loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-02-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con có cảm giác thư giãn thân tâm và định tĩnh hơn sau khi ngồi thiền. Và con biết được là thiền gồm thiền định và thiền quan sát. Con thường hay có khởi niệm chú tâm vào gì đó để được an định khi ngồi thiền. Nhưng con nghĩ có phải như vậy là không tốt vì đang tác ý mong muốn khi ngồi thiền? Nhưng mặt khác con lại nghĩ muốn đi sâu vào định phải chú tâm vào gì đó nên khi ngồi thiền lại rơi vào ý niệm chú tâm vào gì đó như nghe hơi thở nơi mũi, dắt tâm về lại hơi thở khi nó lăng xăng. Kính mong thầy con phải ngồi với tâm như thế nào để không bị lăng xăng, phóng dật mà vẫn không rơi vào cố gắng thêm thắt không ạ, có phải cứ theo dõi tâm lăng xăng, phóng dật rồi tự tánh nó vận hành và từ đó định đến tự nhiên mà không cần tác ý làm gì không ạ? Con xin được chân thành tri ân thầy và mọi người ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2018

Câu hỏi:

Kính Sư. Con nhờ Sư chỉ cho con biêt chỗ khác nhau và giống nhau của thiền Tứ Niệm Xứ và thiền Vipassanā. Con cảm tạ Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2017

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng lão
Thiền Vipassanā.
Nhiều học giả giải thích như sau:
1- Vi là rõ ràng
2- Passanā là thấy biết
Kính xin thầy cho biết điều đó có đúng hay không?
Con chân thành biết ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-12-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Nhìn thấy được sự sống động của các hạt vật chất xung quanh là nhờ định hay tuệ ạ?
Kính xin Thầy chỉ dạy. Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Vừa qua, con có tham dự khoá thiền 10 ngày qua một người bạn giới thiệu. 3 ngày rưỡi đầu được hướng dẫn theo dõi quan sát hơi thở vào ra nơi cánh mũi và tập trung ở một điểm nhỏ ở trên môi dưới mũi. Trong quá trình tu tập thiền định này, vì chưa quen con thường có ý dẫn dắt điều khiển hơi thở hơn là để tự nhiên, nên hơi thở thường trở nên rối loạn, nặng nề, cảm giác khó thở hay nghẹt mũi. Quen dần thì có dễ chịu hơn nhưng phát sinh nhàm chán, mê mờ, và buồn ngủ, chứ có định được Tâm không thì con không biết. Tiếp đến 5 ngày rưỡi sau, được học phương pháp thiền tuệ, tập trung Tâm quán sát từng phần... từng phần trên thân, bằng cách "lướt" sự chú Tâm từ trên đỉnh đầu xuống các đầu ngón chân, rồi lại quán sát ngược trở lên để ghi nhận cảm giác từ nơi các thân phần. (Việc thực hành này đối với con rất khó, vì phải tập trung cao độ để quán sát thân, cần phải tưởng tượng hình dung hoài mới "quét" được các phần thân phía sau, thường khi bỏ sót nhiều phần hoặc trì trệ, lơ mơ không cảm giác được gì nữa ạ. Vì chưa quen, nên hay bị nhức đầu do phải tập trung chú ý rất nặng nề căng thẳng, ngồi lâu lưng mỏi chân tê nhức, nên cả thân và Tâm đều "đau khổ" rã rời ạ).
Trong lúc tập thiền tuệ này, nếu có bất cứ cảm thọ nào nơi thân hay Tâm (giả dụ như ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu, bức bối, v.v...) cũng chỉ nhận biết và kiên trì chấp nhận vậy thôi chứ không phản ứng với Tâm Tỉnh Giác và buông xả hoàn toàn & hiểu luật vô thường sanh diệt của các pháp. Trong quá trình tu tập thiền VIPASSANA theo phương pháp này, bước đầu giúp trở về với mình để khám phá chính bản thân với những tập khí tham sân si v.v... (như qua cái đau nơi thân nhận biết cái khổ và cái sân nơi Tâm). Qua 10 ngày trải nghiệm, không hiểu tại sao con cảm thấy phương pháp thiền này khiến con thấy khổ và bất an nhiều hơn, nên về nhà con bỏ không thực hành nữa.
Vì trước đây con chưa từng học qua các các pháp Thiền & biết thiền là gì, nên không biết phương pháp Thiền nào phù hợp với căn cơ của con. Thời gian gần đây, Con có duyên lành được nghe các bài pháp thoại của thầy trên YouTube của Quán Nguyên, và đọc mục hỏi đáp Phật Pháp trên trungtamhotong.org. Con rất kính ngưỡng Thầy và ước mong được học tu Thiền theo những gì thầy đã giảng. Nhưng con không biết bắt đầu thực tập từ đâu và làm như thế nào, mà thầy thì không có tổ chức khoá tu nào cho các Phật tử được học "chính quy". Vậy con kính xin thầy từ bi vì lòng thành tâm cầu pháp của chúng sanh con mà hoan hỷ chỉ dạy cho con phải thực hành tu tập thế nào cho đúng ạ!
Con cảm ơn thầy đã dành thời gian để đọc câu hỏi của con. Con xin cung kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy thân tâm thường lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Xin thầy chỉ dẫn cho con.
1. Gần đây con bị kẹt vào sự ghi nhận. Do con có ý muốn biết các tâm sinh khởi hoạt động thế nào. Đồng thời con nghe một số bài pháp thoại hướng dẫn thiền Vipassana của các vị cũng nói đến sự ghi nhận đối tượng như nó đang là. Trên thực tế trải nghiệm con nhận thấy trong thái độ dù như là tâm không sinh khởi ghi nhận đối tượng thân, thọ, tâm, pháp nhưng trên thực tế thì thái độ này vẫn là ý trí chứ chưa phải là tự nhiên vô tâm như thầy dạy. Tự nhiên vô tâm như thầy dạy thì mới phát hiện ra thái độ trên còn là lý trí sử dụng cái biết làm ta và của ta. Tự nhiên vô tâm thực sự là trả pháp lại cho pháp, không còn người thấy và đối tượng thấy. Cũng như pháp học và pháp hành cũng phải buông luôn vì còn nắm giữ thì còn khái niệm.
2. Chấp ngũ uẩn: Cái ta thể hiện ở công đoạn Hành. Tuy nhiên các công đoạn Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn thì hoạt động tự động theo quán tính. Như con thấy thì cái ta cũng tội nghiệp vì nó không biết ngũ uẩn mới thực sự chi phối nó mà nó thì lại tạo ra ngũ uẩn mà không biết gì hết.
3. Có một bài pháp hướng dẫn thiền, thầy hướng dẫn là cần phân biệt tập khí và thái độ bằng cái nhìn cái thấy. Bình thường thì ở chỗ không sinh khởi con thấy tập khí sinh khởi tự động rồi thì mơ màng trong đó còn ý thức thì không ý thức được tình trạng này. Nhưng khi ý thức được thì có thái độ muốn ghi nhận, muốn biết dòng tâm đã qua. Hoặc bình thường cũng có nhiều phản ứng tâm tự động như mắt thấy sắc thì liền kéo theo một chuỗi phản ứng trên đối tượng mà chính ý thức cũng không biết tình trạng này. Như con thấy thì ý thức phải đi kèm với cái ta thành ta biết nên cái ta biết rất ít so với các tiến trình tâm khởi lên mà nó không ý thức được…. Con có chỗ không thông được là tập khí khi khởi lên tạo ra một chuỗi vận hành tâm nối tiếp các vấn đề với nhau nhưng sao có thể sinh sôi nảy nở được như là rất hợp lý hoặc trong giấc mơ sao tập khí lại hư cấu được các sự kiện, viễn cảnh rất hoàn hảo… Nhờ thầy khai thị cho con. Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2017

Câu hỏi:

Dạ con kính chào thầy! Con có câu hỏi kính mong thầy giúp con giải đáp ạ.
Khi con đang trong cuộc sống bình thường mà có lúc lặng người đi không suy nghĩ hoặc là sau khi kết thúc ngồi thiền quán Vipassana lúc con mở mắt ra, mắt con lúc đó thấy ánh sáng bóng đèn trong phòng bình thường ổn định nhưng bây giờ lại chớp tắt liên tục rất nhanh, có những đốm sáng xoay tròn như cánh quạt, những dải sóng bay lượn trước mắt, mọi đồ vật trong phòng, cơ thể con vẫn ở đây nhưng rất khác và rõ ràng, chỉ có cái "biết" tồn tại, thậm chí bức tường, cửa sổ, cửa đi có khi còn bị uốn cong đi. Khi đó con nghĩ chả lẽ mọi thứ đều là giả, mình đang trong thế giới ảo được lập trình đồ họa như các nhà làm phim làm hay sao? Khoảng vài phút sau thì mắt con trở lại bình thường, đèn không chớp sáng, không còn vòng tròn sáng xoay và dải sóng nữa và con đi rờ tường, cửa thì nó vẫn cứng chắc và thô không thể bẻ cong được. Con không biết điều gì đã xảy ra và không biết có phải mình bị điên hay không.
Con mong thầy góp ý giải đáp giúp con.
Con xin chúc thầy mạnh khỏe và cám ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy, con xin được hỏi ạ:
1/ Chánh kiến có thể được gọi là cái thấy không làm khổ mình khổ người, như thế có được không ạ? Và để có chánh kiến chúng ta cần nên học bài học hai mặt trên cuộc đời này để có sự thấy biết những gì nên làm, những gì không nên làm, thưa thầy có phải như thế không ạ? Vì nhiều lúc con sợ cách nói của mình sai hoặc chưa đủ. Mong thầy chỉ thêm cho con ạ.
2/ Thưa Thầy, thực hành thiền tuệ có phải là thuận lợi nhất khi chúng ta ở nơi yên vắng, hạn chế hoặc hạn chế tiếp duyên nhất có thể, như là giữ giới vậy, không nghe ca hát, nói chuyện người khác phái... Vì như thế làm tâm ta dễ bị dính mắc. Thì như thế hành giả sẽ dễ vắng lặng vọng tưởng, trí tuệ sẽ phát sinh.
3/ Bạch Thầy, trí tuệ tự phát sinh do không còn vọng tưởng hay là phát sinh do thấy biết hai mặt cuộc đời ạ?
Con chân thành tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-11-2017

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Kính bạch thầy, gần đây khi nhắm mắt con thấy có quầng sáng trước mắt, vậy con nên tiếp tục theo dõi hơi thở hay quán sát vầng sáng ạ? Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-11-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Dạ thưa Thầy có phải là trong định có tuệ và trong tuệ có định, đó là tuệ giác nhà Phật tịch tĩnh trong sáng, còn chỉ có tuệ không thôi hoặc định không thôi thì đó là tuệ thế gian và định thế gian phải không Thầy? Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »