loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 394 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-03-2019

Câu hỏi:

Dạ. Mô Phật. Con kính bạch Thầy. Thầy cho con hỏi khi một người phát khởi có một ước muốn thiện chẳng hạn, ví dụ muốn ngồi thiền, muốn định tâm, muốn vào các tầng thiền... thì cái muốn đó có phải là tham ko ạ? Và có phải khi con người không có ước muốn thì ko làm đc gì tốt đẹp và vẫn đang là phàm phu ko ạ? Vì con nghe thầy giảng, thầy có nói hãy để các Pháp đang là đừng biến nó thành sẽ là theo ý mình muốn, khi mình muốn là bản ngã nổi lên. Vậy các trường thiền dạy phải phát khởi muốn vào định, muốn thấy định tướng và họ cho rằng đó ko phải là tham, ko phải bản ngã, ko phải cái tôi xấu là sao ạ? Họ nói các bậc đã giải thoát là trước tiên đã có cái muốn, muốn giác ngộ, muốn đến chùa ngồi thiền, muốn làm việc thiện... muốn tìm 1 điều gì đó, và có muốn thì mới tinh tấn làm được. Và ko để pháp vận hành tự nhiên mà phải cột tâm vào 1 đề mục để định cái tâm lăng xăng lại. Vậy mâu thuẫn gì ở đây với lời thầy giảng ko ạ? Vì con thấy khế hợp với lời thầy giảng hơn ạ. Con kính mong thầy giải đáp giúp con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con nay mới nhận ra lâu nay con sống theo lý trí quá nhiều nên con khổ, càng nghe pháp thoại của thầy con càng sáng ra nhiều hơn. Con biết ơn Thầy nhiều lắm.
Con đã nhận ra bao lâu nay con cố gắng tu học thật nhiều chỉ là bù đắp thêm cho cái tôi ngã mạn của mình mà thôi. Con thấy sao nó thật vi tế đánh lừa con bấy lâu nay làm con tưởng con tu đúng tốt, hơn người này người kia, đã được như thế này như thế kia rồi đấy thầy ạ.
Con dường như thấy được hầu hết nguyên nhân sinh ra khổ nơi con rồi là do bởi con chưa tha thứ được cho bản thân mình, con sợ mọi người để ý dèm pha, xem thường (giờ con mới biết đó cũng là 1 dạng của ám ảnh xã hội). Con thấy con quá quan tâm đến suy nghĩ của người khác, hay chấp trước (muốn mọi thứ theo ý mình), và con luôn áp đặt bản thân mình sống theo lý trí. À ! Con còn dính mắc vào ngôn từ, vào sách vở, vào kinh điển nữa chứ. Thì ra tất cả nó chỉ là ẩn danh của cái bản ngã thôi. Vậy đấy mà con cứ tưởng mình đã ngộ rồi thưa Thầy!
Giờ đây khi phát hiện ra cái vi tế đó, lòng con cũng nhẹ nhõm đi nhiều, cũng bớt đi dính mắc bởi khó chịu bên ngoài, và cả sự thoải mái dễ chịu bên trong nữa. Có nguồn năng lượng gì đó rất đặc biệt thầy ạ.
Một lần nữa con thành kính tri ân Thầy. Cầu chúc thầy sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy.
Cái ngã của con lớn quá. Con hay làm tổn thương vợ mình. Dù con rất yêu cô ấy. Nhưng có lẽ đôi khi cái ngã quá lớn, nên con chỉ biết yêu thương chính con, nên vợ con bị quá nhiều tổn thương rồi. Kính bạch hòa thượng con phải làm gì? Để con có thể yêu thương vợ con mà bỏ đi cái ngã của bản thân mình. Để cô ấy không bị tổn thương vì con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-10-2018

Câu hỏi:

Kính thưa THẦY,
Xin THẦY từ bi chỉ dùm con:
Thí dụ con muốn đi chụp hình, thì ý nghĩ này có phải của bản ngả không? Và khi con nhìn kỹ thì thấy rằng sau ý nghĩ đó thì con muốn có tấm hình đẹp được mọi người khen ngợi, con biết đây chính là ý đồ của bản ngã, nhưng nếu không có ý nghĩ này thì con không hăng hái đi chụp hình, vậy làm cách nào sống thuận pháp mà không có bản ngả xen vào? Xin THẦY giúp dùm con. Con xin đảnh lể THẦY.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-10-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Chúng ta có thể xem THAM, SÂN, SI cũng là 1 phần của PHÁP hay không? Và nếu như chúng ta không còn BẢN NGÃ nữa, thì cái gì cảm nhận được sự an lạc? Xin THẦY từ bi chỉ dạy dùm con. Con xin cám ơn THẦY.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2018

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Con không hiểu sao cứ mỗi lần con khởi tâm thành kính muốn đảnh lễ Đức Phật bằng tất cả sự thanh tịnh và tôn kính thì trong tâm con lại khởi lên một niệm không tốt. Những lúc như vậy con phải mau mau xoá bỏ niệm đó hoặc là dùng một ý niệm tốt khác để đè lên. Con đã làm vậy nhiều năm mà vẫn chưa hết. Con tự nghĩ có lẽ do trong quá khứ con chưa biết tôn kính Phật pháp hoặc là đã phỉ báng nên bây giờ muốn tôn kính thì bị chướng ngại. Vậy con xin Thầy chỉ cho con biết cách làm thế nào để con có được tâm thanh tịnh tuyệt đối mỗi khi con muốn lạy Phật và cũng như trừ bỏ được nghiệp xấu này của con. Dạ con rất biết ơn Thầy và con thành tâm đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-09-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.

1. Qui trình hoạt động của cái ta lý trí hiện hành. Nhận thức đối tượng và phản ứng trên đối tượng đã nhận thức. Đối tượng của cái ta lý trí bao gồm: Các đối tượng bên ngoài đưa đến hoặc tập khí khởi lên (một sự việc trong quá khứ, một cảm xúc của tâm... tự động khởi lên). Cái ta nhận thức các đối tượng trên theo kinh nghiệm, quan niệm, khái niệm đã có sẵn định hình, định danh, định tính chất của đối tượng và liền sau đó là phản ứng trên đối tượng theo các khuynh hướng sẵn có của nó và khổ cũng tự động phát sinh theo tiến trình này. Cái ta chấp cái khổ là ta khổ.

2. Tuy nhiên cái chính trong hoạt động của cái ta là những tình trạng tâm hoạt động một cách vô thức:
- Tình trạng một tập khí khởi lên nhưng không phải cái ta hiện hành nắm bắt đối tượng mà là thái độ tự hư cấu của tập khí (thể hiện là sự tưởng tượng) tạo thành một chuỗi các sự kiện tương tự như giấc mơ. Tuy các hoạt động này diễn ra một cách tự động và vô thức nhưng vẫn có cái ta ý thức trong đó là chủ thể. Cái ta ý thức chìm trong vô thức vẫn thể hiện rõ khuynh hướng của cái ta như tham, sân, ngã mạn…
- Giấc mơ
- Tình trạng khi cái ta lý trí đang hiện hành thì vẫn có tập khí khởi lên tiếp ứng với cái ta hiện hành (ví dụ như khi mắng chửi một ai đó thì ngoài ý thức ra còn có sự cộng tác của vô thức là cung cấp thông tin, cung cấp các thái độ đã đưa vào tiềm thức)
- Thái độ tự phản ứng một cách máy móc mà chất liệu của nó là những kinh nghiệm, quan niệm, khái niệm đã đưa vào tiềm thức từ trước. Ví dụ như sợ ma. Có thể ý thức biết là không có vấn đề nhưng những phản ứng máy móc vẫn diễn ra và sự sợ hãi vẫn đi kèm. Người ta thường gọi tình trạng này là mất kiểm soát.

3. Thái độ nhận thức, phản ứng không có cái ta: Khi chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên thì không có các tình trạng trên vì không có cái ta.

Sai lầm của cái ta lý trí là nguyên nhân đưa đến đau khổ:
- Chấp trong thái độ nhận thức là ta nhận thức: Ta biết, ta khổ, ta đang khó khăn... Cái ta thì không có chỉ có là cái thái độ chấp hiện hữu trong tình trạng vô minh mà nó lại là ảo.
- Cái ta nhận biết pháp một cách chủ quan và hời hợt rồi thì kết luận pháp bằng một khái niệm về tên gọi, tính chất, hình tướng. Nhận thức không đúng với thực kiện mà tưởng là chính xác vì vậy mà đã sai càng thêm sai. Trên thực tế khi nhận thức qua khái niệm thì cái khái niệm đó không liên hệ gì với pháp cả. Nhưng cái ta lại ngộ nhận khái niệm là pháp.
- Đau khổ là hệ quả của một thái độ nhận thức và hành vi sai lầm. Đau khổ là tâm, là hệ quả của tiến trình bản ngã tạo tác. Nhưng cái ta lại cho đau khổ là do duyên bên ngoài đưa đến.
- Thái độ cái ta này làm duyên cho thái độ cái ta kia tạo ra ảo tưởng là cái ta miên mật.
Đó là những gì con đã thấy. Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-09-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy bản ngã là tôi phải không? Cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,
Cho con hỏi mình sử dụng bản ngã trong sự dụng công, tìm kiếm, ham muốn...như thế nào cho đúng tốt?
Con cảm ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-08-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy, trước khi nhập diệt, Phật có dạy: tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác; và Thầy cũng thường dạy: trở về trọn vẹn với chính mình.
Mình ở đây có ý nghĩa là gì, thưa Thầy, có phải là cái thân thọ tâm pháp đang là?

Xem Câu Trả Lời »