loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-11-2014

Câu hỏi:

Kính gửi thầy, hôm nay con có đọc Tạp chí Phật giáo Nguyên Thuỷ có nói về sự thành lập Ni đoàn thời Đức Phật. Có 2 điều con không hiểu. Đầu tiên, vì sao Đức Phật lại nói khi cho phụ nữ trở thành Tỳ khưu thì Giáo Pháp tồn tại từ mười ngàn năm giảm xuống còn năm ngàn năm? Kế đến, con cũng thấy có đoạn nói về một vị tôn giả đề ra 8 điều mà Tỳ khưu ni phải làm, trong đó có những điều dường như chèn ép các ni quá. Phải chăng là những điều được trình bày trong phần này bị chi phối bởi hoàn cảnh và quan niệm đương thời về vai trò, vị thế của nam và nữ trong xã hội chưa quân bình? Kính mong thầy chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2014

Câu hỏi:

Con kính đảnh lể Thầy. <p>
Thầy cho phép con được cùng hoan hỷ với lời trình pháp của một bạn đạo gởi ngày 15.11. Khi vừa đọc xong bài ấy con đã tương cảm như chính ý nghĩ của mình. Khi xem Thầy trả lời con càng nổi da gà thêm: <p>
Khi nhận ra tánh biết/
Tánh biết tự sáng trong/
Không người tu người đắc/
Động tịnh đều thong dong. <p>

Con thấy khi hiểu Pháp thì sao đơn giản quá nhưng khi chưa biết sao cứ tìm kiếm cho thêm vào để rồi làm cho rắc rối thêm và cuối cùng thấy mình vẫn phiền muộn khổ đau hoài. Con thật hạnh phúc khi được hưởng ké những hồng ân này. Con không nói hết được lời cám ơn nên mỗi lần thăm Thầy chỉ cầu chúc Thầy được nhiều sức khỏe để chúng con được học hỏi và trải nghiệm vững chải thêm. <p>
Kính Thầy. Con T.N.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2014

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông, con được đọc trong các bài kinh và các tài liệu nói về các quả thánh trong đạo Phật, như bài kinh “Sa môn quả” và bài một số tài liệu ở trang Wikipedia. Thì con nhận thấy là những vị đạt được “Tứ thiền”, và họ có thêm “Tam minh và lục thông nữa” song song với đạo đức hoàn toàn thì họ được gọi là A-la-lán. Nhưng con cũng đọc được là ngoài 4 bậc thiền, còn có 5 bậc định nữa (Không vô biên xứ định → Diệt tận định), trong Tiểu kinh “Rừng sừng bò” thì các vị tôn giả A-la-hán cũng trình với đức Phật về các bậc định kéo dài từ “Sơ Thiền” cho đến “Diệt Tận Định”, thế nhưng tại sao khi 1 vị A-la-hán chỉ cần đạt đến “Tứ Thiền” thôi, mà không phải là “Diệt tận định” ạ? Và cũng trong kinh “Đại Bát Niết Bàn” thì đức Phật cũng nhập xuất các tầng định dài cho đến “Diệt Tận Định”, rồi đức Phật lại xuất nhập cho đến “Tứ Thiền” rồi mới nhập Niết Bàn, con cảm thấy là ở mức “Tứ Thiền” có điều gì đó rất đặc biệt. Con cũng thắc mắc là khi đức Bồ Tát còn ở cung trời, có phải ngài đã chứng A-la-hán và giải thoát vô số kiếp trước rồi không ạ!? Nhưng vì hạnh nguyện độ chúng sanh nên ngài đã trải qua vô số kiếp để đến kiếp cuối cùng đản sanh làm thái tử và chứng quả Phật, cho nên các vị A-La-hán, Độc Giác dù chứng quả bằng như Phật, nhưng không thể nào bằng được 1 vị Phật tại thế được, nên con khó hiểu ở chỗ là nếu một vị A-La-Hán muốn thành một vị Chánh Đẳng Giác ở kiếp vị lai, thì cũng phải trãi qua nhiều kiếp nữa để độ sanh, nhưng nếu trải qua vô số kiếp nữa thì đâu còn gọi là “Vô sanh” không tái sanh nữa thưa sư ông? Thắc mắc của con cũng nhiều, xin sư ông giải đáp giúp con, con thành kính tri ân sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Hòa Thượng, bên cạnh việc thực hành thì con cũng bỏ khá nhiều thời gian ra để tìm hiểu Kinh điển, và con cảm thấy con hơi máy móc và lý thuyết hóa, không uyển chuyển lắm. Dù con biết là Chân lý thì thoát ra ngoài chữ nghĩa, nhưng không biết vì sao con cứ khăn khăn theo trong kinh, trong sách là mới được, và cái ngu lớn nhất của con luôn chấp ý mình, cho mình là đúng, người khác trật. Mà chính điều đó khiến con tự trói mình lại, và bế tắc trong tu tập. Khi con ngồi thiền, hay sinh hoạt trong đời sống, con cũng tự quan sát lấy con, con thật sự không thấy con “đang là”, bởi vì khi con chạy xe, đi bộ, ăn uống, v.v… con cũng tập trung vào việc đó nhưng trong đầu con cứ hiện lên như một đoạn đọc thoại nội tâm như “đang chạy xe à!”, “đang đi bộ à”, v.v.... chứ không phải thấy là một cái biết sáng suốt hay một cái biết khách quan như con được học nữa. Con cúi xin Hòa Thượng cho con lời khuyên ạ! Con xin đảnh lễ Hòa Thượng!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2014

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông, con có ý này chưa hiểu hết, sư ông dạy thêm cho con ạ. <p>
Người vào chánh định thể nhập chơn như tức khắc chân khí sẽ được quy nguyên. Con hiểu theo 2 ý: <p>
1)Nếu mà đang mang bệnh nan y tuổi còn trẻ mà thể nhập chơn như, về thân vẫn phải chịu quy luật hoại diệt nhanh như một người bình thường nhưng phần tâm vẫn rỗng rang nhẹ nhàng giải thoát. <p>
2)Thể nhập chơn như bệnh tật liền được tiêu trừ, cả thân lẫn tâm đồng tương ứng, rỗng rang, nhẹ nhàng giải thoát. <p>
Con thành kính đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con có một vướng mắc về trạng thái của tâm, kính xin Thầy từ bi chỉ dạy! Khi con làm việc hay nghe pháp, con vẫn luôn nhìn thân và tâm kể cả lúc đang nói chuyện với người khác. Con thấy tâm rất an, nó không khởi niệm, kể cả niệm không ngôn ngữ ở mức độ con có nhìn thấy. Nhưng khi con ở không chỉ nhìn tâm và thân thôi thì thấy niệm khởi lên, tuy nhẹ nhàng, thưa thớt nhưng không dứt bặt. Con nghĩ tâm mình vẫn còn cần một chỗ trụ nên thường tùy duyên mà nghe nhạc hay nghe pháp khi rảnh rỗi để cho tâm an. Con không hiểu gì về mức độ định tĩnh của tâm và phải thực hành như thế nào cho đúng? Kính xin Thầy khai thị cho con! Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, kính xin sư ông dạy cho con: Con có đọc lược sử đức Phật Thích Ca. Ngài rời khỏi cung vàng điện ngọc, bỏ tất cả danh lợi tình để tìm đường giải thoát khỏi khổ đau, sinh tử, luân hồi. Sau khi tu nhiều pháp môn không đạt được giác ngộ cuối cùng một đêm Rằm thánh Tư âm lịch ngài ngồi thiền dưới gốc bồ-đề mà thành đạo. Kính bạch sư ông, trong thời đại này, rất nhiều thiện nam tín nữ (trong đó có con) thật tâm muốn theo chân đức Phật Thích Ca để đến nơi đức Phật đến. Nhưng con thật sự không biết phải tu tập như thế nào, vì kinh sách của đức Phật Thích Ca để lại quá nhiều, suốt đời chưa chắc đọc hết, hiểu hết và con cũng không thể lựa chọn trong vô số kinh điển của Phật để tìm cho mình một cách tu vượt thoát khổ đau, sinh tử, luân hồi. Thành tâm mong sư ông chỉ cho con một cách thức tu hành mà đức Phật đã ứng dụng trong đêm hôm đó để đạt đến mục đích mà khỏi phải uổng phí những năm sống trên cõi đời này. Chân thành cảm ơn sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Hòa Thượng, con thường đọc trong kinh, đức Phật thường khen những vị tỳ kheo khéo "điều phục" và "chế ngự", nhưng con lại đọc trong kinh Tương Ưng (Tập 1,Chương 1,Phần 3 Phẩm Kiếm), có 1 bài kệ giữa Thế Tôn và 1 vị chư thiên như sau:
IV. Chế Ngự Tâm (S.i,14)
Chỗ nào ý chế ngự,
Chỗ ấy đau khổ tận.
Ý chế ngự hoàn toàn,
Thoát đau khổ hoàn toàn.
(Thế Tôn):
Không nên chế ngự ý,
Hoàn toàn về mọi mặt,
Chớ có chế ngự ý,
Nếu tự chủ đạt được.
Chỗ nào ác pháp khởi,
Chỗ ấy chế ngự ý.
Con cúi đầu xin Hòa Thượng giải đáp giúp con bài kệ này ạ. Con xin đảnh lễ Hòa Thượng!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2014

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông. <p>
Cách đây 10 hôm bên cạnh nhà con có đám cưới, ca hát loa đài ầm ĩ, lúc đó con thấy khó chịu lắm, nhớ lời sư ông dạy cái ta với khó chịu, cứ trọn vẹn với đang là thì làm gì có ngã mà khó chịu, thế là con mỉm cười ứng dụng theo, tùy thuận nó nghe với tâm bình thản, đôi khi thoáng một chút vui với nó, vậy rồi con ngủ lúc nào không hay. <p>
Từ hôm đó tới giờ con thật dễ dàng cho tất cả những thứ gọi là bất bình, bất mãn, bất như ý mà không cần dụng công lấy hay bỏ, chỉ thấy như nó đang là. Đôi khi con tự mỉm cười với mình rằng khỏi cần tu không cầu chứng, buông cái ta bản ngã ra là xong. Giờ con như thoát ra được những lối tu chế định, vì cái gì có tướng đều có vế đối lập, cứ nghe sư ông dạy cái đang là con hoan hỉ lắm, chỉ cần buông cái ta ảo tưởng ra thì ngay đó có đủ tự tánh giới định tuệ. Con sung sướng khi hiểu ra rằng: yêu thương giúp đỡ tất cả mọi người mà không thấy mình yêu thương giúp đỡ ai cả, vì không có bản ngã xen vào thì pháp nó đang là vậy thôi, thấy ta làm thì sẽ có ngày kể công, phân biệt và khen chê. Sư ông dạy đúng quá, lúc bình thường có gì đâu mà tu, khi đụng việc gì tự mình biết rất rõ là mình đã tu hay sửa được tí nào chưa. Cứ lấy tham, sân, si, yêu, giận, hờn, ghét, muốn mà đo lường, các pháp vốn thanh tịnh không làm ai khổ bao giờ, khổ là do nơi người chấp mỗi ngày, giờ thực nghiệm con lại thấy mình biết ra một tí thấy cuộc đời thật an lành sư ông ạ. <p>
Từng giây từng phút con đều tri ân sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con thấy rằng sắc dục có một sức mạnh vô hình nhưng thật kinh khủng. Xin thầy có thể giảng rộng cho chúng con được hiểu rõ thêm vì nguyên nhân nào mà nó lại có một sức mạnh lớn như vậy? Trong đời sống thì điều gì tiếp cho nó năng lượng để có thể làm nhiều người không thể thoát lưới dục được, kể cả nhiều bậc tu hành? Con xin thành kính tri ân và đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »