loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 205 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thực chứng & giác ngộ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Con xin phép được trình Pháp. Chiều nay, tại sở làm có một chuyện làm con phát hiện ra một trong các nguyên nhân gây tâm sân ở con. Từ trước tới nay, con "thấy" sao mình cứ phải làm việc với ai đó mà vai trò của con là "đi dọn rác". Con dọn cũng "sạch sẽ" lắm nhưng "xả rác" đầy tâm mình. Đó là kiêu mạn, phê phán, không bao dung, định kiến, cố chấp, sợ hãi (sợ những chuyện như thế lại xảy ra vì lắm khi con ở vào những tình huống hiểm nghèo (con là bác sĩ). Chiều nay, khi nghĩ về "sự cố", con lại thấy sự sợ hãi này. Con thấy nó ở trong con lâu lắm rối. Từ bé, con vốn dễ nhạy cảm, sợ hãi đủ thứ. Con nhớ lại Thầy hay nói trong pháp thoại hay trong các câu trả lời cho mọi người là "chính yếu là ta học được gì qua những bài học cuộc sống này". Con đặt lại cho mình câu hỏi này. Và đột nhiên con thấy tất cả những điều con vừa trình bày ở trên. Con thấy rằng con không biết xả mà trái lại mỗi lần lại mỗi dính mắc. "Uẩn chồng uẩn" chính là đây, phải không Thầy? Con thực hành Pháp cũng 2 năm rồi, đọc nhiều nghe nhiều mà đột nhiên hôm nay mới "thấy" được một chút. Kính momg Thầy chỉ dẫn thêm cho con. <p>
Con thường vô "Trung Tâm Hộ Tông" để học tập. Với lòng thành kính và tri ân, con xin đảnh lễ Thầy lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba. <p>
Con kính chào Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2014

Câu hỏi:

Nhân duyên cho con nghe bài Pháp thoại: "Tâm - Sử dụng tâm" (Melbourne/2013 ngày thứ 2). Cũng do duyên con chợt hiểu ra rất nhiều điều. Giờ thì con không còn thắc mắc tại sao sư ông không gỡ rối và giúp chúng con giải bài toán khổ của đời mình. Đó là do con không dám đối diện với sự thực, con toàn giải quyết theo phàm tục nên con gặp toàn chuyện phàm tục thôi. Cũng vì niềm tin con không trọn vẹn nơi Tam bảo nên nghe pháp mà con mãi chưa giác ngộ ra cái toàn hảo kỳ diệu của Pháp Bảo. Đúng là pháp đã hoàn hảo nơi mỗi người. Con sinh ra là một nguyên bản, vậy mà con cứ tìm cầu để được như bản sao của ai đó. Cái ta ảo tưởng đưa con đi luân hồi quá lâu. Tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Trước kia con cứ tưởng con hiền lành, nhưng khi hiểu ra con thấy tâm con có quá nhiều bất thiện, con thấy trong tâm con có con quỷ. <p>
Đêm nay con cảm nhận hạnh phúc đích thực sư ông ạ, cho nên con cảm thấy nhẹ nhàng, không còn trách mình, trách người, trách đời nữa. Đúng là trong cái bất toàn đã có cái hoàn toàn. Giờ thì con chân thành cám ơn những người đã làm con đau khổ, nhờ họ mà con mới giác ngộ ra được. Món nợ lớn nhất đời người là tình cảm, mà con đã phải khổ sở đủ kiểu không thể diễn tả để trả món nợ đó. <p>

Con chỉ diễn tả cảm nhận chân thật và mộc mạc của con như là trình pháp trước sư ông và quý sư đại diện cho ngôi thứ 3 Tam bảo. Thành kính tri ân sư ông và quý sư, con thật may mắn khi được thân cận các vị thiện tri thức và được theo chánh pháp. Con cũng cám ơn chồng vì đã bỏ rơi con để con có thời gian chiêm nghiệm và học hỏi pháp. Đúng là cái gì cũng có hai mặt của nó. Con chấp nhận sự bất toàn của đời sống rồi sư ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Con xin thành kính tri ân lời khai thị của thầy. Thưa thầy, con thấy tư tưởng quả là rất xảo quyệt, cứ luôn luôn giăng bẫy mà chỉ cần thiếu chánh niệm một chút thôi là sập bẫy ngay lập tức. Con thấy từ bản thân con ngoài chấp có, chấp không ra, còn cả chấp vào cái "không chấp" nữa. Về hoàn cảnh sống của bản thân, con nay đã không còn ý đối kháng và lý tưởng hóa nó theo một hình mẫu trong tư tưởng rồi lăng xăng tạo tác để phải thấy mình khổ hơn trong mỗi giây của thực tại nữa. Vì con trân trọng mọi bài học đến với con, con nghĩ điều gì cũng có lý do của nó mà khi con chưa học ra được bài học của mình thì chưa thể khiến cho hoàn cảnh thay đổi được và chưa học ra thì cũng đừng vô ích mà đi tìm hiểu cái lý do tại sao lại phải nó xuất hiện mà không phải là thế này hoặc thế kia. Vì hoàn cảnh bên ngoài chính là sự phản ánh hay tương ưng với trình độ nhận thức tâm linh của con ngay trong hiện tại. Thưa thầy về điều này con nghĩ như vậy có phù hợp với lý nhân quả không ạ? <p>

Cái khổ chính của con là khó chịu với bản thân vì mình hiểu mà không buông được. Con nghĩ con đang rơi vào chấp cái "không chấp" và cho là phải "buông" mới an lạc được. Ví dụ như khi con đọc kinh, sách hoặc nghe lời quý thầy giảng, con phát hiện ra một điều tâm đắc rồi "thủ" nó luôn, biến nó thành một phương châm sống. Nhưng dù điều con hiểu từ quý thầy có hay cách mấy đi nữa, nó cũng không ở lâu với con. Khi trong sự tập trung hay thanh tịnh con sống được với điều đó nhưng khi cảnh đến, theo tập khí con lại phản ứng. (Đến đây tự nhiên con chợt nhận ra nói cách khác có lẽ con không tìm sự lý tưởng hóa trong đời để thoát ra mà lại tìm trong đạo chăng? Có lẽ tư tưởng con đã hoạt động quá nhiều?) <p>
Thưa thầy, con biết là con vẫn còn chấp lý, kẹt lý chứ chưa sống được. Xin thầy từ bi chỉ giúp con đường vào. (Con nghĩ chắc con gặp thầy chắc thầy hét cho con 1 tiếng hay đánh cho con vài hèo cũng nên, để con bặt luôn cái tư tưởng tìm đường vào này!!!)

Thưa thầy với tình trạng của con bây giờ, con nên phát triễn thiền định để tư tưởng được ổn định hơn (như niệm Phật hay ngồi thiền) hay chấp nhận những mâu thuẫn này, chịu điên với nó một thời gian rồi mới học được cách buông thực sự ạ? (Trước đây con có niệm Phật nhưng dần dần con thấy đó là sự đè nén và gia tăng căng thẳng khi sức đè nén yếu đi). Thưa thầy, có phải khi tư tưởng bị đẩy lên đến mức đỉnh điểm của sự tạo tác mà vẫn thấy là nó bất lực trên con đường giải thoát thì nó mới chịu im bặt và thôi bép xép không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2014

Câu hỏi:

Kính bạch hòa thượng,<p>
Con vừa gửi một email cho thầy trên mục hỏi đáp của trang web Trung Tâm Hộ Tông. Suốt đêm qua, sau khi gửi email ấy con vẫn không sao ngủ được mà chiêm nghiệm đến sáng hai câu nói thầy dạy, vì qua đó mà lần đầu tiên con kết nối được những lỗ hổng, những mắc xích còn khiếm khuyết trong quá trình học pháp của con. Vì tuy con được sư phụ con chỉ dạy Đạo Phật đúng nghĩa phải là sự tu tập để nhận lại, để thay đổi nhận thức chứ không phải là đi để đến, tu để đắc và lệ thuộc vào pháp môn - vì vốn dĩ vô lượng pháp môn đều là phương tiện. Điều này trong xã hội ngày nay, trong muôn người đến chùa chiêm bái, con thấy ít người và kể cả cũng ít sư thầy giải thích rõ ràng. <p>

Cho đến khi cách đây vài hôm con tìm nghe pháp của thầy, con thật hoan hỉ vô cùng vì từ khi sư phụ con tịch đến nay, có những điểm con còn chưa thông và không biết ngỏ cùng ai. Nay con thành kính xin thầy cho phép con được thường xuyên liên lạc với thầy để trình chỗ hiểu của con cũng như để được thầy chỉ dạy cho con đi tiếp. Con xin thành kính tri ân thầy và cũng thành tâm sám hối vì đã phiền đến sự an dưỡng quý báu của thầy. Con biết thầy Phật sự đa đoan, rất cần thời gian nghỉ ngơi, nay lại phải ngồi đọc và đáp lại thư con, con thật cảm thấy vô cùng có lỗi. Nhưng thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Con nay may mắn kiếp này được thân người, lại nghe được Phật pháp nên vô cùng trân trọng nhân duyên đó, quyết không thể bỏ lỡ. Xin thầy từ bi hiểu lòng con. Xin thầy giúp con đập cho tan cái ngã nếu thấy con còn dính mắc chỗ nào đó, vì con chỉ là một cư sĩ sơ cơ trên con đường tìm lại chính mình.<p>

Thưa đối với lời thầy dạy: "Chân bất lập, vọng vốn không" hay "Khi tự thấy mình sai thì mình đang đúng, còn nếu tự thấy mình đúng hay muốn mình đúng, tức là sai". Con xin được diễn đạt cách hiểu của con. Con nghĩ khi tự thấy không phù hợp với pháp và tự điều chỉnh để hòa hợp thì tự nhiên đến với cái đúng. Mà cái đúng này không phải là đúng trên danh từ hay đúng trên phương diện nhị biên đối đãi của đúng - sai. Còn khi tự thấy mình đúng hay muốn mình đúng thì làm gì cũng sai. Vì khi đó, chữ đúng này theo cặp kính màu của mình đã trở thành: Đúng - sai đối đãi mất rồi. <p>

Ví dụ như con gặp một người hành khất đang đói khổ. Nếu con nhìn thấy rồi đi qua luôn thì tự thấy có gì đó không phù hợp, khó chịu trong lòng. Từ đó con giúp người ấy bằng tài vật hay cách nào đó. Hành động này phát xuất không mục đích vì chỉ để điều chỉnh cho hòa hợp trong sự tương giao với pháp. Và đó là con đường loại trừ bản ngã, là phát triễn cách nhìn tam luân không tịch. Cũng thấy người hành khất trên nhưng con lại cho rằng gặp người khổ phải cho tiền để giúp mới là đúng. Như vậy cùng là hành động giúp nhưng một đằng loại trừ bản ngã, một đằng phát triễn bản ngã. Vì khi cho rằng phải giúp người đó mới đúng tức là đi đến đối kháng với những ai không giúp, và vô hình trung đã tách pháp đang là ra thành có ta, có người nhận và có thứ để ta giúp. Qua đó cho thấy hành động tạo tác hay pháp môn không làm ta giải thoát mà chỉ có chuyển một cách nhìn là đất trời xoay chuyển. <p>

Từ câu nói của thầy con nhớ đến lời của Lục Tổ Huệ Năng. Người dạy người tu là luôn tự xét lỗi mình, không thấy lỗi người. Vì pháp vốn là sự vận hành hoàn hảo của nhân quả. Việc của ta chỉ là tự điều chỉnh để hòa cùng pháp đang là. Sư phụ con cũng từng nói, cuộc sống vốn nó không có vấn đề, mà mình tự đặt vấn đề là sai, rồi lại tìm cách giải quyết vấn đề là sai chồng thêm sai. Các bậc đạt đạo thì sống không vấn đề, không mục đích, không mong cầu. Như hoa nở thì nở tự nhiên thôi, không có lý do gì hết. Và chỉ khi mình đắc quả A La Hán mới tạm tin mình thôi. Giờ đây qua lời dạy của thầy, kết nối lại con thấy mình sáng tỏ hơn. <p>

Nhân đây con xin có 1 câu hỏi ạ. Trong một bài pháp thầy có dẫn chứng quá trình tiến hóa tâm linh của mọi loài như một quả ổi non, trải qua thời gian sẽ chín dần. Đó là quy luật tự nhiên. Nếu như vậy, đối với những người không theo đức tin nào cả, không biết đến đạo Phật, đạo Chúa... thì có phải cuối cùng theo quy luật tự nhiên, tức sau khi trải qua sướng khổ để học đủ những điều cần học họ cũng sẽ được giác ngộ, giải thoát không? Và nếu như vậy thì sao kinh Phật lại bảo rằng chúng sanh từ vô thỉ đã trôi lăn trong lục đạo luân hồi, lên lên xuống xuống, không tự mình thoát ra được cái vòng luẩn quẩn đó ạ?<p>

Câu hỏi thứ 2 liên quan đến lời thầy dạy: Khi tự thấy mình sai tức là đúng, còn khi muốn mình đúng hay thấy mình đúng là sai. Thiết nghĩ đây cũng là một con đường không con đường, một pháp môn không pháp môn nhưng "cái tự thấy" này ở mỗi người mỗi khác. Đối với một người không giữ giới, sống chỉ biết cho bản thân thì khó thể áp dụng cách nhìn này. Nói cách khác là người không giữ 5 giới, vị kỷ là còn tạp niệm thì khó thể qua vô niệm được. Mà cần phải qua một bước trung gian là nhất niệm, tức là đạt đến một mức độ định tượng đối mới bắt đầu quán thì cái quán ấy mới theo chiều hướng giải thoát được. Con xin thầy cho con thêm ý kiến về điều này ạ.<p>

Con xin thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2013

Câu hỏi:

Bạch thầy, xin thầy giải thích giùm con câu: "Niết-bàn sinh tử thị không hoa".

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,<p>

Xin Sư hoan hỷ giải thích cho con tại sao KHÔNG - VÔ TƯỚNG - VÔ TÁC được đức Phật dạy là TAM GIẢI THOÁT MÔN, người tu học sử dụng nguyên lý TAM GIẢI THOÁT MÔN này như thế nào để có lợi ích thiết thực trong đời sống?<p>

Con thành kính tri ân Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-06-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy: Ngộ hay satori của Thiền Tông tương đương với tầng tuệ nào bên Thiền Vipassanà của Phật Giáo Nguyên Thủy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-01-2013

Câu hỏi:

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Thầy! <p>
Thưa Thầy cho con hỏi: Con dường như cảm nhận rằng: Hiện thời con đang nhận hai việc. Một là con đang nhận quả mà con đã tạo ra trong vô lượng kiếp quá khứ, hai là có một cái gì đó rất trong sáng nơi con, nó biết những lúc con sáng suốt cũng như những lúc con mê mờ. Vậy nhờ Thầy giải thích giúp con cảm nhận đó là như thế nào.<p>
Con xin tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2013

Câu hỏi:

Bạch Ngài cho con hỏi. Một người ngộ rồi nhưng có thể chưa giải thoát, có phải không? Và một người tâm giải thoát nhưng có thể chưa ngộ, có phải không? Con cám ơn Ngài.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-09-2012

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!<p>
Dù con được biết Thầy đã lâu nhưng hôm nay con mới đủ duyên tiếp nhận lời dạy bảo của Thầy. Con đang rất buồn và khó xử không biết phải làm thế nào đây. Con hiểu rằng mình sinh ra trong cuộc sống tạm bợ này là để trả nghiệp "ta đi với nghiệp của ta" nhưng thật tâm con làm điều đó khó quá. <p>
Từ nhỏ con sinh ra trong gia đình không đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ, tự sống học tập và vươn lên trong sự buồn tẻ cô đơn. Đến khi con lập gia đình, ước nguyện lớn nhất của con là phải sống hạnh phúc để con mình không giống như mình. Cuộc đời không mặn mà với con Thầy ạ. Con cảm giác cuộc sống của con bây giờ là sự ngột ngạt và mệt mỏi kinh khủng. Bà con bên chồng, ba mẹ chồng và chồng con là 3 tảng đá lớn như dìm chết con vậy. Con nhớ một lời dạy rằng "khi làm việc gì mà thấy lòng bất an thì không nên làm, còn nếu nghĩ đến việc làm đó thấy an vui thì việc đó là đúng". Vấn đề lớn nhất của con bây giờ là khi suy nghĩ về ly hôn con cảm thấy rất an vui, nó làm lòng con nhẹ nhõm như vừa thoát khỏi u tối cũng như ngột ngạt nhất. Xin Thầy hãy cho con biết tại sao con lúc nào cũng có cảm giác như vậy?<p>
Con thành kính tri ơn Thầy. <p>


Xem Câu Trả Lời »