loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 396 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-01-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Thầy giảng: “...Khi vô sự, buông xả, chánh niệm tỉnh giác là trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại một cách tự nhiên, không có sự cố gắng miên mật, không có sự can thiệp chủ quan của bản ngã. Nhưng khi đang làm công việc thì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác ứng ra dưới hình thức thận trọng, chú tâm, quan sát...” Thận trọng, chú tâm, quan sát tức là có sự cố gắng miên mật, có sự theo dõi đối tượng, như vậy có điều gì mâu thuẫn không?

Những khi làm việc gì mà không phải tập trung tư tưởng nhiều, con thấy như mình đang lặng lẽ đứng bên cạnh và quan sát thân mình đang làm gì, tâm mình đang nghĩ gì. Khi con sân, con biết là bất thiện nên không sân nữa. Thầy giảng: “... Khi thất niệm thì tham sân mới sanh khởi. Trọn vẹn với tham sân mà không phê phán, kiểm duyệt hay can thiệp gì cả chính là chánh niệm. Ngay khi chánh niệm thì tham sân liền tự diệt.”

Con không hiểu, tại sao tham sân liền có thể tự diệt được. Con nghĩ, tham sân bị diệt là nhờ có lý trí, nhờ có chánh kiến, chánh tư duy (mang tính tục đế). Lý trí có phê phán, kiểm duyệt hay can thiệp vào không? Lý trí có phải là sản phẩm của bản ngã cá nhân hoặc của bản ngã tập thể không? Con chưa thấu đáo, nhưng nhận ra sự tự kiểm điểm là việc tốt nên làm thường hơn. Nhưng nếu con “muốn” mình không bất thiện, thì rõ ràng là có cái bản ngã xen vào.

Xin Thầy giải thích. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-12-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi,
Con thấy mình bị kẹt vào cái tự ngã. Đã có lần Thầy nhắc con "Pháp không, mà ngã cũng không" nhưng lâu lâu con cũng bị kẹt hoài. Con quỳ dưới chân Thầy đảnh lễ xin Thầy từ bi cứu con.
Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-12-2016

Câu hỏi:

Con thưa Thầy thế nào là ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên ạ? Tùy miên là gì thưa Thầy? Con đọc Kinh Tạng mà không hiểu. Con tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Xin Thầy giải thích cho con rõ là cái tôi = bản ngã và cái tâm sở của một người có khác nhau không?
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Làm thế nào để phân biệt được tình yêu thương sự mong muốn xuất phát từ lòng từ bi hay xuất phát từ bản ngã ạ? Trong trường hợp cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con cái (cha mẹ luôn yêu thương con vô điều kiện và mong muốn đó đạt được thì trước hết là tốt cho con cái sau là cha mẹ cảm thấy tự hào...), tuy nhiên chính sự kỳ vọng đó khi con cái không nghe theo thì sẽ sinh ra phiền não đau khổ cho cả hai bên và sẽ xảy ra trường hợp như là "trứng mà đòi khôn hơn vịt" hay "con không nghe theo cha mẹ trăm đường con hư" (bất hiếu). Con thưa Thầy trong trường hợp như vậy phải làm sao để sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy, kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Thầy cho con hỏi cái tôi sinh khởi hình thành như thế nào. Con cảm ơn Thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hôm nay con đọc được lời trình pháp của một vị phật tử với Thầy về sự tương giao giữa tánh biết, bản ngã và pháp, lời này đã giải đáp được sự băn khoăn của con về bản ngã. Con hiểu tu tập là để giảm dần cái gọi là bản ngã, tuy nhiên con thấy bản ngã ở khắp mọi ngõ ngách trong con, chi phối điều khiển con làm mọi sự mọi việc. Đôi khi con nghĩ bản ngã nhất định phải có một giá trị và vai trò nào đó trong quá trình tu tập đi đến giác ngộ, nhưng con không hiểu và lý giải được rõ ràng điều này. Hôm nay qua lời trình pháp này con đã hiểu được. Thầy có những vị đệ tử thật giỏi, may nhờ có Thầy và có trang hỏi đáp này mà con có thể học được nhiều điều. Con xin cám ơn Thầy đã từ bi thương chúng con.
Ngày mai Thầy bắt đầu cho chuyến hoằng pháp dài ngày tại Úc, con cầu mong Thầy được khoẻ mạnh trong suốt chuyến đi xa. Chúng con đang chờ mong ngày đón Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Sư,
Trước tiên cho con chúc sức khoẻ Sư ạ. Sư cho con hỏi là con phát hiện trong con có tánh hay biết, mắt thì biết thấy, tai thì biết nghe, mũi thì biết ngửi, cái biết này tự trong sáng, không như vọng tưởng chạy nhảy lung tung, vậy cái con khám phá là tâm của con đúng không ạ? Và con đang đi đúng đường chứ ạ?
Con cảm ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,

Con xin bạch Thầy, tự ngã trong con đang lầm bầm, cầu toàn về một tương lai phía trước cho nó, nó liên tục tự hỏi không biết mình nên đi con đường nào, lựa chọn của mình có phải là ok nhất chưa? liệu hướng nào là tốt nhất cho mình đây? Học lên cao nữa mà về không làm giáo dục thì uổng công thời gian vì không sử dụng những gì đã đầu tư (vì không thích soạn bài và liên tục cho những chuyến đi giảng dạy ở các trường Phật học).

Vậy thì nó nên dừng lại ở một cơ sở cố định để "luyện công", vừa tự học tự trải nghiệm, dẫn dắt đạo tràng và đệ tự (nếu đủ nội lực) tập làm trụ trù một cơ sở tự viện mà sư phụ nó giao cho, đi giảng pháp chia sẽ pháp tu mà nó thích. Như vậy, thay vì mất 5 năm đi du học tiến sĩ mà về không dụng đúng chỗ thì uổng phí, thì nó có 5 năm kinh nghiệm và một cơ sở để tu tập chứ không lông nhông nay đây mai đó như biết bao tiến sĩ về, xin dạy cũng chưa được (vì hồ sơ xin dạy còn chất đống), mà muốn một cơ sở tu tập độc lập không bị áp đặt thì hoàn toàn phải đi một hướng khác, bắt buộc đầu tư lại từ đầu, theo quy trình từng bước là cố gắng tạo mối liên hệ với quần chúng, xây chùa cất thất, tạo dựng đạo tràng, ít nhất cũng mất 5 năm mà nội dung tâm linh thì khó nói. Đặt lên bàn cân, thì có vẻ như không đi học nữa là tốt hơn cho nó. (hơn nữa theo như lời khuyên của sư phụ nó, làm thầy tu mà không giảng pháp là như bác sĩ không có bịnh nhân và để độc lập tu tập thì phải làm một thầy chùa vì chưa có chùa trụ trì thầy tu đó khó lòng tu đạo và làm đạo), nhưng làm trụ trì thì nó lại lo sợ ngoại giao và hành chính, vì nó hoàn toàn không muốn dây mơ rễ má (và cũng không có sở trường ấy) mà chỉ muốn theo pháp hành và độ đệ tử đủ duyên, vì theo nó không thể trụ trì mà không dính tới ngoại giao được, mà như vậy nó mất thời gian tu tập của nó.

Rồi nó nghĩ tời một lựa chọn khác. Nó nghĩ có nên chăng ta nên dành 4-5 năm đi hành thiền Vipassana ở một trung tâm nào đó ở Thái Lan (vì nó biết tiếng Thái) hay xin Thầy cho nó gần gũi vì nó đang tu theo Thầy, cho nó được vững thêm lên, mà còn tạo được niềm tin cho quần chúng khi nó chia sẽ pháp tu. Nhưng sư phụ nó dạy, trải nghiệm thì không cần vào thiền viện bên ngoài để coi đó là trung tâm vấn đề cần nhắm đến mà phải xem tâm mình là trung tâm để thiền tập. Hơn nữa, sư phụ nó nhấn mạnh, tự tu, dẫn dắt đạo tràng, có chùa, có trải nghiệm, thì khỏi mất thêm 5 năm nữa sau khi đi hành thiền về mà phải bắt đầu lại (mà cũng không chắc còn cơ sở để...).

Nó nghĩ thêm, vội vã gì với tuổi 31 (sinh năm 1986) đang là, nếu không đi học thì hành thiền 4-5 năm hay thậm chí 10 năm, uy tín, cơ sở, quần chúng thì "hữu xạ tự nhiên hương" lo xa làm gì. Giá trị như trầm hương, thì sâu hút trong rừng người ta cũng moi tới, còn lộng lẫy như sân khấu cải lương thì chỉ để lòe trong đôi ba phút rồi cũng sập màn, diễn sang màn khác. Liên tục đổi màn (sự kiện-quần chúng) vì không có nội dung tâm linh nên thức ăn bắt buộc và duy nhất là hình thức. (Có phải chăng nó đúng).

Con đảnh lễ Thầy đã dành thời gian đọc hết mớ tự ngã đang độc tấu trong con. Con xin Thầy cho con lời dạy. Con kính chúc Thầy tràn đầy sức khỏe. Con kính cảm ơn Thầy rất nhiều.

Con,
Hậu bối kính Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, làm thế nào để những thành tựu của một người tu hành thật sự không là chướng ngại của họ. Con đang thực tập từ kẻ không biết tu, đến lúc biết tu, lúc phước mỏng đến lúc phước dày lên từng chút một, rồi con có chút hãnh diện len lỏi vào, thấy sợ khi tỉnh giác. Con muốn mình thanh tịnh ngay trong nỗi khổ niềm đau và thanh tịnh trong cả sự vinh quang và thành tựu. Con vẫn biết các pháp có sanh thì có diệt, thường nhắc nhở không níu kéo tư tưởng vào pháp, nhưng thấy vất vả lắm.
Xin thầy chỉ dạy thêm cho con. Tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »