loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 205 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thực chứng & giác ngộ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-04-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin Thầy chỉ dạy vì trong cuộc sống hàng ngày con cảm thấy còn băn khoăn và vướng mắc nhiều, đặc biệt về chánh tư duy. Con cảm thấy mình thực ngu ngốc yếu đuối và lười biếng... Nhiều thói hư tật xấu rất đơn giản nhưng vẫn chưa từ bỏ được. Con hiểu đó là nguyên nhân gây cho con nỗi sợ hãi, hèn nhát, tự ti hay thiếu tự tin trong sâu thẳm và nó là lực cản trên con đường giác ngộ giải thoát. <p>

Khi con hiểu và chấp nhận rằng, "trong thấy chỉ có thấy, nghe chỉ có nghe...", luôn quan sát thân thọ tâm pháp, chỉ lắng nghe không đánh giá phán xét, thái độ thì từ bi nhân hậu quân bình vô ngã vị tha... khi đó, kiến thức cần cho cuộc sống công việc (tính toán, khoa học, y học...) sẽ tự tìm đến, tự ngộ, tự hiểu trong tiến trình hoạt động thấy, nghe, nhìn... có đúng vậy không Thầy? Và cũng khi đó, ý nghĩ, hành động, lời nói sẽ tự khởi và đó là hoàn hảo không nên xem xét đánh giá lại và hối tiếc hay băn khoăn cắn rứt phải vậy không Thầy? <p>

Như vậy trong đời sống, công việc hàng ngày điều quan trọng luôn quan sát lắng nghe và có thái độ tâm quân bình từ bi, còn lại để pháp lo phải vậy không ạ? Con nghĩ mình đang trong tiến trình học xả ly, ly tham nhưng tiến triển còn rất chậm Thầy ạ. Kính mong Thầy chỉ dạy và kính chúc Thầy mạnh khoẻ, tràn đầy ánh sáng trí tuệ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. <p>
Có phải mọi con đường tu tập đều hướng đến tìm ra bản tính của mình thì gọi là giác ngộ phải không thầy và chướng ngại lớn nhất có phải là kinh nghiệm và lý trí che lấp thực tại. Điều này nghĩa là ta không nghĩ đến bất cứ điều gì. Vậy cho con hỏi làm sao để vất bỏ lí trí của mình mà làm việc vẫn có hiệu quả. <p>
Mong thầy hoan hỉ chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. Con có một thắc mắc mong thầy chỉ dẫn giúp. <p>
Con đọc sách TÌM HIỂU PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ của ngài Hộ Pháp, trong sách ngài có nói khi hành thiền tuệ cần có bậc thầy có pháp học và pháp hành tốt (để chỉ dạy) thì tu mới có kết quả, nếu không sẽ rất khó khăn. Như vậy chúng con là cư sĩ, tự mày mò tu hành thì rất khó để có kết quả gì phải không thầy? Vấn đề thoát khỏi sanh tử chỉ là chuyện viễn vông xa vời? <p>
Rất mong thầy chỉ dạy về vấn đề này. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-03-2016

Câu hỏi:

Kinh Bach Su, <p>
Trong coi ta ba nay da may ngan nam roi ma chi co 1 vi Phat Thich Ca Mau Ni, the sao trong kinh dien thuong day rang: "Co hang ha sa so Phat, co nhieu quoc do Phat nhu so cat song Hang". <p>
Kinh mong Su giai thich cho con hieu ro hon y nghia the nao?
Con Thanh kinh tri on Su.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, trước tiên con xin cảm ơn thầy và kính chúc thầy được mạnh khỏe. Kính nhờ thầy cho con biết có phải: Trải nghiệm bằng tâm không suy nghĩ, phân tích, so đo, không định danh, không xác định nhân thân của mình người vật cỏ cây... Tức thì đốn ngộ có phải không?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy, <p>
- Người đã Giác Ngộ (Kiến Tánh) có còn ái, tham-sân-si không? <p>
- Lo âu, sợ hãi có phải là biểu hiện của ngu si, vô minh, ái dục không? <p>
- 8 loại khổ (sanh, già, bệnh, chết, cầu bất đắc, oắn tắng hội, ái biệt ly, ngũ ấm xí thạnh) có thuộc trong 3 khổ (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ) không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! <p>
Cho con hỏi, tiêu chí chung để nhận biết một người đã "thấy pháp" là gì ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2016

Câu hỏi:

Xin thầy chỉ bày cho con một phương pháp tu, vi con không biết phải bắt đầu từ đâu. Con tha thiết chí thành cầu đạo giải thoát - một con đường thẳng có thể đi đến hết cả cuộc đời. <p>
Con đã cảm nhận thế nào là khổ, thời gian không ngừng trôi, mọi thứ con yêu thích đã không còn, vì chúng làm thay đổi tất cả. Biển pháp mênh mông, cuộc đời vô thường, không có pháp môn nương tựa hành trì, e rằng con sẽ bị mọi thứ làm đau khổ. <p>
Con xin thầy có thể khai mở 1 pháp môn tu cho con để con khỏi uổng kiếp người - một pháp môn mà con có thể thoát khỏi sự ràng buộc trong cuộc sống thực tại, ngay tại đó cũng là pháp tu giải thoát. <p>
Mong thầy khai mở 1 con đường sáng cho con đi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy xin cho con biết Đức Phật đã thấy ra sự thật gì mà ngài đã giác ngộ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, thầy cho con hỏi vấn đề này. Con được biết một số trường hợp kỳ lạ về sự giác ngộ. Có bà bác sĩ nọ rất nổi tiếng nhưng không may bị bệnh về não trái, và trong thời gian bệnh đó, bà ta đã bỏ qua hết thảy ý niệm vật chất, hòa mình vào năng lượng chung của vũ trụ một cách hạnh phúc, nhẹ nhàng. Trường hợp này có thể cho rằng bà ta đã cảm nhận được sức mạnh chung của năng lượng vạn vật, nhưng còn một trường hợp khác nữa mà con hoài nghi. Đó là trường hợp của những người bị trầm cảm tột độ, bỗng dưng họ vứt bỏ tất cả thế giới hữu hình, cảm thấy đầy an lạc, yêu thương và hòa hợp. Họ trở lại làm bậc thầy khuyên nhủ người khác sống thật yêu thương và an bình. Thầy có thể cho con biết về sự giác ngộ này không? Có phải vì họ đã trả hết nghiệp nên an nhiên hạnh phúc? Điều này có phải họ đã ở trong trạng thái của Tứ thiền định không thưa thầy? Con xin lỗi vì câu hỏi quá dài, con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »