loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-12-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa Thầy khi con ngồi thiền, con quan sát giữa pháp trần và trạng thái rỗng lặng trong sáng, sau đó vọng tưởng ít dần, cơ thể nhẹ nhõm, hơi thở nhẹ nhàng, và con giữ chánh niệm trước mặt, 1 cảm giác mình nhập vào trạng thái định, thanh tịnh rỗng rang, vọng tưởng biến mất, chỉ có cái biết đó. Đôi khi có những vọng tưởng hiện lên rồi chấm dứt rất nhanh con đều thấy, những câu nói độc thoại cũng vậy. Con xin gửi thầy những trải nghiệm của con, mong thầy soi sáng cho con hiểu rõ thêm ạ. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Đầu thư con xin được chúc Thầy thân tâm thường lạc, luôn mạnh khỏe để chúng con có nơi nương tựa tâm linh. <p>
Thưa Thầy, gần đây tâm con còn nhiều nghi hoặc và bất an. Lý do là trong mấy năm gần đây gia đình họ hàng con người thân cứ lần lượt ra đi. Mọi người hốt hoảng lo sợ, rồi đi xem "Thầy". Họ bảo gia đình con bị trùng tang, phải cắt trùng ngay nếu không sẽ còn có người mất nữa trong thời gian sắp tới. Hôm nay mọi người đi làm lễ giải hạn về và mang nguyên cả một con lợn quay về để thắp hương tổ tiên. <p>
Thưa Thầy! Với kiến thức Phật Pháp của con thì con hiểu mỗi người sinh ra đời thì sống chết là do nghiệp nhân mình tự tạo, và đã là gia đình thì phải có chung một cái nghiệp gọi là cộng nghiệp. Con không hoang mang lo lắng vì gia đình xảy ra nhiều chuyện tang thương, bản thân con cũng chưa hề muốn đi xem bói. Con chỉ thấy rằng dù làm gì thì làm nhưng cứ sát sanh loài vật để giải tỏa nỗi lo tâm linh thì ngay đó đã là sai trái và tạo thêm nghiệp xấu rồi. Con buồn vì khi mình nói ra những điều con biết thì mọi người có vẻ không quan tâm, họ chỉ lo làm thế nào để hết cái hạn, nhưng thay vào đó lại vô tình tạo nghiệp để chịu khổ quả sau này. <p>
Và thưa Thầy, cho con được hỏi. Có hay không việc vong linh người mất đòi hỏi phải cúng thịt chúng sanh cho mình vào các ngày lễ, ngày giỗ? Giả như có việc này thì khi sát sanh thì tội nghiệp sẽ thuộc về ai, người đã mất hay người trực tiếp ra tay sát sanh? Và những người có khả năng cắt trùng này là những người thuộc cõi giới nào? Bởi con thấy họ có năng lực đó thật nhưng những điều họ bảo mình làm lại không đúng với thiện pháp. <p>

Con xin Thầy giải nghi cho con. Con cảm ơn vì Thầy đã lắng nghe con tâm sự.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2014

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy. <p>
Với "Tuệ tri như thị" mà thầy chỉ dạy chúng con ngày hôm qua, chúng con cứ Y NHƯ Pháp sống Tùy Pháp Hành, ví như khúc gỗ không tắp vào hai bờ, không mục nát, đắm chìm và không bị vớt đi, nó cứ thuận lưu về biển cả tự nhiên ạ. Sādhu lành thay! Con tạ tri ân Thầy đã điểm THỊ đúng huớng cho chúng con theo. Namo Buddhāya! Con kính lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Trong gia đình, mình có nên lập bàn thờ cửu huyền thất tổ không, thưa Thầy? Nhiều thầy cô khuyên con ngoài bàn thờ Phật, nên thờ thêm bàn thờ cửu huyền thất tổ trong nhà để hàng ngày tu tập, tổ tiên trong giòng tộc cũng nhờ đó mà được lợi ích. Con thấy cũng có lý, nhưng lại không hiểu lắm về ý nghĩa thờ cửu huyền thất tổ là thế nào. Xin Thầy giúp chúng con hiểu rõ thêm về ý nghĩa thờ cúng này. Con Xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Con là một Phật tử ở Huế, duyên lành đã đến với con từ khi con đọc bài thơ của Thầy nhân dịp con đến viếng thăm tháp Ngài Hộ Nhẫn cách đây gần một năm, con xúc động lắm. Cũng từ đó con lên mạng và tìm nghe được những bài pháp của Thầy, đọc những bức thư thầy và trò. Thưa Thầy, con thật không biết nói gì hơn ngoài lòng tri ân vô cùng của con gởi đến Thầy. Con được biết là hằng năm Thầy sẽ về Huế nên con có nguyện vọng thiết tha được gặp Thầy trong dịp sắp đến. Con có lời thỉnh cầu là nếu Thầy về Huế thì cho con được biết thời gian và có cơ hội được gặp Thầy. Con thành kính đánh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2014

Câu hỏi:

Cho con hỏi một câu, vì con chưa thỏa mãn khi đọc về học thuyết vô ngã trọng yếu của Phật Giáo. Nếu đã vô ngã thì làm sao để giải thích sự luân hồi? Cái gì để tiếp tục luân hồi? Mong được giải đáp. Con xin cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2014

Câu hỏi:

Thầy kính! Đọc câu hỏi của một bạn gửi thầy ngày 1/12/2014: "Khi con ngồi thiền, tai con nghe tiếng, trong đầu con tự nhắc mình là "tai nghe tiếng", rồi liền đó thì thấy hơi thở vô, trong đầu con lại nghĩ "hơi thở vô". Con thấy mình không theo kịp thân, thọ và tâm, rất là căng thẳng thưa thầy. Có phải việc con nhắc lại trong đầu như thế là thừa phải không ạ, chữ "biết" hình như không phải là nhắc thành câu như vậy?"
Trước đây con cũng bị vướng tương tự thế này và đã được thầy chỉ dạy "thận trọng chú tâm quan sát nhưng không có người quan sát", con đã hiểu và hôm nay xin chia sẻ thêm với bạn này, có gì sai sót xin thầy chỉ dạy thêm! <p>
"Khi con ngồi thiền, tai con nghe tiếng, trong đầu con tự nhắc mình là "tai nghe tiếng"" Đây chính là "cái ta lý trí" của bạn đó! Cái ta lý trí này lúc nào cũng nói oang oang trong đầu và huyên thuyên đủ thứ chuyện "mình nên ...", "mình phải...", "sao mình làm vầy..." thậm chí là "mình phải theo lời thầy Viên Minh dạy, phải..."! Bạn trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thì cái ta lý trí đó sẽ tự biến mất, khi đầu óc bạn dừng lại mọi suy nghĩ, chỉ còn sự nhận biết tại đây và bây giờ, trong mọi hoàn cảnh bạn sẽ thấy một sự tĩnh lặng không ngờ! <p>
Con cảm ơn Thầy, con chúc Thầy và mọi người mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2014

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, <p>
Con vừa đọc thư thầy trò số 61 và chiêm nghiệm câu: “Tâm thanh tịnh là giới, tâm bất động là định, biết tâm thanh tịnh nhưng không sinh tưởng thanh tịnh, biết tâm bất động mà không sinh tưởng bất động, cho đến thiện ác đều phân biệt được nhưng vẫn tự tại, trong đó không bị nhiễm, đó gọi là tuệ”. Từ những trải nghiệm thời gian qua của con, con xin được trình lên sư ông để Người điều chỉnh và chỉ dạy con thêm. <p>

Con nhận thấy hoàn cảnh bên ngoài có thể là thanh tịnh hay náo nhiệt. Điều này rõ ràng do nhân duyên tạo thành. Nhưng cái gọi là tâm thanh tịnh, tâm tán loạn, tâm bất động hay tâm động thật ra cũng là những trạng thái tâm do duyên tạo thành. Nếu điều chỉnh, ứng dụng đúng tốt thì trạng thái tâm sẽ không bị chuyển bởi hoàn cảnh. Ngược lại nếu thiếu yếu tố tỉnh thức thì tâm sẽ duyên với cảnh và bị cảnh chuyển. Nhưng trạng thái tâm thì vẫn là do tạo tác, có điều kiện, có nhân duyên mà phát khởi nên vẫn phải sinh diệt. (Con vừa nhận thấy điều này nhưng không biết có chi sai lạc không!) Quan trọng nhất vẫn là thái độ đối với các trạng thái này. Và đó chính là vế “biết tâm thanh tịnh nhưng không sinh tưởng thanh tịnh, biết tâm bất động mà không sinh tưởng bất động, cho đến thiện ác đều phân biệt được nhưng vẫn tự tại, trong đó không bị nhiễm, đó gọi là tuệ”. Thái độ tâm giải thoát sẽ có thể chấp nhận được tất cả trạng thái tâm một cách bình đẳng, không thủ xả. Thái độ này ví như đầu hàng 100%, không đánh không đỡ. <p>

Trên nguyên lý thì con tạm hiểu như vậy nhưng khi đưa ra ứng dụng trong cuộc sống thì con lại vẫn phải quên luôn nguyên tắc này, nếu không thì lại rơi vào thủ xả và cái bẫy của tư tưởng. Con từng loay hoay trong việc nhớ, vận dụng lời dạy của sư ông, của kinh sách vào cuộc sống nhưng rồi con thấy bằng cách ấy con vẫn đang dùng tư tưởng đánh tráo thực tại một cách tinh vi. Trong sự sống đang diễn ra quanh con, không có thêm chỗ cho giáo lý từ bên ngoài nhưng trong bản thân sự sống ấy lại ẩn tàng, lại chính là nơi mọi giáo lý, nguyên lý vận hành. Đó phải chăng là chỗ mà chư Phật và sư ông muốn chúng con trở về! Xin sư ông chỉ dạy thêm cho con nếu do vô minh mà con lại quáng quàng kết luận sai lầm. (Thật ra thì càng ngày con càng thấy khó khi phải diễn tả lại điều con thấy biết vì chính lúc ấy sự thật nơi con, quanh con đang bị che lấp. Có phải con mâu thuẫn quá không thưa sư ông?) <p>

Thưa sư ông, trở về với tánh biết chỉ đơn giản là để cái biết tự nhiên diễn ra, không thêm vào bất cứ gì khác thôi chứ không phải là “trở về” đâu cả và cũng không thể có cách thực hành để trở về tánh biết được. Tánh biết như một mảnh đất mà tư tưởng là cây, cỏ, hoa, lá đua nhau mọc lên từ đó. Từ cây cỏ không thể có cách nào biến nó trở lại thành đất nhưng ẩn tàng trong cây cỏ đã có chất dinh dưỡng từ đất nên cũng không cần nhất định phải đốn sạch cây cỏ để chỉ còn lại một mảnh đất trơ trọi. Nếu thấy rõ thì chính cây cỏ hoa lá làm đẹp thêm cho đất mà chưa bao giờ xa rời đất. Đất và cây là bất nhị. Con nghĩ tập quán chiếu cho đến thấy rõ điều này trong từng tư tưởng hàng ngày sẽ giúp con tránh được cái nhìn phân biệt, nhị nguyên cũng như không dính mắc vào bờ "trầm không trệ tịch" hay bờ "buông lung thất niệm". <p>
Con xin thành kính đảnh lễ sư ông từ xa!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Nguời thấy ra Lẽ Thật sau khi nhận biết huyễn vọng liền buông trở về thực tại, sống thuờng thận trọng tỉnh giác ngay thân tâm. Như vậy buớc sơ khởi là ngộ "Thấy Tánh khởi tu" với Chánh kiến (Tri kiến Như thực). Tiếp ngay đó nhập SỰ là sống Thuận y "Pháp hành tiệm tu" xả ly dần các tập khí phiền não ngủ ngầm cho đến xả li đoạn diệt hoàn toàn mê lầm vọng tuởng đạt đến Chánh trí giải thoát, chứng nhập Vô Sinh... Như vậy là đạo lộ giải thoát chân chánh theo bát chánh đạo có phải vậy không thưa thầy? <p>
Con thấy Tổ Huệ Năng tuy đốn lý ngộ còn phải trải nghiệm gian nan 15 năm trong phuờng thợ săn, cũng tương tự con đuờng trải nghiệm SỰ, thực chứng Giác ngộ vậy. Trình Thầy giải cho chúng con tường thực lý "Tùy pháp Hành" ạ. Con đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, kính xin Thầy từ bi khai thị cho con về QUÁN NIỆM CÁI CHÊT. <p>
Mỗi đêm con nằm bất động, để toàn thân thư giãn, nghĩ đến nếu cái chết đến tùy duyên, con không thấy sợ như trước. Con cảm được cái vô thường trong cuộc sống là qui luật tự nhiên. Đau khổ là do tâm sinh từ sự hiện diện của bản ngã. <p>
Con kính mong Thầy chỉ dạy cho con.
Con thành kính đảnh lể Thầy.

Xem Câu Trả Lời »