loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 394 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-02-2020

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa thầy khi con "vắng lặng" lâu, con lại thấy chán, muốn làm gì đó! Và rồi con lại tạo tác, vướng vào luân hồi sinh tử để rồi lại khổ và muốn về vắng lặng. Vậy có phải là con vắng lặng sai cách không ạ?
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2020

Câu hỏi:

Thưa thày. Mấy hôm trước, trong khi con đang làm việc, con chỉ nhìn bàn tay con đang cử động. Các suy nghĩ lúc ấy vắng bặt tuy con không cố tình làm thế. Bỗng dưng cả thân thể và đầu con lắc mạnh một cái. Con ngẩng đầu lên nhìn nhưng không chú ý là nhìn cái gì. Con cảm thấy con nhìn thấy một luồng ánh sáng nhưng chỉ sáng mờ thôi. Sự rung lắc và nhìn thấy ánh sáng chỉ diễn ra trong 1 tích tắc thôi nhưng đủ để con chợt hiểu thế nào là vô ngã. Con suy nghĩ mãi về việc này và tìm nghe bài Pháp thoại nói về vô ngã. Bây giờ thì con hiểu rằng: tánh biết vốn vô ký, nó có sẵn giống như các bộ phận khác của cơ thể và công dụng của nó là để biết cũng như tai để nghe, mắt để nhìn, phổi để thở... Nó ngắm nhìn cái "ta" ảo lăng xăng tạo tác. Cái "ta" ảo chế ra các bộ phim và tự nó đóng đủ vai diễn còn tánh biết chỉ ung dung xem "phim" thôi.
Con trình bày dài dòng thế, xin lỗi thày ạ.
Nhưng cái khó của con bây giờ là nhân diện được ngã nhưng chưa biết cách xuất ly khỏi ngã thày ạ. Xin thày chỉ bảo thêm cho con. Con xin đảnh lễ cảm ơn thày.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2020

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông!
Con nghe pháp của sư ông qua youtube nhiều và hiểu phần nào về tánh biết thấy pháp, tuy nhiên vẫn còn điều con còn mông lung khi con người vẫn phải sống chung với bản ngã và tánh biết vậy mong sư ông giải thích hộ con bản ngã cũng là pháp phải không ạ. Con cảm ơn sư ông nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, con biết là mỗi người đến cuộc đời này là để học hỏi và tiến hoá, nhưng có đôi khi, như lúc này đây, khi lòng chân thành của mình bị cho là dối trá, mọi nổ lực để sống đúng với lương tâm lại bị kết án bởi những người thân yêu nhất, khiến con hoang mang không biết mình sai ở chỗ nào, và bài học gì cần phải học để sống tốt hơn vì con nghĩ con đã tận lực của mình rồi. Xin thầy cho con lời chỉ dẫn để soi sáng cho con ra khỏi sự bế tắc này. Con cũng thực hành phương pháp thầy dạy là nhìn ngắm sự bế tắc này nhưng vẫn thấy bế tắc không tìm được lối ra, xin thầy từ bi chỉ dạy. Xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-02-2020

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con có điều muốn hỏi, con nhờ thầy chỉ cho con.
Con thấy tập khí chưa phải là vấn đề. Tập khí chỉ là những thông tin bao hàm khái niệm tên gọi và những nhận thức chủ quan đi kèm hoặc những trạng thái. Tự nó không có vấn đề. Vấn đề là luôn có một cái ngã phản ứng với tập khí. Tập khí là đối tượng của cái ngã này. Cái ngã này không phải là cái ngã ý thức. Cái ngã này vừa có thể phản ứng với cảnh bên ngoài khi được tiếp nhận qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Vừa nắm bắt tập khí vô thức làm đối tượng. Nó không điều khiển ý thức nhưng khi nó trồi lên trên sân khấu tâm thì ý thức sẽ hoạt động theo khuynh hướng của nó. Phương thức hoạt động của nó và ý thức hoàn toàn giống nhau chỉ khác là nó vi tế hơn. Ý thức không thể phát hiện ra được nó, nhiều nhất cũng là cố gắng nhận biết nó qua cái bóng của nó mà thôi. Nhờ phát hiện ra điều này nên khi đi vào chỗ tối một mặt ý thức thì nhắc nhở đừng sợ, đừng sợ nhưng cái sợ, cái hư cấu về ma không biết ở đâu mà tràn đầy trong tâm.
Điều con muốn hỏi là cái ngã này có phải là bản ngã ngủ ngầm mà thầy từng nhắc đến không?
Ngoài ra con hiểu được tại sao người ta say mê với sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền rồi. Sơ thiền là biểu hiện phản ứng của ý thức với ngoại cảnh. Tu đến một lúc thì sẽ nhận ra có một cái ngã hoạt động độc lập mà diệt thì diệt không được nên trú vào một trạng thái để không bị ảnh hưởng bởi nó nữa. Thực ra an trú vào một trạng thái chính là đối kháng dưới dạng phòng thủ. Cho nên khi xúc chạm việc đời thì cái ngã này sẽ ứng hiện trở lại nên người ấy cảm thấy khổ, chịu không nổi thì an trú vô lại. Con nhận ra điều này là do có lúc con thấy ra được là thực ra cuối cùng của mọi vấn đề chỉ đơn giản trả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý về đúng với tính năng công dụng của nó. Sự sống là sự tương giao. Vậy thôi đâu cần làm gì nữa.
Con sợ thầy quên, thưa thầy cái ngã đó có phải bản ngã ngủ ngầm không?
Con xin cám ơn thầy đã đọc
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2020

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông
Con muốn hỏi chữ "ngã" trong từ vô ngã, bản ngã theo định nghĩa thôi ạ. Bản chất là ảo tưởng nhưng con muốn biết nó là gì. Vì danh từ Phật giáo rất trừu tượng và vô vàn nghĩa, con đang nghe lại tất cả giáo lý mà sư ông đang giảng từ khóa 4,5,6.... con đang nghe tới khóa 12. Con chỉ muốn hiểu trọn vẹn từ "ngã". Từ đây con mới có thế hiểu rõ các từ khác ạ. Kính mong sư ông nói cho con biết định nghĩa thôi, con cám ơn sư ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2020

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông
Sư ông giải nghĩa từ "bản ngã " cho con được không ạ, bản ngã là thân, hay là cái tôi của con người. Kính chúc sư ông luôn mạnh khỏe ạ
Con cám ơn sư ông

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Thầy ơi cho con hỏi làm sao để mình có thể kìm chế được cơn giận ạ. Con không thể nào kìm chế khi con tức giận. Con biết rằng giận giữ mang lại khổ đau cho mình và cho người khác. Nhưng mỗi khi người khác làm gì không đúng ý con, mặc dù con biết giận dữ là xấu, nhưng con không biết làm thế nào để đuổi cơn giận đó đi, hay kìm chế nó cả. Mong thầy giúp con, con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy con xin trình pháp. Sau một thời gian trải nghiệm, chiêm nghiệm, mới đây con thấy: cái bản ngã thường lăng xăng tạo tác, trong khi đó thì tánh biết vẫn cứ thấy. Khi bản ngã khởi lên tham sân si nó sẽ thấy mọi thứ không đúng với sự thật như sự thật là, mà thấy theo kiểu của nó cho là, muốn là, mong là.. vì thấy sai mà dẫn đến hành động nói năng suy nghĩ sai, nên đưa đến phiền não khổ đau. Con xin kể một câu chuyện như thế này: Trước đây có một lần chú con gửi một số quần áo cho ba con nhờ đem bán. Khi mẹ con về không thấy ba ở nhà, trên đường về lại gặp người yêu cũ của ba con nên nghĩ số quần áo này do người kia tặng cho ba. Mẹ con nổi giận đem đốt hết số quần áo đó. Như vậy là không thấy sự thật mà do ảo tưởng nên trước hết làm khổ mình (sân hận..), sau làm khổ người. Cứ như vậy cái bản ngã cứ khởi lên tham sân si và tạo tác sai lầm nên sinh ra khổ não. Kể cả khi đã thấy ra sự thật rằng bản ngã chỉ là 1 thứ tưởng tượng, không có thật, thì sau đó bản ngã vẫn khởi lên che lấp như thường. Vậy mỗi lần bản ngã khởi lên thì nhìn lại, khi nhìn lại nó thì nó sẽ bớt đi. Dạ, con cảm nhận là nó dần tan đi, đầu óc khi ấy sáng suốt hơn. Tạm thời cái thấy của con đến đó ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Dạ, suy nghĩ và cảm giác của mình có phải chính là bản ngã không Thầy? Nếu mình ngưng bặt được suy nghĩ, ngay đó có phải là đốn ngộ không? Con kính lạy tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »