loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-12-2021

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông! Khi tâm không động, không khởi là thiền định mà không cần chỉ. Dù tâm khởi hay không khởi vẫn trọn vẹn rõ biết là thiền tuệ. Định, Tuệ song hành trong từng khoảnh khắc như thế, con thấy thiền không khó như nhiều người cứ tưởng tượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2021

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy.
Thưa Thầy,tự nhiên con ngẫm ra một khía cạnh từ lời dạy của Đức Phật "hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi..."
Con thấy ngày nay người ta nói đạo lý cho nhau nghe rất nhiều, nhưng đạo lý chỉ là "sự thật tương đối" trong thế gian. Chính vì thế gian tự quy ước rằng "phải thế này, phải thế kia" nên mới có thể người này nói lại cho người kia nghe theo.
Nhưng để thấy được chân lý thì chỉ mỗi người tự thấy trên chính nghiệp riêng của mình, không ai đau khổ và hạnh phúc giống ai phải không Thầy? Phải trải nghiệm và đồng thời chiêm nghiệm để học ra chân lý từ đau khổ và hạnh phúc, cho nên mới cần phải tập sống chánh niệm và biết rõ thực tại.
Thân, thọ, tâm, pháp...khi con "tập biết", con không chia ra cái này là thân, là thọ, là tâm hay là pháp gì cả... con chỉ đơn giản đang cái gì thì cảm nhận cái đó mà thôi. Khi con nghe Pháp Thầy thì con thấy Thầy dạy về cách thực hành "Vipassanā" rất dễ hiểu và dễ hành.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2021

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Nhờ Thầy cho con hỏi khi tâm rỗng lặng trong sáng chỉ còn tánh biết tự chiếu thì là ở giai đoạn nào trong Phật Pháp ạ? Có phải là đồng với Tâm chư Phật chưa vì con mới được trải nghiệm 01 lần duy nhất con cũng chưa biết là nếu có dịp lặp lại thì tiếp theo là gì hay chỉ là vậy ạ. Con xin cảm ơn những lời chỉ dạy của Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2021

Câu hỏi:

Nam-mô Phật!
Con kính thưa Sư ông,
Con đang hành thiền theo kỹ thuật quét cảm thọ từ trên đỉnh đầu xuống từng đầu ngón chân và ngược lại, trở lên đỉnh đầu ạ. Dạo gần đây khi con quét đến thân phần cột sống thì như có luồng khí, uốn cong lưng theo hướng đầu ngửa ra sau, khi quét đến xương cổ thì uốn đầu nghiêng qua trái, nghiêng qua phải, và khí dồn lên phần đầu ạ. Trạng thái khí dồn lên phần đầu ngay cả khi con ngồi đọc sách, không hành thiền, tức là khi con ngồi thân tĩnh lặng thì quan sát thấy rõ cảm thọ có 1 áp lực đẩy lên đỉnh đầu, và có sự dao động vật lý bên trong đầu như là có luồng khí dao động trong đó ạ.
Kính xin Sư ông kiến giải giúp con:
1. Hiện tượng này có tác hại gì không ạ, hay chỉ là hiện tượng vật lý bình thường ạ?
2. Con có nên hành theo phương pháp này nữa không ạ?
3. Nếu chưa phù hợp, con xin Sư ông hướng dẫn giúp con hóa giải ạ.
Con kính tri ân Sư ông ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông!
Cách đây khoảng 14 năm, khi còn là sinh viên, từ tình yêu đối với Phật pháp mà hằng ngày con thường lên youtube để nghe các bài giảng về Phật pháp, càng nghe con càng rối vì các thầy toàn dạy Phật pháp ứng dụng ạ. Rồi con mới lên các diễn đàn Phật học để tìm kiếm pháp phù hợp với mình. Cuối cùng nhờ duyên lành mà con gặp được pháp của Sư Ông. Từ đó cuộc hành trình tìm kiếm của con mới dừng lại.
Con bắt đầu thực hành theo pháp của Sư Ông từ lúc sinh viên đến lúc ra trường đi làm nhiều năm. Giai đoạn đầu đúng là khó khăn do máy móc phân biệt như thế nào là "Thận Trọng - Chú Tâm - Quan Sát" như thế nào là "Trong Lành - Định Tĩnh - Sáng Suốt". Việc máy móc thực hành này khiến cho con tâm lý nặng nề trong nhiều năm, cuối cùng con quên bẵng những pháp này đi, rồi tự nhiên hiểu ra chúng một cách tình cờ lặng lẽ không can thiệp. Từ ngày hiểu ra nguyên lý vận hành của pháp, con sống chậm lại không đến cũng không đi.
Gần đây các anh chị con học thiền Vipassana theo pháp nguyên thủy do một vị thầy giảng dạy, các anh chị rủ con cùng tu tập. Bằng nhận thức của con hiện tại với mong muốn ủng hộ khát vọng tu tập của các anh chị, con cũng bắt đầu học và hành thiền vipassana. Nhờ lĩnh hội được lời dạy của sư ông là "Vạn pháp đều hoàn hảo không cần thêm bớt gì cả" cho nên khi hành thiền con dùng cách tiếp cận như với bao pháp mà hằng ngày vẫn đến đi một cách tự nhiên, không truy cầu gì cả trong khi các thiền viên trong hội vẫn hành để đạt nhất nhị tam tứ thiền. Và con thấy khi quán hơi thở hay quán thọ trong thiền so với bao pháp đến đi hằng ngày chúng không hề khác nhau. Xin sư ông chỉ dạy cho con cách suy nghĩ, cách tiếp cận và hành như vậy của con có đúng không ạ?
Con xin thành kính đảnh lễ Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2021

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy ạ!
Con xin trình bày với Thầy điều này.
Lâu nay con thiền Vipassanā quán thọ (đưa tâm quét lên da từ đầu đến chân) nhưng mỗi lần thiền xong 1 giờ rất mệt. Con nguyện cầu Tam Bảo cho con gặp được Thiện trí thức để được lãnh hội Pháp hợp với căn cơ của con, thật là hữu duyên con nghe mấy bài giảng của Thầy con mừng quá và reo lên con đã tìm được Thầy rồi. Con đã thực hành như Thầy chỉ bày và con thấy vui vui. Thầy cho con hỏi các tư thế khác con cố gắng thận trọng chú tâm quan sát - hoặc trong lành định tĩnh sáng suốt. Nhưng khi con ngồi thì tâm con rỗng rang (rất ít vọng tưởng) con không biết phải làm gì thêm. Con cứ băn khoăn, xin Thầy chỉ cho con. Khi đó nếu con dụng tâm đặt vào một điểm nào trên thân thì tại đó con lại cảm giác các tế bào rung lên sinh diệt liên tục. Con xin Thầy từ bi hướng dẫn cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2021

Câu hỏi:

Thưa sư cho con hỏi chùa Bửu Long hành thiền Vipassanā theo phương pháp thiền sư nào (U Silananda, Mahasi, Pa Auk, S.N. Goenka, U pandita, Ajahn chah…) ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-07-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông,
Vừa qua, con kiếm ra trên mạng một hội thoại rất thú vị giữa Krishnamurti với thiền sư-cư sĩ S.N.Goenka. Đoạn hội thoại này giải đáp đầy đủ những nghi vấn trước đây của con đối với Krishnamurti cũng như cái nhìn của Sư Ông về nhân vật đó. Con xin phép được trích dịch và chia sẻ lên đây ạ!

“Câu hỏi: Krishnamurti không tin vào các kỹ thuật hoặc đạo sư. Tôi nghĩ thầy đã gặp ông, thầy có tranh luận về điều này không?

S.N.Goenka trả lời: Đúng là tôi đã gặp ông. Ông là một người rất thánh thiện, và tôi rất hiểu tại sao ông chống đối kỹ thuật và đạo sư như vậy. Bởi ông thấy được tình hình khắp đất nước, các đạo sư chỉ lo lợi dụng người dân, họ nói: “Nhìn đây, thầy là đạo sư và con là đệ tử, con thật yếu hèn, làm sao con có thể tự giải thoát mình? Hãy theo thầy và thầy sẽ giải thoát cho con”.....

Nên tôi mới bàn với ông: “Vâng, ngài là một bậc cao niên về cả tuổi tác lẫn kinh nghiệm”. (Đã 30 năm từ khi tôi gặp ông đến nay). “Ngài là bậc trưởng thượng nên xin ngài chỉ giáo nếu tôi có gì sai. Tôi đang dạy Vipassana chỉ vì tôi được lợi lạc và muốn chia sẻ lợi lạc ấy với người khác. Đó là lý do duy nhất của tôi. Nếu tôi có làm gì sai xin ngài dạy bảo”. Rồi ông hỏi tôi: “Vào ngày đầu anh dạy gì?” Tôi trả lời... và ông nói: “Ồ! Đó không phải là một kỹ thuật”... rồi vào ngày thứ hai… (ông nói): “Đó không phải là một kỹ thuật”

... Tôi giải thích cả 10 ngày và ông nói: “Đó không phải là kỹ thuật, anh đang quan sát sự thật. Sự thật từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác. Hoàn toàn đúng!”

Vậy còn đạo sư? Tôi nói: “Tôi không bao giờ nói tôi sẽ giải thoát ai, người ta phải tự giải thoát mình. Một đạo sư chỉ khai thị con đường, thì mới là chân sư. Còn người nào cứ cố trục lợi thì không phải là chân sư, người ấy có hại cho đất nước”. Ông nói, “không, đó không phải kiểu đạo sư áp đặt”. Ông chấp nhận cả hai [Thiền Vipassana và Đạo sư Goenka].”

Nguồn dẫn: http://www.buddhanet.net/bvk_study/bvk22c.htm

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2021

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông,
Con thưa Sư Ông, con nghe Sư Ông giảng bài kinh Trạm Xe con tự ghi chú lại theo con hiểu như sau:
1. Sīlavisuddhi – Giới Thanh Tịnh:
+ Là tứ thanh tịnh giới (những hành động, nói năng, biểu hiện qua thân, khẩu không có hại mình hại người).
+ Không còn giới cấm thủ, thấy được sự trong sạch của giới.
2. Cittavisuddhi – Tâm Thanh Tịnh: Loại bỏ ảo tưởng, dính mắc, tán loạn, dứt trừ sạch sẽ 5 triền cái.
3. Diṭṭhivisuddhi – Kiến Thanh Tịnh: Thấy như thật, đoạn tận hoàn toàn thân kiến, khi tâm trong sáng thì phản ánh trung thực mọi pháp.
4. Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi – Đoạn Nghi Thanh Tịnh: Thấy được thực tánh pháp, không phải thấy do ảo tưởng nên không còn hoài nghi.
5. Maggāmaggañāṇadassanavisuddhi – Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh: Biết rõ cái gì là đạo, cái gì là trở ngại của đạo (Ví dụ các ấn chứng thiền định).
6. Paṭipadāñāṇadassanavisuddhi – Đạo Tri Kiến Tịnh: Sử dụng được đạo thánh đế trong mọi hoàn cảnh.
7. Ñāṇadassanavisuddhi – Tri Kiến Thanh Tịnh:
+ Trong thấy chỉ có thấy, không có bản ngã trong đó ... nghe ... ngửi ... nếm ... xúc... Đây chỉ là tướng biết thanh tịnh, vẫn chưa là cứu cánh của phạm hạnh.

Con thưa Sư Ông, theo con hiểu lời sư ông giảng thì giới tịnh là vị hành giả đoạn trừ được giới cấm thủ, kiến tịnh là vị ấy loại trừ được thân kiến, đoạn nghi tịnh là vị ấy dứt sạch được nghi ngờ. Vậy bản thân con tự suy ra là đến giai đoạn thứ 4 là vị ấy đã gột sạch được 3 kiết sử chứng được quả nhập lưu có phải không ạ?

Tuy nhiên, con có đọc một bài viết trên Trung Tâm Hộ Tông về 16 tầng tuệ minh sát, con thấy đến tuệ thứ 14 (thức là phải giai đoạn thanh tịnh thứ 7 - tri kiến thanh tịnh), thì vị đó mới chứng được quả nhập lưu.

Con kính bạch Sư Ông, là con hiểu sai, hiểu chưa đúng hay như thế nào con kính mong Sư ông khai thị cho con để con đường tu tập của con được sáng tỏ hơn. Con kính đảnh lễ Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2021

Câu hỏi:

Con kính chào thầy ạ
Thầy ơi, hôm nay con có một trải nghiệm là khi con ngồi thiền thì lúc đầu con ngồi với tâm thư giãn buông xả, một lúc sau thì con thấy có một vòng tròn sáng như mặt trời đỏ xuất hiện trước vùng trán, tâm con bị hút vào đó. Con vẫn tiếp tục quan sát tự nhiên thì thấy vòng tròn đó mất, một lúc sau nữa thì bị đau ở chân, rồi tâm con nó chú ý vào cảm thọ đau đó. Con vẫn thấy biết sự chú ý đó, và nó có xu hướng là bám lấy cảm thọ đau đó. Trong thâm tâm con không có ý hướng đến cảm thọ đau đó hay cố chú ý vào cảm thọ đó. Và sau khi ngồi con có cảm giác hơi có chút căng thẳng.
Con kính xin thầy từ bi cho con hỏi:
1. Trong trường hợp này con có bị rơi vào thiền định không ạ?
2. Ngồi như vậy có gì sai không ạ?
3. Nếu khi ngồi mà bị tự động chú ý vào những đối tượng đó thì nên thoát ra hay cứ thấy biết tự nhiên là được thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »