loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-11-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Cho con xin được hỏi 2 câu ạ.
1/ Đối với một hành giả thực hành thiền định thì có thể không có được tuệ giác giải thoát do không hướng đến chánh trí. Nhưng người thực hành thiền vipassanā thì sẽ có chánh trí và cũng có thể đắc định (thần thông) nếu vị ấy muốn có phải vậy không ạ? Thưa Thầy một hành giả thực hành vipassanā có cần phải đi qua tứ thiền không ạ?
2/ Dạ bạch Thầy đối với tâm rỗng lặng, sáng suốt thì cần phải hoàn toàn tự nhiên, như tự tánh của nó, đối với một người nhiều lậu hoặc có thể tự ngộ nhận tâm rỗng lặng thì như thế có phải là ảo tưởng không ạ?
Con rất cảm động khi được Thầy trả lời những câu hỏi của tất cả mọi người trong đó có con, con sẽ cố gắng tu học không phụ lòng Thầy. Con chân thành cảm ơn những câu hỏi của các hành giả cũng như học giả ạ!
Con cung kính tri ân tất cả!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2017

Câu hỏi:

Kính thầy,
Các pháp thiền đều dẫn đến Tuệ, thấy biết chân tướng của vạn pháp.
Thế tại sao chỉ có Vipassãna là gọi là Thiền tuệ còn Samatha và Samādhi thì không gọi là Thiền tuệ?
Kính xin thầy chỉ bảo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-11-2017

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng lão,
Tu thiền Vipassanā là: Khi ăn, ghi nhận, acknowledge đang ăn; Khi nhổ cỏ, ghi nhận đang nhổ cỏ... (Quán thân)
Như vậy làm sao sinh tuệ mà gọi là Thiền tuệ?
Kính xin thầy dạy bảo cho con.
Thanh Thủy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2017

Câu hỏi:

Kính thầy
Thiền tuệ là:
Khi ăn thì nghĩ đến ăn, khi nhổ cỏ thì nghĩ đến nhổ cỏ, khi tưới cây thì nghĩ đến tưới cây. Không vọng tưởng lăng xăng quá khứ đã qua hay tương lai chưa tới.
Xin thầy chỉ dạy cho con là tại sao cách tu hành như vậy lại có thể sanh được .... Tuệ ... có thể giác ngộ được sự thật?
Con chân thành cảm tạ ân đức của thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-10-2017

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng lão
Con hành trì Vipassanā suốt ngày, trong tinh thần "hiện pháp lạc trú". Xin thầy cho con biết: Một bài kinh có nói rằng: "Chư Phật ... có hộ trì ... có giúp đỡ con ... trong việc hành thiền nầy".
Con xin cảm ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. Kính Thầy giải đáp giúp con:
16 tuệ minh sát là biểu hiện của 7 pháp thanh tịnh là tiến trình tâm đưa đến thanh tịnh phải không Thầy và đến tuệ thứ 16 hành giả mới rõ ràng sự tịch tịnh của Niết Bàn phải không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-09-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con có câu hỏi là trong chương 8 của cuốn "Sống Trong Thực Tại" Thầy có đề cập đến một loại "tâm định tịch tịnh vi diệu" mà Thầy gọi đó là Định Tĩnh Lặng.
1. Loại định này khác gì so với Sát-na định và cận hành định ạ?
2. Nó có phải là tâm định khi mà tri kiến được thanh tịnh không ạ (khi tâm thanh tịnh thì thấy tất cả các pháp đều thanh tịnh)?
Con mong Thầy từ bi chỉ dạy ạ!
Con kính chào Thầy.
Chúc Thầy thân tâm thường an lạc!
Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con vừa học xong khóa thiền Vipassana 10 ngày. Nhưng trong khóa thiền từ ngày thứ 7 đến ngày 10, con bắt đầu có cảm giác sợ hãi ngoài giờ thiền, sợ hãi đủ thứ, và cảm giác buồn, đau khổ. Tối ngày thứ 8 trong khóa thiền trước khi ngủ, tự nhiên con chớp mắt và thấy hình ảnh một người nữ như là ma, áo trắng xõa tóc. Lúc đó con tập trung vào hơi thở và ngủ được. Tuy nhiên sau khi kết thúc khóa thiền về con hay có cảm giác bất an, và cảm thấy rất đau khổ, chán nản, tự cảm thấy mình xấu xí và không có tương lai. Trước giờ con chưa từng cảm thấy như vậy, con thấy trạng thái này giống như trầm cảm. Hôm nay là ngày thứ 4 sau khi kết thúc khóa thiền, con mơ thấy ác mộng, thấy con than khóc níu kéo một người phụ nữ rất lạ mà con lại nghĩ đó là người thân thiết. Con đã không tập thiền tiếp từ sau ngày về. Con rất lo lắng và hoang mang. Mong thầy giải thích giúp vấn đề của con và con nên làm gì.
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-08-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Lại là con nữa, thưa Thầy.

Sáng nay đang ngồi bỗng nhiên con nhận ra, có 1 vấn đề mà khoảng 1 tháng nay hành pháp của Thầy con ít gặp phải như trước đây. Con ngồi suy nghĩ lại và nhớ lại những lời giảng của Thầy thì có vài cái thấy nên xin trình đến Thầy xem có đúng không ạ.

Như trước con có trình với Thầy con hành thiền từ Thiền chánh niệm cho đến Vipassana đã 2 năm. Khoảng 2 tháng trước (trước khi thật sự hành pháp của Thầy) thì con rơi vào 1 trạng thái là nhìn mọi thứ 1 lúc thì mờ mờ (con không rõ đây là hôn trầm hay là tâm si). Con lo lắng và đi hỏi thì nhiều người bảo đây là bệnh của việc định quá nhiều. Lúc đó con không đồng ý vì con thấy đa số thời gian con hành thiền là Vipassana mọi lúc mọi nơi chứ con rất ít có thời gian ngồi lại 1 nơi để thiền định sâu. Nên lúc đó con không nghĩ đây là bệnh của thiền định. Con chỉ nghĩ do mình thiếu ngủ hay là làm việc nhiều quá nên mệt mỏi.

Sau khi nghe Thầy giảng về Lý và sau đó thực hành thì tâm con linh hoạt trở lại, sáng nay con mới nhận ra mình ít bị vướng vào trạng thái nhìn mọi thứ mờ ảo ảo như lúc trước. Lúc này con mới nghiệm lại và đồng ý vấn đề của mình trước đây đúng là bệnh của Định.

Con thấy khoảng 2 năm qua con hành theo nhiều phương pháp nên tâm lúc nào cũng tầm tứ theo các đối tượng. Vì tầm tứ nên nó được bình an, hỷ lạc nhưng vì liên tục bắt chụp và duy trì từ đối tượng này qua đối tượng khác, và do tinh tấn từ ngày này qua năm kia nên cũng đến lúc tâm nó bị mệt mỏi, như tình huống của con là rơi vào trạng thái luôn nhìn mọi thứ không rõ ràng, mờ mờ.

Lúc này con mới thấy đúng là Thiền chánh niệm hoặc các phương pháp hành Thiền Vipassana mà các thiền sư chủ trương thực ra là 1 hình thức Thiền định nhưng kết hợp ưu điểm của Vipassana là có thể hành mọi lúc mọi nơi, cho hành giả dễ hành Thiền mà không vướng kẹt vào thời gian, không gian. Dù vậy nhưng từ nguyên lý cho đến hiệu quả và hạn chế của nó con thấy đều là đặc trưng của Thiền định, mặc dù trên hình tướng thì giống như hành Vipassana. Khi con hành theo Thầy thì đúng là Vipassana “chánh tông” nên tâm không còn trì trệ như hành theo kiểu tầm tứ nữa. Chỉ có 1 chỗ khác rất vi tế đó thôi nhưng cái trở ngại và hậu quả thì quá lớn.

Con xin trình với Thầy và các đạo hữu thấy vướng kẹt của con lúc trước. Nếu có gì sai xin Thầy chỉ điểm thêm cho con ạ.
Và nếu nó đúng thì con hy vọng những chia sẻ từ câu chuyện của con mấy hôm nay (cái nào cũng rất dài dòng, tốn không gian trang web hơn những người khác) cũng sẽ hữu ích cho các đạo hữu để không còn bị kẹt vào phương pháp như con.

Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-08-2017

Câu hỏi:

Dạ con xin kính đảnh lễ sư ạ.
Thưa sư xin cho con hỏi một vài thắc mắc ạ. Con thường lặng lẽ ngắm nhìn và theo dõi các hoạt động của thân và tâm. Có lúc (dạo này thường hơn) con nằm con hay nghe tiếng rè rè như ve kêu (không có tác ý) mà cái nghe tự nhiên, và lúc nghe đó vẫn phân biệt được các âm thanh bên ngoài lúc đó luôn. Lúc làm việc mà rảnh thì quan sát hơi thở, tối trước khi ngủ con thực tập ngồi thiền, khi thực tập con có vài thắc mắc là dạo này con thấy con ngồi được 30p là thấy toàn thân như bị nghiêng, bị đè nặng xuống và cảm giác như sắp chìm, hoặc có lúc nghe tiếng ve kêu re re mà thấy điếc cả tai.
Ngoài ra lúc nước bọt tuôn ra nhiều (nước bọt khá trong).
Xin sư cho con biết con phải làm gì khi gặp những hiện tượng đó và cách vượt qua ạ.
Con xin cảm ơn sư ạ.

Xem Câu Trả Lời »