loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 270 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền định, tứ thiền bát định'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con thường có thói quen, làm công việc gì, làm mải miết cho xong, quên nhắc tâm tỉnh thức, như vậy có mất tỉnh thức không thưa Thầy? <p>
Con xin thành kính tri ân và đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2016

Câu hỏi:

Con xin thầy chỉ dạy cho con vấn đề sau. Trước đây con hành thiền định, sau một thời gian (khoảng 2 năm) con bị bế tắc (càng định sâu chừng nào thì càng bất an, chao đảo trước những sự việc xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày thậm chí bất an, chao đảo hơn so với không hành thiền, và nhiều bế tắc khác nữa thầy ạ). Hiện con đang hành theo pháp của thầy (được khoảng 6 tháng) và con đã giải quyết được rất nhiều bế tắc của thiền định trước đây con gặp phải, càng ngày con càng thăng bằng hơn rất nhiều. Không có lời lẽ nào để nói lên hết lòng tri ân của con đối với thầy. Trong mọi hoạt động hàng ngày, con Thận trọng – Chú tâm – Quan sát, khi không làm gì thì thả lỏng người, nhận biết Thân – Thọ - Tâm – Pháp đến đi. Khi con Thận trọng – Chú tâm – Quan sát làm một việc gì đó thì bỗng nhiên con cảm nhận được sự mát mẻ ở nơi con và con cứ nhận biết trạng thái mát mẻ đó, nhưng con không bị chìm đắm trong trạng thái này, và trạng thái này thường xuyên đến với con hơn. <p>

Vào những lúc không làm gì con để cho thân tâm nghỉ ngơi, con không cần phải tọa thiền như trước đây, con ngồi tự nhiên, thoải mái, nhắm mắt, nhận biết Thân – Thọ - Tâm – Pháp, nhưng lúc nào cũng vậy, chỉ sau một vài phút thì con chỉ còn biết sự thở (trong khi trước đây con phải mất thời gian tập trung, căng thẳng thì mới tập trung vào hơi thở được) mặc dù con không tác ý tập trung vào sự thở, con không biết đây có phải là do trước đây con thiền định bây giờ chuyển sang thiền tuệ nhưng vẫn còn định của thiền định? Ngay lúc này con lại cảm thấy bất an vì con sợ con bị rơi vào định như thiền định trước đây, đồng thời con cũng nghe thầy giảng có 2 loại định (định sanh tuệ và định không sanh tuệ). Xin thầy chỉ bảo cho con trong tình huống này thì con nên thế nào, con xin tri ân thầy và thành kính đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy đề tài mà con muốn trình pháp với thầy là thiền minh sát và thiền định. Vì đêm qua con nghe bài pháp mới nhất của thầy giảng tại chùa Xá Lợi. <p>
Thiền không phải là một giải pháp cho đời sống theo kiểu tìm kiếm hạnh phúc từ thiền hay thông qua hành thiền để rèn luyện một khả năng hơn người hơn đời. Mà thiền chính là khám phá ra sự thật, thiền là tất cả những gì Đức Phật và Thầy đã khai thị, thiền là đời sống toàn diện chứ không phải là một ngành, một lĩnh vực cục bộ mà nhiều người vẫn đang theo đuổi. Thiền khi nhận thức sai là một thứ xa xỉ phẩm của cuộc đời, không phải để trở về với sự thật mà làm cuộc sống thêm phức tạp và không đi về đâu. Những sách dạy về thiền mà trước đây con đọc, con thấy nó cũng giống như sách dạy võ, dạy nấu ăn... chỉ khác nhau về đối tượng. <p>
Thiền định có phương pháp có cách thức thực hiện, còn thiền minh sát thì ngược lại không có phương pháp, chỉ có khai thị, nhiều lắm là nguyên lý nhưng khi thực tu thì nguyên lý cũng phải bỏ. Mà tánh biết tự khám phá ra sự thực chứ không thể nương tựa hoài vào đáp án của bật giác ngộ. Đề mục của thiền minh sát là toàn bộ cuộc sống do đó không có đề mục cụ thể, cho nên khi đi thì đề mục là đi, khi làm việc thì đề mục là làm việc… Điểm đặc biệt của thiền minh sát là tánh biết thấy pháp. Nói đến tập trung tư tưởng thì ai cũng có thể hiểu nhưng nói đến tánh biết thấy pháp như nó đang là (danh – sắc) thì là điều quá xa lạ. Tu thiền minh sát thì phải bỏ đi ham muốn trở thành vì còn ham muốn trở thành thì không thể tự nhiên và không thể thấy pháp. Tu thiền minh sát thì phải đương đầu với mọi trở ngại cuộc sống, đương đầu không phải để rèn luyện sự chịu đựng mà chính khi phiền não khổ đau đó thấy ra được bản chất ảo của vấn đề và bản chất ảo của tâm cho là. <p>
Khi con trải nghiệm những nghịch cảnh con hiểu ra được tại sao thầy dạy: “trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thì là hoàn hảo rồi”. Tu thiền minh sát không phải trở thành một người bất khả chiến bại với những khả năng ghê gớm, mà là trở về với con người giản dị nhất. Tu thiền minh sát không cần hoàn thiện bản thân theo một tiêu chuẩn nào đó mà khi thấy ra sự thật thì sẽ tự hoàn thiện. Con xin phép thầy cho con dừng tại đây. Con thành kính tri ân thầy và con chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Kính xin Thầy cho con hỏi. <p>
1. Trước kia con có ngồi Thiền theo kiểu là cố gắng tập trung vào hơi thở để cho Tâm được Định và Tâm con dường như có sự An định hơn sau mỗi lần ngồi như vậy. Khi làm những công việc hằng ngày con dường như ít bị Vọng tưởng hơn trước. Điều đó đem đến cho con một sự An lạc khi Tâm được Định ít bị vọng tưởng. Nhưng từ khi nghe Thầy giảng về Thiền là phải buông xả tất cả không có tập trung làm gì để đạt được gì, dù đó là cố tập trung vào hơi thở để được Định. Thì con cũng làm như lời Thầy dạy là khi ngồi Thiền chỉ để cho Tánh biết thấy tất cả mọi Pháp đến đi mà không can thiệp vào. Khi làm theo cách Thầy dạy con thấy Vọng tưởng trong Tâm con khởi lên nhiều hơn lúc trước kia (là ngồi theo kiểu tập trung vào hơn thở để được Định) và cảm giác An lạc dường như cũng biến mất theo. Vậy xin Thầy cho con hỏi là tu theo kiểu Thiền Vipassana thì nó có sự hấp dẫn, lợi lạc gì khi phải liên tục đối mặt với vọng tưởng mà ít có được An lạc khi Định? Tại vì khi con tu theo kiểu Thiền Định thì Tâm con ít vọng tưởng và khi ngồi Thiền có Định thì cảm thấy An lạc ngay. <p>
2. Thiền Vipassana, khi ngồi Thiền thì mình trụ Tâm ở đâu? <p>
Kính xin Thầy chỉ dạy. Con xin cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy hay dạy rằng luôn phải sống trọn vẹn trong thực tại đang là, ngay tại đây và bây giờ, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Trong trường hợp con áp dụng vào sự thở lúc ngồi thiền thì con làm như sau: <p>
1. Lấy sự thở làm trọng tâm, để tâm rỗng rang buông xả, tri nhận sự thở vào, ra, dài, ngắn, thô, tế. Một lúc sau, thân tâm vắng lặng, chỉ còn tâm tri nhận với sự thở, mọi cảm giác ở trên thân vẫn ghi nhận rõ nhưng những tiếng động nhỏ xung quanh dường như con không để ý đến (như tiếng đồng hồ kêu, tiếng giun dế kêu… đại khái những tiếng động luôn có, không mang tính nhất thời phát sinh lên), như vậy, tâm có xu hướng định hay không? <p>
2. Nói về sự “Ghi nhận” và “Tri nhận”, trong thư trước, thầy có dạy con rằng: Ghi nhận là sự cố ý hướng tâm vào thở, tri nhận là hướng tâm vào sự thở một cách tự nhiên. Tuy nhiên ranh giới giữa ghi nhận và tri nhận đôi lúc còn mong manh con chưa nhận ra được. Có phải rằng “Ghi nhận” là sự nỗ lực của tâm để theo dõi hơi thở hoặc đặt tâm ở một điểm cố định (chóp mũi) để bám sát hơi thở (Tứ) còn “Tri nhận” là để tâm rỗng rang, không nỗ lực, không đặt ở đâu cả nhưng vẫn theo ngắm nhìn sự thở đó một cách khách quan, để tánh biết của tâm tự làm việc còn tâm cứ rỗng lặng, định tĩnh. <p>
3. Lúc pháp đến đi (như tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, mùi hương… những tiếng động nhất thời phát sinh rồi diệt) thì “hiện tại đang là” ở đây là Sự thở hay là Pháp đến đi? Trong trường hợp này, con thường ghi nhận cả 2 cùng lúc, cả hai đều “hiện tại đang là” hay sao? <p>
4. Thầy dạy rõ thêm cho con về “cảm giác toàn thân”, “an tịnh toàn thân”. Ở đây, con thường để tâm đến cả sự thở và cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân cùng lúc. <p>
5. Cho con hỏi thêm, trong năm nay, thầy có tổ chức khóa thiền nào không? <p>
Trên đây là những điều con còn băn khoăn, vướng mắc, kính mong thầy chỉ bày tường tận, con xin chúc thầy sức khỏe, an lành.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2016

Câu hỏi:

Trưa nay, con ngồi thiền, để tâm rỗng lặng quan sát sự thở, quan sát cảm giác toàn thân, khoảng 1h sau do tê chân nên con nằm xuống, tâm vẫn thư giãn buông xả để biết sự thở ra vào nhẹ nhàng, thân nằm bất động, khoảng 10 phút thì cảm giác như sau xảy ra: Toàn thân rùng rùng dễ chịu, 2 lỗ tai nghe gió ù ù và có cảm giác như chiếc quạt máy hay một cơn lốc nhỏ đang thổi vào tai, toàn thân cảm giác bốc lên khoảng gang tay (lúc này con vừa cảm nhận trạng thái đó vừa theo ghi nhận sự thở), khoảng chừng 1 phút là nó hết. Mong Thầy chỉ giúp con một vài thắc mắc sau: <p>
1. Đấy có phải là Hỷ trên thân không, Hỷ này do Thiền định mang đến hay do tâm trạng thư giãn, buông xả của Thiền tuệ mang đến. <p>
2. Để tránh bị kẹt vào cảm giác Hỷ thì khi ở trong trạng thái đó con ghi nhận nó và tiếp tục quan sát sự thở đến khi nó qua đi. <p>
3. Cảm giác tương tự như thế con đã trải nghiệm được 3 lần trong 5 tháng ngồi thiền (con mới nghiên cứu và học Phật, ngồi thiền được khoảng 7 tháng) nhưng đều trong lúc nằm xuống thư giãn buông xả, mặc dù các lần đều khác cấp độ, thời gian nhưng cơ bản hiện tượng là giống nhau. Vậy, làm thế nào để cảm giác này xảy đến trong lúc ngồi, điều này có quan trọng lắm không thầy (mục đích của con là để "quán thọ" mà thôi.) <p>
Trên đây là một vài ý chia sẻ của con mong Thầy chỉ bày (con ở ngoài Quảng Trị, trong năm nay không biết thầy có ra Huế hoặc QT không cho con biết với để con đến đảnh lễ thầy).

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-03-2016

Câu hỏi:

Kinh thua thay! Thay cho phep con duoc hoi: <p>
1) Khi moi hoc ung dung thien nhu cach thay chi day con thay an lac nhe nhang, con thay ro cac niem khoi, khong theo no, nhu noi oan han chong da phu bac con ngay xua, gap duyen no khoi, con nhin no mim cuoi, nhung no lai den trong giac mo, con di danh ghen thay a. Nhu vay co phai con đã dồn nén no khong? <p>
2) Khi con ngoi thien than con hoan toan thu gian, tam con buong xa, chi la su tho ma thoi. Con thay ro tam rong lang trong sang, trong hien tai, nhung 1 luc sau trong tam con lai nhac lai loi day cua thay "ngay day bay gio, trong sang rong lang"... co phai do truoc day con tu theo thien dinh? Hay con bi ket cho nao, kinh mong thay khai thi cho con. Kinh chuc thay nhieu suc khoe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy. <p>
Con được đọc qua câu hỏi của người bạn về Thiền Định và câu trả lời của Thầy. Con xin phép được chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống liên quan đến việc này. <p>
Thú thật con cũng xin được sám hối với Thầy vì trước kia con cũng có những hiểu lầm về cách dạy của Thầy cho nên suốt mấy mươi năm con vẫn lang thang kiếm tìm bến cũ mà quên đi cố thổ nơi này. <p>

Con có trải nghiệm qua về Thiền định nên con hiểu thế nào là sự an lạc của nội tâm khi tạm thời không bị những giao động của 5 Triền cái và xem đó như một sở đắc của người tu. Cộng thêm sự học hỏi Kinh và Vi Diệu Pháp nên con rất vững tin (chấp thủ!) con đường của mình. Nhưng khi Vô thường đến, con không còn điều kiện để đều đặn ngày 2 bữa công phu, không có phương tiện đi dự những khóa Thiền dài hạn ở những nơi yên tịnh, không có thời giờ đến chùa vào những ngày lễ lớn hoặc những ngày trai giới. Lần lần tinh thần con xuống dốc, một cảm giác trả nghiệp làm nặng nề tâm con và con cảm thấy hụt hẫng chơi vơi. <p>

Từ một Phật tử thuần thành (như con đặt ra) như vậy bây giờ con như số không. Thiền định mất đi như mất bảo vật và con cố gắng ráp nối mong tìm lại trạng thái an lạc ấy nhưng càng tìm càng đau khổ và chán chường với hiện tại. Để tròn bổn phận con sống như 2 mặt. Con xem gia đình như chướng ngại nhưng vì tình thương con cố gắng chịu đựng và làm tốt mọi việc. Dường như đã đúng nhân duyên nên con nhớ lại "Thư thầy trò" của Thầy thủa nào và vào mục hỏi đáp để xem nghe và cuối cùng vỡ lẽ ra sự thật khổ đau nơi mình. <p>

Khi thấy biết được nguyên nhân và sự sai lầm cố chấp do bản ngã điều khiển để kiếm tìm sự toàn hảo, một cảnh giới Thánh thiện và sở đắc lý tưởng thì tự động những gánh nặng mà bấy lâu ôm giữ bỗng biến đâu mất... Bây giờ đây cũng hoàn cảnh này, cũng những công việc đây, nhưng không còn là những trở ngại nữa. Con thấy cuộc sống trôi chảy bình thường và khi lặng ngắm thân tâm với những đổi thay sinh diệt liên tục theo từng cảm xúc của căn trần thấy vui vui ngộ ngộ làm sao cho dù nó đang tĩnh lặng hay đang muốn nổi cơn sóng gió. Và từ đó con cũng cảm thông vô cùng những ai đang trong tâm trạng như mình nên không chống đối hay tranh cãi nữa. Những mơ ước trở thành thế này hay thế nọ đã trả về cho quá khứ. Bây giờ cái gì đến thì con ứng xử phù hợp, cái gì đi thì cho đi, nếu nó chưa chịu đi thì cho ở tạm ít lâu để thưởng thức không rầy rà đuổi xô hay ôm ấp. Dạ chỉ có vậy thôi! <p>
Con cám ơn Thày đã để cho con chia sẻ. Điều nào cần chỉ dạy xin thầy chỉ dạy thêm cho con, người học trò mới quay đầu. <p>
Kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe và an lạc.
Kính Thày. Con TN.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch sư, theo con thiền định vẫn cần cho pháp hành minh sát và rất thiết thực, nhưng con theo dõi các pháp thoại của sư thì hình như sư không tán thành pháp hành này, có phải vậy không? Mong sư tha thứ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-01-2016

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy, con xin vấn an sức khoẻ Thầy, chúc Thầy an vui! Kính xin Thầy từ bi cho con lời dạy bảo, con thành kính tri ân Thầy nhiều lắm! <p>

Thưa Thầy, những người xung quanh con nói con lúc này khù khờ chậm chạp, không nhạy bén mà còn lãng tai nữa. Khi xét lại mình, con thấy họ nói đúng, con đang suy ngẫm, không biết con ứng dụng những gì Thầy dạy có thật sự đúng cách hay chưa? Con vẫn sáng suốt, thận trọng, chú tâm trong công việc, thấy biết như vậy thôi. Khi ứng dụng, con cảm nhận được sự bình an và nhẹ nhàng, nhưng dường như không còn nhạy bén như xưa. Khi ai hỏi điều gì con lại phản ứng trả lời chậm, khi làm việc con vẫn nghe tiếng ồn nhưng không để ý là tiếng gì, vì thế bạn con phàn nàn là hỏi con không nghe. Con thấy, biết thì nhanh nhưng khi tính toán công việc, cố gắng muốn làm cho xong thì rất dễ mệt mỏi, hoặc khi đọc một đoạn kinh kệ thì đọc hiểu vậy thôi nhưng khi khởi niệm phân tích muốn ghi nhớ thì lại cảm thấy nhức đầu. <p>

Thưa Thầy xin Thầy cho con lời dạy! Con cần thực hành như thế nào cho đúng Pháp để không con tình trạng này xảy ra nữa và trí tuệ phát triển phù hợp với một người Phật tử tại gia phải lo cho gia đình và công việc. <p>
Con thành kính tri ân Thầy nhiều lắm!
Mong Thầy bảo trọng sức khoẻ!


Xem Câu Trả Lời »