền thì những giây phút đầu tiên, tâm rất khó yên tĩnh. Nhưng càng về cuối, nhất là từ 30 phút trở lên thì tâm con mới có phần làm chủ được và yên lắng hơn.
Như vậy, việc tu thiền không quy định ở thời gian nhiều hay ít, mà quan trọng là sự khéo léo, uyển chuyển của mỗi người, để tìm cho mình một sự tĩnh tâm sáng suốt và đạt được chánh niệm tỉnh giác. Còn việc người ấy đạt tới đâu là do kinh nghiệm của tự thân và tự biết lấy, chứ người ngoài làm sao thấy được để mà so sánh hơn thua!
Con có những thắc mắc như vậy, kính nhờ Thầy chỉ dạy thêm để chúng con tu tập có kết quả hơn. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, nếu thiền được thúc đẩy bởi một động cơ thành tựu thì không phải là thiền thực sự mà chỉ là tạo tác của tham sân si. Vậy tại sao đức Phật lại hứa hẹn rằng nếu kiên trì tập luyện Tứ niệm xứ 7 năm, 7 tháng, 7 ngày... thì sẽ đạt quả vị này quả vị kia? Chẳng phải như vậy sẽ tạo nên một động cơ, một thành tựu (achievement) cho người tu tập theo đuổi sao? Xin thầy giải nghi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có đôi điều mong được thầy giải đáp. Thứ nhất là nhiều khi con thấy xấu hổ và hối hận về những việc trong quá khứ do sinh những tâm sân, si, mạn, nghi. Điều này khiến con lo lắng bất an vậy làm sao để hết? Thứ hai là với một đời sống bận rộn như con phải học 15, 16 tiếng mỗi ngày thì con nên dành ra bao nhiêu tiếng để ngồi thiền là hợp lý, cũng như nên ngủ bao nhiêu tiếng một ngày để giữ tỉnh táo mà không bị rơi vào giải đãi? Thứ ba là khi làm những công việc về trí óc đòi hỏi suy nghĩ nhiều thì con làm sao có thể tập trung được vào hơi thở để giữ chánh niệm, hay là do con hiểu sai ạ? Con hỏi có gì sai sót xin thầy chỉ dạy. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-07-2010

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con rất thích hai câu thơ của Thầy:
"Tự do là ung dung trong ràng buộc.
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau"
Thưa thầy, hai chữ "ràng buộc" trong câu đầu phải chăng là nhân quả, nghiệp duyên, hay một ý khác là định mệnh? Và tất cả các pháp sinh ra đều có tính tương tác, ràng buộc lẫn nhau trong một qui định chặt chẽ mà chúng ta không thể cố gắng thoát ra bằng bản ngã. Chỉ có như thị, chấp nhận không điều kiện, không động cơ, thì khi đó mới được tự do hoàn toàn?
Kính thầy khai thị cho con!

Xem Câu Trả Lời »