loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-10-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con xin chia sẻ một vài quan sát của con gần đây ạ:
Trước nay con có học đôi chút về Nhân tướng học nhưng càng tìm hiểu thì con càng thấy sự nguy hiểm của cái học đó trên con đường Đạo (dĩ nhiên nó cũng có mặt tốt nếu biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ).

Sáng nay khi con ngồi ở quán cà phê, con thấy có một nhóm người ăn chơi, cười đùa... con quan sát họ và cái trí bắt đầu tập hợp các dữ liệu bên ngoài và dựa theo nhân tướng học mà nó đã học được, từ đó cái trí hình thành những kết luận, đánh giá: "Mấy người này ăn chơi như vậy, thảo nào nhân tướng họ...", và đi kèm với cái kết luận này là sự khinh khi và ngạo mạn.

Giây phút khi con quan sát thấy tiến trình tâm này, con thấy cái học Nhân tướng như con dao hai lưỡi vậy, nó rất dễ tạo ra những bức màn và dĩ nhiên là chồng lền những bức màn vốn đã sẵn có nơi con, từ đó mà có những kết luận, đánh giá hết sức vội vàng và thiếu sót, khi gặp những người nhân tướng tốt, rất dễ sinh lòng ghen tỵ, đố kỵ hay tự ti; khi gặp những người có nhân tướng xấu lại sinh lòng khinh khi, xa lánh..., nó làm chia rẽ, phân biệt giữa người với người hơn là thấu hiểu và cảm thông.

Con người ta dường nhiên thật khó để tương giao thực sự với nhau, vì hầu như ai ai cũng tự dựng lên trước đôi mắt mình những bức màn, bức màn của kinh nghiệm, của kiến thức, của quá khứ, của những kỳ vọng... và có lẽ, những xung đột, mâu thuẫn hay đau khổ của con người cũng từ đó mà ra...

Con xin chia sẻ sự quan sát của con về mặt trái khi con học Nhân tướng như vậy. Nếu trong quan sát của con có những thiếu sót mong Thầy từ bi chỉ dạy.
Thành kính cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi: Có những lúc con không chủ ý vào định nhưng định tự đến ví như: khi đi ngoài đường, khi ngồi một mình, khi đọc kinh, thân thể mệt muốn buông xả nằm ngủ, khi bệnh, khi tâm không trụ vào hơi thở hay bất cứ thứ gì. Đôi khi nó mãnh liệt đến nỗi con nằm thôi mà đầu như nứt toác ra kiểu thay xương, mồ hôi nhễ nhại. Chủ ý xả thì nó ra không thì nó cứ vậy. Ra khỏi nó thì tinh thần trở lại bình thường đôi khi tự dưng lại thấy ra một điều hay ho mà không hiểu tại sao lại thấy. Thường thì con kệ nó cứ buông xả thôi. Nhưng thầy cho con hỏi nó là gì.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Con thưa thầy,
Thầy ơi nhà con có người thân mới mất. Con đang định đốt quần áo của người thân ạ. Con nghe nói là không được đốt gần nghĩa trang và người nhà không được ở đó lúc đốt ạ. Con xin thầy chỉ giúp con nên hóa quần áo của người thân đã mất của con ở đâu là tốt nhất và con có nên làm gì thêm trong lúc đốt không ạ.
Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Kính thưa thầy con có một câu hỏi bấy lâu con cứ thắc mắc trong lòng mà nó cũng là khó khăn hiện tại của con ngay bây giờ. Con có nên thay đổi môi trường tu học hiện tại hay kiên nhẫn với hoàn cảnh nơi con hiện đang tu học không và trong trường hợp nào thì mình chọn thay đổi ạ, con đang rất bối rối thi thoảng con có cảm giác mình phản bội lại thầy bổn sư của mình?
Con kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy đã chỉ dạy ạ!
Kính bạch Thầy!
Như vậy là con hiểu Khổ đế trong Tứ diệu đế và Khổ đế trong kinh Đại niệm xứ là một, điều này chưa đúng phải không Thầy?
Khổ đế trong Tứ diệu đế là cái khổ tâm lý, là một loại trong ba loại khổ mà kinh Đại niệm xứ nói đến
con hiểu vậy là đúng chưa ạ?
con xin cảm tạ Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Con đảnh lễ sư Ông,
Con được học và cũng có một chút trải nghiệm tự thân, con muốn trình pháp với sư ông. Khi con thư giãn, buông xả, tỉnh táo thì con không thấy cái gì liên quan quá khứ hay tương lai cả, mọi thứ như ở hiện tại sư ông ạ. Ví như con bị vọng tưởng ở tương lai, khi con không tỉnh, không biết, thất niệm thì nó ở tương lai, nhưng khi con tỉnh ra thì nó lại ở hiện tại, đang là, quá khứ hay những pháp hiện tại cũng thế, con không biết miêu tả như nào cả. Vậy quan trọng là thấy ra, tỉnh ra hay không thôi chứ các pháp vẫn đang là hiện tại à sư Ông, không biết nhận thức con vậy có chân chánh không? Hay đó là pháp mà sư ông hay nói là Phi Thời Gian ạ? Xin sư ông khai thị cho con.
Con chúc sư Ông nhiều sức khoẻ, an vui ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy, nay con vừa có suy nghĩ này xuất hiện trong đầu, con xin trình lên đây ạ.
Trước đây khi đọc về hai cực đoan mà đức Phật đã chỉ ra đó là đắm chìm trong dục lạc và khổ hạnh cực đoan. Lúc đó con đã nghĩ đắm chìm trong dục lạc nghĩa là thoả mãn những khoái cảm về cảm giác mà người đời hưởng. Nhưng suy xét về việc liên quan tới người xuất gia là gì? Con đã tự hỏi câu này một thời gian, thì hôm nay con nhận ra đó là các tầng thiền. Khoái cảm được thoả mãn bằng vật chất thế gian đó là vậy. Nhưng cái cảm giác đắm trong các tầng thiền nơi người xuất gia tu hành lại hoàn toàn khác. Một cái thô, còn cái kia là cái vi tế. Dạ, đó là suy niệm về dục lạc, mà hôm nay con vừa ghi nhận ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Con đảnh lễ Sư ông. Vợ chồng con nghe pháp và tu tập theo lời Sư ông dạy. Con xin trình pháp để được sự chỉ dạy của Sư ông.
Về con, chỉ cần buông tâm rỗng lặng là con thấy khí, gió ở mặt, mũi, đầu,cổ họng càng tĩnh lặng luồng khí càng mạnh, tràn khắp xuống bụng.
Về chồng con, anh lại hay có trải nghiệm bay đi đến một không gian khác, hay thấy cảnh đẹp, rồi phồng to lên trần nhà… khi thấy nhẹ lâng lâng là anh tỉnh giác k để đi nữa, như vậy có là ức chế, không tự nhiên không ạ? Khi sinh hoạt bình thường thì anh vẫn thấy luồng gió mát lạnh trên đỉnh đầu, có khi the mát như ăn mù tạt vậy á Sư ông.
Vợ chồng con xin thỉnh pháp Sư ông ạ
Con xin tri ân Sư ông. Mô Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, có điều này con mãi chưa hiểu thông, Kính mong Thầy chỉ dạy giúp con ạ:
Trong kinh Đại Niện xứ có nói về Khổ đế: Sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ...
Mà theo con hiểu thì đây là cái khổ tự nhiên, không phải cái khổ do Ái dục tạo ra, nên đây (Sinh lão bệnh tử) không phải Khổ Đế
Kinh Đại niệm xứ nói Sinh lão bệnh tử là thuộc Khổ đế ạ? con chưa hiểu chỗ này. Kính mong Thầy chỉ giúp cho con được hiểu ạ
Con thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2022

Câu hỏi:

Dạ con xin trình pháp với Thầy ạ,
Nhờ nghe pháp Thầy và tu tập mà con thấy ra, Tục đế và Chân đế là ko thể tách rời, con không còn cố gắng loại trừ bản ngã vì con thấy nó không còn ảnh hưởng tới cái thấy, cái biết của con nữa. Con nhờ Tục đế mà thấy rõ được Chân đế, cái đang là, thấy rõ các pháp, khi thấy ra rồi con chấp nhận nó như chính nó đang là mà không còn một cái ta nào áp đặt lên nó nữa. Con cũng là một pháp, con và các pháp như cây cam và cây bưởi, có tiến trình của riêng mình, con không còn ý muốn can thiệp, thay đổi khác đi tiến trình của các pháp khác. Cũng không còn muốn mình khác đi nữa mà chấp nhận mình như mình đang là, để học tiếp những bài học cần học.
Con xin tri ân Thầy ạ, nguyện cho mọi người sớm thấy được đạo và học ra bài học của chính mình.

Xem Câu Trả Lời »