loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 155 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Phật tánh, chân tâm, tánh giác, tánh biết chói sáng (Pabhassara Citta)'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con thấy tánh biết luôn bật trước mặt (niệm lực tương đối mạnh). Khi vô sự thì tánh biết dễ dàng soi chiếu những niệm vô nhân nên những niệm ảo nhanh chóng bị diệt. Kể cả khi bàn chân con có lúc bị đau nhức, con trở về hoàn toàn với tánh biết để soi chiếu nó thì tuy vẫn thấy khó chịu nhưng nó cũng không lôi dẫn được tâm con nên con không thấy lo lắng, bực bội gì. Khi hữu sự có lúc tâm tham, tâm sân xuất hiện bám, chấp vào đối tượng bên ngoài thì lực chánh niệm tự động trọn vẹn với tâm tham, tâm sân và đối tượng khiến nó xuất hiện thì tâm con trở lại bình an ngay. Con thấy tánh biết như đèn pha lớn mạnh bao trùm ánh sáng của sáu thức soi chiếu toàn bộ những mảng bám phát sinh như những suy nghĩ, quan niệm, tâm tham, tâm sân... nên nó không hề làm khó được con. Con biết con cần củng cố niệm lực không ngừng để đón nhận sự khó khăn lớn nhất không thể tránh khỏi đó là lúc đối diện với sự chết. Con nghĩ vậy có gì sai không ạ? Con xin tri ân Thầy.
Con: Chân Minh Đạo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, có phải ngài Asaji dạy ngài Sariputta là: Các Pháp phát sinh do một nhân? Con vẫn chưa hiểu câu nói ấy rất quan trọng như thế nào ạ! Phải chăng mình có thể hiểu: Pháp tánh tồn tại là do có Phật tánh, & Phật tánh & tánh biết là cùng nội dung ạ?
Con xin lỗi vì vẫn có tật lí sự, con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Khi gặp nhiều loại khổ đau, phiền não thật nặng ký mà có phẩm chất sống tự lực, có tâm hồn mở rộng, vị tha, sẵn sàng đối diện với tất cả để vượt qua và điều cốt yếu bậc nhất là gặp được lời Phật dạy, lời khai thị của bậc Thầy thì sẽ thấy viên kim cương trong ta vô cùng trân quý, sống với nó đúng đắn nên nó ngày càng bóng sáng lên một cách tự nhiên. Khi viên kim cương đủ sáng thì cũng đủ khả năng sống ung dung tự tại trước bất kỳ bão tố nào của cuộc đời. Con vô cùng biết ơn Thầy đã chỉ cho con trở về sống được với tâm rỗng lặng trong sáng (viên kim cương) và con linh cảm thấy con đường tiếp theo như trên để Thầy cho thêm lời chỉ dẫn ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Cho con hỏi:
- Phật Tánh thường hằng của Thiền Tông có gì giống và khác Tánh Biết mà Thầy trình bày không thưa Thầy!
- Theo sự hiểu của con Tánh Biết là cái Biết thể hiện qua 6 Thức (Tâm Biết suông), qua Tưởng (Biết qua khái Niệm), qua sự Tư Duy (Tư tuệ), qua sự Hiểu biết trực tiếp thực tại (Tu Tuệ). Có phải không ạ!
Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2019

Câu hỏi:

Kinh trình thầy,
Dưới đây là cái thấy của con về Phật tánh trong kinh lăng nghiêm và trong bát nhã tâm kinh (Sắc tức là không, không tức là sắc. Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc.)
Đất đá, cây cỏ, thú vật, con người là vật hiển hiện trong Như lai tàng (Phật tánh). Vậy có nghĩa là Phật tánh luôn hiện hữu cả trong đất đá, cỏ cây, thú vật, con người. Phật tánh thì mọi người đều giống nhau, chỉ có khác nhau là thần thức của mỗi người là mỗi nghiệp khác nhau thôi.
1) Nhưng tại sao đất đá và người chết lại vô tri, vô giác (có phải do thần thức không tùy duyên mà hiển hiện nữa) nên chỉ còn cái biết thanh tịnh, không phân biệt trong Như lai tàng mà thôi.
2) Còn thần thức khi ra khỏi thân thể rồi thì vẫn định tĩnh, hằng biết rõ ràng và vẫn phân biệt được đúng, sai (tâm có hai mặt, Phật tánh và thần thức).
Xin thầy từ bi chỉ dạy nếu con có hiểu sai.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-04-2019

Câu hỏi:

Con xin trình thầy
Câu hỏi của con và các bạn còn bi kẹt ở chỗ này là khi mình đã nhận ra Phật tánh (chân đế) của mình rồi và sống được với nó trọn vẹn có nghĩa là.

1) Trong những lúc mình cần suy nghĩ (tục đế) để làm việc thì mình vẫn phải suy nghĩ bình thường. Mình chỉ cần sống với cái định tĩnh hằng biết rõ ràng và nhận ra từng niệm suy nghĩ đang khởi lên hay đang diệt đi chỉ có vậy thôi.
2) Còn lúc không cần suy nghĩ thì cũng sống với cái định tĩnh hằng biết rõ ràng và cũng thấy rõ từng niệm sinh diệt đang đến và đi, chỉ đơn giản có vậy thôi phải không thầy?
Con xin thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy
Con xin trình thầy và các bạn đồng tu.
Trong khi tu tập dần dần con nhận ra mình phải có bi, trí, dũng mới vượt qua lưới ma được. Dù đã kiến tánh (lý) thì cũng chỉ ở giai đoạn đầu của sự tu tập thôi (sự). Phải dũng cảm đối diện với sự thật, thói hư tật xấu của mình và dũng cảm gánh trách nhiệm cho những gì mình làm thì mình mới chiến thắng tâm ma của mình được. Dù đường đi con đã thấy nhưng dũng cảm thì con cũng chưa có đủ nên chưa buông bỏ được tập khí của mình. Con thành tâm xin sám hối.

Thấy ra Phật tánh vẫn chưa xong
Tập khí dày sâu ẩn trong lòng
Tâm luôn giấu diếm điều gian dối
Luân hồi sinh tử vẫn long đong
Phải thắng chính mình trên tất cả
Lý sự vẹn toàn mới viên thông
Vô minh bản ngã đều dứt sạch
Trở về tự tánh vốn thong dong.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Tam quy gồm: Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y tăng. Điều này thì Phật tử nào cũng biết. Nhưng cách hiểu của mỗi người thì lại khác nhau.
Hôm nay con chợt tự nhiên chiêm nghiệm về Quy Y Pháp (Con dùng từ “chiêm nghiệm" trong tình huống này không biết đã đúng hay chưa, hay là phải dùng từ THẤY RA ạ?) con xin trình pháp với Thầy:
Quy: Nghĩa là trở về; Y: Nghĩa là theo. Theo tức là thuận theo, là không chống lại.
Vậy Quy y Pháp tức là trở về với Pháp, thuận theo Pháp, không chống lại Pháp nữa. Chính là TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP.
Một người khi đã thật sự hiểu đúng và sống tùy duyên thuận pháp thì khi ấy mới thật sự là Quy Y Phật và Quy Y Tăng theo đúng nghĩa. Tức là khi đó mới thật sự trở về để Quy Y không chỉ Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài mà còn là Quy Y Phật tánh sáng suốt sẵn có trong mình, tức là TÁNH BIẾT. Và lúc này Quy Y Phật, Quy Y Tăng là quy y sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành, thanh tịnh. Còn lúc đầu mà Quy Y Phật, Quy Y Tăng thì chủ yếu dựa trên đức tin nhiều hơn. Mà đức tin do hiểu đúng về Phật, kính Phật thì là Chánh Tín. Nếu không thì là mê tín thôi.
Bởi vậy con thấy trong Tam quy thì hóa ra QUY Y PHÁP mới chính là quan trọng nhất. Vì chỉ cần Quy Y Pháp thì đã đầy đủ cả Tam Quy trong đó rồi.
Một lần nữa, con lại thấy, không có gì không là Pháp, Pháp bao trùm tất cả. Vậy mà con người nhỏ bé dường kia lại cứ cho mình là quan trọng nhất, tưởng mình có cái bản ngã ghê gớm lắm, cố gắng nỗ lực ghê lắm để mọi thứ phải theo ý mình (chứ không phải theo Pháp). Nếu có chút phước báu do được Pháp ban tặng (nhờ cái nhân tốt nào đó mình từng làm) mà thành công, theo được ý mình thì tưởng mình tài giỏi lắm. Nếu không được thì đau khổ, lại càng tạo tác sâu dày thêm. Cho nên cứ luân hồi sinh tử mãi.
Con nguyện Thầy luôn khỏe mạnh, bình an để dìu dắt chúng con từng bước phá mê khai ngộ.
Tâm con xin được lạy Thầy ngàn lạy!
Con – Một đệ tử dù không chính thức nhưng trong tâm con đã tự coi Thầy là bậc Đạo Sư, là người Thầy tôn kính. (Có lúc con nghe pháp mà thấy Thầy gần gũi thân thương như ông nội nữa).

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2018

Câu hỏi:

Con xin đê đầu đảnh lễ Thầy.

Dạ thưa Thầy, con dự định giải thích Phật tánh cho các cháu nhỏ nghe như thế, Thầy thấy có được không ạ?

Theo tự nhiên con người luôn rất hùng hồn, quả quyết để biện minh cho việc làm của mình, ngay cả khi việc đó đi ngược lại với cách nghĩ hay cách làm của nhiều người.

Ngay cả một người hung dữ hay một bậc Hiền Triết (như đức Phật) cũng vậy, họ thấy việc làm của họ là phải và muốn mọi người đều thấy và làm như họ, ai thấy trái thì người đó không phải.

Tuy nhiên các bậc Hiền Triết thì không áp đặt và áp lực để bắt mọi người cùng thấy như mình vì họ biết rằng nếu đã là chân lý thì nó luôn luôn đúng ở mọi không gian và thời gian. Người kia chắc chắn sẽ TỰ giác ngộ được chân lý nhờ vào PHẬT TÁNH sẵn có trong mỗi người họ, chỉ là vấn đề thời gian (trong một kiếp hay hay hơn) mà thôi. PHẬT TÁNH cũng không bị hạn cuộc trong không gian và thời gian.

PHẬT TÁNH là một trí huệ vĩnh hằng, rất bình đẳng và tất cả chúng sanh đều có. Khi chúng ta đang tranh đấu ác liệt để biện hộ cho hành động của chúng ta thì PHẬT TÁNH của chúng ta cũng luôn làm việc để phán xét chúng ta. Nhờ vậy mà đôi khi chúng ta chợt cảm thấy «có điều gì đó không ổn» trong việc làm của chúng ta, có cái gì đó mà chúng ta không thể để cho thiên hạ biết. Đó chính là tiếng nói của PHẬT TÁNH. PHẬT TÁNH sẽ hiện cảnh địa ngục hay thiên đàng ra để giúp cho ta học ra bài học nhân quả cho đến khi nào ta giác ngộ được chân lý đó thì thôi. Điều đó lý giải được câu chuyện tại sao trước mặt Diêm Vương ta luôn cúi đầu nhận tội một cách dễ dàng bởi vì Diêm Vương là hiện thân phẫn nộ của PHẬT TÁNH, là chuyển tải được tiếng nói của PHẬT TÁNH.
Biết được ta có PHẬT TÁNH là tinh thần của Kinh Pháp Hoa. Nhận ra được bí mật này sẽ giúp cho ta điều chỉnh thân tâm cho thật phù hợp với PHẬT TÁNH để cảnh cực thiện luôn hiện hữu trong ta, giúp cho ta dư sức thành Phật. Từ đây, sự tu tập của ta bắt đầu có nền tảng vững chắc.

Thầy thấy con giải thích cho các cháu như vậy có ổn không ạ?

Con xin kính chúc Thầy thân tâm thường lạc, chúng sanh dị độ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2018

Câu hỏi:

Kính Thầy!

Con đến với Phật pháp cũng được 6 năm nay. Rồi từ đó mày mò tự tu tập nhưng từ ngày biết đến Pháp của Thầy gần một năm nay con từ đó theo mà tự tu. Con tự đánh giá mình là đi từ Giáo qua nghĩa rồi vào được lý nhưng cũng vài phần, rồi sau đó lại bị kẹt ở sự. Dạo gần đây con cứ trăn trở là làm sao mình có thể tinh tấn tu tập sống trọn vẹn với thực tại như đang là, không phân biệt, trong sáng, định tĩnh trong lành khi mà có nhiều nỗi lo toan và nhiều sự việc cứ liên tiếp xảy ra, không an được.

Con tự ví Phật tánh của mình như một quả cầu pha lê trong suốt mà muốn thấy thì phải quay vào trong mới thấy nhưng quả cầu ấy đã bị những huân tập của những thói quen của tham, sân, si từ kiếp này qua kiếp khác và ngay cả trong kiếp này qua bao nhiêu năm như một bóng mây đen che lấp. Con tự ví hàng ngày tu tập như mình đang chùi quả cầu nhưng thời gian tu thì ít mà tham sân si trong ngày lại sinh khởi làm cho bóng mây càng ngày càng dày thêm thì sao mà chùi, biết bao giờ mà thấy được quả cầu đây. Ở đây con thật sự không mong cầu mình sẽ chùi để quả cầu sáng lại, mà con thấy bất lực là mình tinh tấn chưa đủ do bị tác động của môi trường trần tục thì làm sao mà chùi cho thấu.

Nhưng hôm qua khi con lên một cơn sân, con quan sát từ khi nó sanh và diệt thì con chợt nghĩ đâu phải mình không có thời gian để chùi quả cầu mà từng phút từng giây mình thật sự có thể trong chánh niệm thân tâm, nhất như thì đó cũng là đang thiền thì cũng có ngày màn mây đen kia cũng sẽ bớt thôi. Đâu cần phải tối sáng ngồi thiền mới là tu. Như ngay bây giờ đang ngồi viết hỏi pháp Thầy con cũng nghĩ con đang thiền vì chỉ 1, 2 lần con có nghĩ đến chuyện khác ngoài chuyện viết thư hỏi Pháp Thầy. Có lần con hỏi thầy tu trong đời thường thì Thầy nói như tập bơi, tập cố gắng rồi cũng bơi được thôi, không nên quá lý tưởng so với thực tế.
Xin Thầy chỉ giùm con.
Con
Thích Nguyên Châu

Xem Câu Trả Lời »