loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 270 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền định, tứ thiền bát định'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-02-2018

Câu hỏi:

Con xin tri ân Thầy vô lượng!

Thời gian qua con cứ thiền với tâm tham muốn. Nhưng khi đọc phần trao đổi, hỏi đáp con ngồi thiền với cái tâm buông xả. Quan sát tự nhiên con thấy thân tâm nhẹ nhàng nhiều, tuy có phóng tâm, lăng xăng nhiều nhưng lại rất nhẹ nhàng chứ không gò bó. Trong khi làm việc, sinh hoạt con cũng ứng dụng như khi ngồi thì nó rất tốt thầy ạ cảm giác cũng nhẹ nhàng và không còn nói năng, suy nghĩ để tổn thương mình và mọi người nhiều như trước nữa. Nhưng hiện tại con cũng có chỗ này đang bị kẹt. Kính thầy giúp con với.

1. Con mất ngủ 6 năm liền, khi con biết tới Phật pháp tình trạng tốt lên và nó là không vấn đề lớn với con trong suy nghĩ. Nhưng khi ban ngày con chú tâm quan sát thì khi nằm ngủ con rất khó vô giấc ngủ. Con thử buông xả, buông lỏng toàn bộ nhưng cứ đến gần vô giấc lại cứ có gì đó thức mình rồi suy nghĩ sáng lên. Đợi lâu như vậy vài lần lâu mới vô giấc khi nào. Con không biết phải làm sao để vô giấc dễ dàng để khi nào cần ngủ mà ngủ ạ.

2. Trước đây con suy nghĩ là tách thiền định và thiền tuệ ra riêng. Nhưng khi con thực hành thiền định thì rơi vào ham muốn quá nhiều và khi ngồi với tâm xả hoàn toàn không cần dòm ngó vô cái gì cụ thể tự nhiên lại định và an lạc nhiều hơn mà ngăn chặn được ham muốn. Vậy con nghĩ thiền định với thiền tuệ nên là một bổ trợ cho nhau là tốt với con và con nên làm như vậy mà con không nên ngồi thiền định với cái tâm tập trung vào đối tượng cụ thể thì nên phải không thầy? Nhưng con nghe nói để thấy ra vấn đề, cần một mặt phát triển tuệ giác, một mặt đi sâu vào thiền định để khám phá ra các tầng thiền gì đó. Liệu con không cần có tầng thiền nào mà con cũng có thể thấy ra được vấn đề không ạ?

Kính Thầy củng cố giúp con để con thực hành cho đúng với căn cơ con hiện tại ạ.
Con xin đảnh lễ Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con có cảm giác thư giãn thân tâm và định tĩnh hơn sau khi ngồi thiền. Và con biết được là thiền gồm thiền định và thiền quan sát. Con thường hay có khởi niệm chú tâm vào gì đó để được an định khi ngồi thiền. Nhưng con nghĩ có phải như vậy là không tốt vì đang tác ý mong muốn khi ngồi thiền? Nhưng mặt khác con lại nghĩ muốn đi sâu vào định phải chú tâm vào gì đó nên khi ngồi thiền lại rơi vào ý niệm chú tâm vào gì đó như nghe hơi thở nơi mũi, dắt tâm về lại hơi thở khi nó lăng xăng. Kính mong thầy con phải ngồi với tâm như thế nào để không bị lăng xăng, phóng dật mà vẫn không rơi vào cố gắng thêm thắt không ạ, có phải cứ theo dõi tâm lăng xăng, phóng dật rồi tự tánh nó vận hành và từ đó định đến tự nhiên mà không cần tác ý làm gì không ạ? Con xin được chân thành tri ân thầy và mọi người ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-02-2018

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ Sư ạ. Thưa sư. Con có thắc mắc mà con chưa rõ, kính mong sư giải đáp giúp con ạ. Vào một buổi tối khi tắt hết điện, trong phòng rất tối, con thì nhắm mắt và con đang chú tâm niệm Phật thì bỗng trong giây lát con thấy ở mắt con rất sáng (sáng như ban ngày luôn ạ) lúc đó con còn mở mắt ra xem thực hư thế nào thì phòng vẫn tối mà sao mắt nhắm lại thì lại sáng như vậy nữa. Con không hiểu nữa, kính mong sư giải đáp giúp con ạ. Con thành kính tri ân sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2018

Câu hỏi:

Dạ. Thưa Sư Ông cho con được hỏi thêm, con từng là người tu theo pháp niệm Phật nhưng hiện tại con không phải là hành giả chuyên về niệm Phật, nhưng con có suy nghĩ niệm Phật nhất tâm bất loạn có phải giống như việc đắc định trong thiền chỉ (Samatha) không Sư Ông? Tuy hành giả có được tâm Định nhưng không có sinh Tuệ nên không thể dẫn đến nhận ra chân đế vô thường, khổ, vô ngã nên không thể chấm dứt sự tái sanh, vẫn còn trong tam giới vì định trong niệm Phật và định trong thiền chỉ Samatha khác với định trong thiền quán Vipassanā.
Tại vì con thấy cách tu của thiền chỉ và niệm Phật giống như chúng ta lấy đá đè nén không cho cỏ phát triển nhưng đến khi chúng ta lấy tảng đá ra thì cỏ vẫn mọc và phát triển bình thường vì ta chưa có diệt tận gốc rễ. Hôm qua con hỏi nhìn vào Tự tánh có giống như việc tu Thiền quán hay không, Sư Ông nói phải đúng không ạ? Con đọc được Ngài Bodhidharma (Bồ-đề Đạt-ma) có nói rằng: "Nếu không nhìn vào tự tánh thì niệm Phật cũng chẳng ích gì" và một câu nữa của ai nói con không biết là "Tự tánh di-đà, duy tâm tịnh độ", giống như một câu nói trong kinh Vakkali "Ai thấy pháp, người đó thấy Như lai, vì thấy pháp tức là thấy Như lai, thấy Như lai tức là thấy pháp" và con cũng nhớ rằng Đức Phật có nói: "pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu” (Kinh Tăng chi bộ).
Vậy đọc vài câu này con có ý nghĩ rằng tu hành cái quan trọng nhất là cái thấy, mà muốn có cái thấy đúng đắn thì phải có Tuệ - Tuệ nhãn mà thiền chỉ và niệm Phật không thể dẫn đến việc phát sanh Tuệ nên cũng giống như Ngài Bồ-đề-đạt-ma nói: "Nếu không nhìn vào tự tánh thì niệm Phật cũng chẳng ích gì" nghĩa là nếu không tu thiền Tứ niệm xứ thì niệm Phật cũng chẳng ích gì vì Tự tánh là thân, thọ, tâm pháp trong câu Tự tánh di-đà nên niệm A-di-đà là phải hành Tứ niệm xứ mới đúng như lời Ngài Bồ-đề-đạt-ma nói như vậy mới có Tuệ.
Cho nên con nhận ra như sau:
- Thiền Tông (Phật giáo Phát triển) lấy sự thấy Tự tánh để làm nhân hạnh tu tập, sau đó có kết quả là giác ngộ thành Phật.
- Thiền Phật giáo nguyên thủy cũng lấy Tứ niệm xứ (Tự tánh) làm nhân hạnh tu tập và quả là sự giác ngộ như bên Thiền tông. Mà con có đọc được một bài dịch là Thiền tông cũng có thể một nhánh của Phật giáo nguyên thủy.
- Pháp niệm Phật nếu muốn tu đúng có nhân để giác ngộ và giải thoát thì cũng phải nhìn vào Tự tánh (Tứ niệm xứ) giống như Ngài Đề-đề-đạt-ma nói.
Như Sư Ông từng nói Giác ngộ là yếu tố quyết định cho sự Giải thoát mà thường người ta chỉ muốn giải thoát chứ ít ai nghĩ đến giác ngộ. Nếu chỉ tin và cầu xin một đấng nào đó để được cứu rỗi để giải thoát thì đó là điều không thể vì không có đủ tín, tấn, niệm, định, tuệ trong pháp tu của họ.
Cả 3 Thiền tông, niệm Phật của Tịnh độ và Phật giáo nguyên thủy tu đúng chánh pháp Phật dạy thì điều phải có Tứ niệm xứ trong đó. Con nghĩ đó là đúng. Vì Đức Phật dạy lấy Giới làm thầy và không nương tựa một điều gì khác ngoài việc hành Tứ niệm xứ đó là chúng ta tự thắp đuốc lên mà đi.
Ban đầu con chỉ muốn hỏi Sư Ông nhất tâm bất loạn trong niệm Phật có giống như đắc định trong thiền chỉ hay không, nhưng tự nhiên con có hý luận suông ra nhiều quá. Nghĩ lại không biết nên gởi cho Sư Ông hay không nữa. Con sợ nhận được câu trả lời "Tự con chiêm nghiệm mà đưa ra lời giải đáp cho mình nhé"! Đúng là những điều trên đây phần nhiều là do con luận ra chứ hành thì thực sự chưa bao nhiêu, có tự mình chiêm nghiệm mới biết đúng hay sai. Con viết ra là do thắc mắc thôi, mong Sư Ông hoan hỷ. Chúc Sư Ông vui và khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-12-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Nhìn thấy được sự sống động của các hạt vật chất xung quanh là nhờ định hay tuệ ạ?
Kính xin Thầy chỉ dạy. Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Xin thầy chỉ dẫn cho con.
1. Gần đây con bị kẹt vào sự ghi nhận. Do con có ý muốn biết các tâm sinh khởi hoạt động thế nào. Đồng thời con nghe một số bài pháp thoại hướng dẫn thiền Vipassana của các vị cũng nói đến sự ghi nhận đối tượng như nó đang là. Trên thực tế trải nghiệm con nhận thấy trong thái độ dù như là tâm không sinh khởi ghi nhận đối tượng thân, thọ, tâm, pháp nhưng trên thực tế thì thái độ này vẫn là ý trí chứ chưa phải là tự nhiên vô tâm như thầy dạy. Tự nhiên vô tâm như thầy dạy thì mới phát hiện ra thái độ trên còn là lý trí sử dụng cái biết làm ta và của ta. Tự nhiên vô tâm thực sự là trả pháp lại cho pháp, không còn người thấy và đối tượng thấy. Cũng như pháp học và pháp hành cũng phải buông luôn vì còn nắm giữ thì còn khái niệm.
2. Chấp ngũ uẩn: Cái ta thể hiện ở công đoạn Hành. Tuy nhiên các công đoạn Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn thì hoạt động tự động theo quán tính. Như con thấy thì cái ta cũng tội nghiệp vì nó không biết ngũ uẩn mới thực sự chi phối nó mà nó thì lại tạo ra ngũ uẩn mà không biết gì hết.
3. Có một bài pháp hướng dẫn thiền, thầy hướng dẫn là cần phân biệt tập khí và thái độ bằng cái nhìn cái thấy. Bình thường thì ở chỗ không sinh khởi con thấy tập khí sinh khởi tự động rồi thì mơ màng trong đó còn ý thức thì không ý thức được tình trạng này. Nhưng khi ý thức được thì có thái độ muốn ghi nhận, muốn biết dòng tâm đã qua. Hoặc bình thường cũng có nhiều phản ứng tâm tự động như mắt thấy sắc thì liền kéo theo một chuỗi phản ứng trên đối tượng mà chính ý thức cũng không biết tình trạng này. Như con thấy thì ý thức phải đi kèm với cái ta thành ta biết nên cái ta biết rất ít so với các tiến trình tâm khởi lên mà nó không ý thức được…. Con có chỗ không thông được là tập khí khi khởi lên tạo ra một chuỗi vận hành tâm nối tiếp các vấn đề với nhau nhưng sao có thể sinh sôi nảy nở được như là rất hợp lý hoặc trong giấc mơ sao tập khí lại hư cấu được các sự kiện, viễn cảnh rất hoàn hảo… Nhờ thầy khai thị cho con. Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy, con xin được hỏi ạ:
1/ Chánh kiến có thể được gọi là cái thấy không làm khổ mình khổ người, như thế có được không ạ? Và để có chánh kiến chúng ta cần nên học bài học hai mặt trên cuộc đời này để có sự thấy biết những gì nên làm, những gì không nên làm, thưa thầy có phải như thế không ạ? Vì nhiều lúc con sợ cách nói của mình sai hoặc chưa đủ. Mong thầy chỉ thêm cho con ạ.
2/ Thưa Thầy, thực hành thiền tuệ có phải là thuận lợi nhất khi chúng ta ở nơi yên vắng, hạn chế hoặc hạn chế tiếp duyên nhất có thể, như là giữ giới vậy, không nghe ca hát, nói chuyện người khác phái... Vì như thế làm tâm ta dễ bị dính mắc. Thì như thế hành giả sẽ dễ vắng lặng vọng tưởng, trí tuệ sẽ phát sinh.
3/ Bạch Thầy, trí tuệ tự phát sinh do không còn vọng tưởng hay là phát sinh do thấy biết hai mặt cuộc đời ạ?
Con chân thành tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2017

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Kính bạch thầy, gần đây khi nhắm mắt con thấy có quầng sáng trước mắt, vậy con nên tiếp tục theo dõi hơi thở hay quán sát vầng sáng ạ? Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Dạ thưa Thầy có phải là trong định có tuệ và trong tuệ có định, đó là tuệ giác nhà Phật tịch tĩnh trong sáng, còn chỉ có tuệ không thôi hoặc định không thôi thì đó là tuệ thế gian và định thế gian phải không Thầy? Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-11-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Cho con xin được hỏi 2 câu ạ.
1/ Đối với một hành giả thực hành thiền định thì có thể không có được tuệ giác giải thoát do không hướng đến chánh trí. Nhưng người thực hành thiền vipassanā thì sẽ có chánh trí và cũng có thể đắc định (thần thông) nếu vị ấy muốn có phải vậy không ạ? Thưa Thầy một hành giả thực hành vipassanā có cần phải đi qua tứ thiền không ạ?
2/ Dạ bạch Thầy đối với tâm rỗng lặng, sáng suốt thì cần phải hoàn toàn tự nhiên, như tự tánh của nó, đối với một người nhiều lậu hoặc có thể tự ngộ nhận tâm rỗng lặng thì như thế có phải là ảo tưởng không ạ?
Con rất cảm động khi được Thầy trả lời những câu hỏi của tất cả mọi người trong đó có con, con sẽ cố gắng tu học không phụ lòng Thầy. Con chân thành cảm ơn những câu hỏi của các hành giả cũng như học giả ạ!
Con cung kính tri ân tất cả!

Xem Câu Trả Lời »