loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-03-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, đã gần một năm qua con vẫn hằng ngày lắng nghe cảm nhận chính mình. Di chứng để lại của cơn trầm cảm đó là căn bệnh đau nửa đầu vẫn hành hạ con hằng ngày, những uất ức tâm lý dồn nén hơn 10 năm trầm cảm mỗi khi dâng trào khi quay lại cảm nhận đều đau buốt bật khóc. Có lẽ nói ra có thể có người không tin nhưng gần như hơn mỗi ngày của con chỉ có sự trầm uất, đau khổ, bây giờ gương mặt con chỉ chất chứa sự mệt mỏi, dù cười cũng không nổi.
Thực sự con rất mệt mỏi nhiều lần chỉ muốn buông xuôi nhưng dường như bản năng sinh tồn bên trong khá mạnh mẽ, nên con chỉ cảm nhận và để cho đau khổ, nước mắt dâng trào tuôn ra. Hơn một năm qua luôn là như vậy, cứ mỗi lần bế tắc con lại tìm đến những lời dạy của Sư Ông để chấp nhận nỗi đau muốn làm gì thì làm, nhưng có nhiều lần con mất niềm tin vào lời dạy của Sư Ông, vì không biết cảm nhận những đau khổ này sẽ mang lại cho mình điều gì ngoài việc cảm thấy đầy thống khổ và mệt mỏi cùng cực, rồi con cũng chỉ biết vật vã mà để cho nước mắt tuôn trào, rồi mỗi thứ cũng qua, nhưng con vẫn chưa cảm nhận được gì nên khổ đau đến con vẫn cứ như vậy lặp đi lặp lại.

Riêng trưa hôm nay, nỗi đau buốt ngực, uất ức lại đến, cơn đau đầu dày vò, con cũng chỉ biết buông ra chịu trận như mọi lần. Nhưng lần này có gì đó đặc biệt đã đi qua con, có một cái thấy, giúp con nhận ra một điều mà trước giờ con không hiểu, bây giờ ngồi viết nhớ lại thì rất mơ hồ, chỉ khi lúc đó con đã thấy được rằng khi cảm nhận KHỔ ĐAU, khổ đau dường như có điều gì đó rất sâu sắc không diễn tả bằng ngôn từ được, ngay lúc đó con nhận ra chính khổ đau này giúp con nhìn mọi thứ một cách sâu sắc hơn, con nhận ra nếu như bây giờ con đang vui vẻ an lạc hạnh phúc thì con rất hời hợt.
Bây giờ khi viết ra những dòng này sự trải nghiệm đó con không thể nhớ và muốn nhớ cũng không được, nó đến một cách bất ngờ. Con vẫn tiếp tục sống, mặc dù mỗi ngày vẫn là uất ức, bệnh tật, mệt mỏi chán chường nhưng con vẫn tiếp tục lắng nghe cảm nhận những điều này, trải nghiệm trưa này đã giúp con hiểu ra khổ đau có gì đó mà mình cần phải hiểu nó hơn là dẹp nó đi, có lẽ vì sống với khổ đau quá nhiều, nên con nhận ra chỉ khi nào con hiểu khổ đau trong chính con thì con mới hiểu ra chính mình, giúp con hiểu rằng việc hiểu ra chính mình quan trọng hơn bất kì điều gì.
Con xin thành kính tri ân Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2020

Câu hỏi:

Bạch thầy! Con thấy mỗi lần con vào đám đông là bản ngã nó bảo con phải nhìn con gái. Trước đây con tu niệm phật để đè nén nó thì tạm hết, nhưng gặp duyên lại cứ như cũ, len lén nhìn. Thời gian sau tham thoại đầu, cứ hỏi hoài k có câu trả lời vẫn hỏi thì tạm ổn thôi. Tới khi tình cờ nghe pháp thầy giảng. Nhìn thấy con gái đẹp thấy tâm khởi lên rõ ràng. Ngay đó k thiện k ác, k đè, k chống chỉ thấy ràng. Các pháp đã học qua cũng dứt. Xuân hạ thu đông chẳng vin đâu. Con cám ơn sư phụ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2020

Câu hỏi:

Thầy ơi!
Từ khi con được nghe Thầy giảng, mỗi lúc con thấy tâm mình sáng hơn một chút.
Tu không phải là điều gì cao siêu, huyền bí, cũng không phải tu để thành gì, hoặc đạt được điều mong ước tốt đẹp gì hoặc cố gắng mua vật phóng sanh thật nhiều, đọc kinh thật nhiều để tích phước như những gì con được nghe và cứ cố gắng trước đây. Và tu cũng không phải là sự ủy mị của 1 trái tim yếu đuối sợ bị đọa lạc nên mới tu tập.
Giờ đây con thấy ra rằng, tu đơn giản là quay về thành thật với chính mình, trọn vẹn với từng trạng thái khởi lên nơi tâm mình, nơi thân mình. Thành thật và chấp nhận tham, sân, si có mặt nơi chính mình. Chẳng chống đối các trạng thái trong tâm cũng chẳng chống đối ngoại cảnh, chẳng trách mình mà cũng không trách ngoại cảnh.
Khi con quay về thành thật với chính mình, thì con không còn để ý đến hay suy luận thái độ của người khác hoặc là đánh giá nhận xét người khác nữa. Từ đó con cũng không bị thái độ, hành động hay lời nói của người khác ảnh hưởng đến trạng thái tâm mình nhiều.
Cũng nhờ đó, mà khi có vấn đề gì cần quyết định, con không cần phải đặt lên bàn cân của lý trí để tính toán. Cũng không phải lấn cấn giữa cái gọi là chọn con tim hay lí trí.
Con cũng không còn suy nghĩ là mình phải đặt ra lý tưởng sống sao cho ý nghĩa hay gì nữa cả. Con chỉ nhận thấy rằng khi mình quay về quan sát, thành thật với chính mình thì tự động có 1 nguồn năng lượng gì đó làm cho mọi người quanh mình đến gần mình họ thấy không bất an. Vậy là con thấy hoan hỉ rồi! Mọi việc tiếp theo pháp sẽ lo.
Chỉ có điều là con không thể diễn tả hết được bằng lời những gì con cảm nhận được với Thầy và mọi người.
Mỗi lần con nghe lại pháp thoại, thì con lại cứ muốn thốt lên " À, đúng rồi, con thấy ra rồi! Vậy đó Thầy!
Con thật vô cùng biết ơn Thầy đã khai thị và chỉ dạy cho chúng con. Con biết ơn Thầy thật nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, con thấy sự sinh diệt của các pháp bên trong thân cũng như bên ngoài là cùng bản chất. Trong cái không có cái có và trong cái có có cái không. Sự vật sự việc đến đi vô ngã, sở dĩ còn đau khổ là do tâm bám chấp vào đó cho là thật có, chứ bản chất sự vật sự việc không dính dáng gì đến ta, dù có ta hay không có ta thì mọi việc vẫn như vậy. Tánh không hay cái thấy trùm khắp và không bị ảnh hưởng bởi bất cứ điều gì, chỉ cần sống với lẽ thật đó, bỏ tất cả cái còn lại và làm các hạnh lành từ cái không đó, và cho dù có chịu nghiệp quả thì cũng có hạnh nhẫn nhịn từ cái không, hay còn gọi là sống vô ngã vị tha và tùy duyên thuận pháp.
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2020

Câu hỏi:

Dạ con xin thưa Sư Ông ạ.
Con xin phép được thưa chuyện với Sư Ông như sau ạ. Nhờ những nhân duyên và may mắn mà con được biết đến Phật Pháp, trước tiên là bên Sư Phụ con là bên truyền thống Bắc Truyền ạ, rồi sau đó nhân duyên lại đưa đẩy con được biết đến bên truyền thống Nguyên Thủy qua các Quý Thầy, Quý Cô bên Tổ Đình Bửu Quang ạ. Với con thì Phật Pháp không có sự phân chia, không có cần nhất thiết theo bên nào, bỏ bên nào hay là bên nào hay bên nào dở. Với tinh thần và niềm tin đó, con tìm hiểu và học hỏi hàng ngày. Cho đến khi con được biết thêm đến Tổ Đình Bửu Long và may mắn gặp trực tiếp Sư Ông để hỏi về quyển sách "Thực tại hiện tiền". Sau đó, con cũng gặp thêm nhiều vướng mắc và chấp trước cả trong cuộc sống và trong quá trình học hỏi, tu tập. Nhân duyên và may mắn lại mỉm cười với con, khi con được thỉnh giáo với các Quý Thầy, Quý Cô và cả Sư Ông (qua mục hỏi đáp ở đây). Tuy rằng với câu trả lời con nhận được có thể nói là rất chung chung và có thể xem như không gỡ được chút gút mắc nào mà lại như thêm gút mắc. Thì hôm nay khi con nhận được thêm câu trả lời từ Sư Ông, con như chợt hiểu ra bản thân vẫn quá chấp trước, và tìm đến Phật Pháp chỉ để thỏa trí tò mò, thỏa sự hiểu biết, tìm tòi của mình để tạo thêm nhiều gút mắc hơn là đến để được giải thoát.
Nay con nhận thức sâu thêm 1 xíu về việc sống thoải mái và hãy để các Pháp tự tu, còn mình thì chỉ cần quan sát và nhận biết tất cả 1 cách rõ ràng, không gò bó, không cưỡng chế và không cố tạo ra hay mong đợi bất cứ cái gì. con cảm thấy như trên vai mình nhẹ hẳn đi và dần hiểu ra được đường trung đạo mà Bậc Đạo Sư thường dạy.
Qua đây, con xin cảm ơn Sư Ông và các Quý Thầy, Quý Cô và nhờ có Bậc Đạo Sư đó đã dựng lại con đường trung đạo và những lời dạy tuy rằng giản đơn nhưng lại rất thâm thúy, sâu sắc. Con sẽ luôn ghi nhớ những lời dạy và sẽ buông bỏ dần từ bây giờ để cuộc sống có thể đơn giản hơn, để các Pháp tự vận hành, tự Tu ạ.
Con, Đức Minh Ngạn xin phép chào Sư Ông ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2020

Câu hỏi:

Con kính chào thầy
Con xin trình pháp và mong được sự chỉ dạy của Thầy. Con thường ngày ngồi thiền quán sát hơi thở, nhìn Tâm ý của mình. Nhưng hôm nay khi con ngồi được 40 phút, con thấy toàn thân con nhẹ nhõm hoà quyện cùng với hư không, con cảm thấy sự bao la của vũ trụ, con cũng không có khởi niệm sợ hãi hay vui mừng và cố truy đuổi cái cảnh đó. Một lúc sau thì tự hết nhưng con thấy trong người con rất hỷ lạc. Con xin hỏi Thầy. Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-02-2020

Câu hỏi:

Dạ con xin phép thưa Sư Ông ạ.

Từ trước tới giờ, trong đời sống bình thường, đa phần các vấn đề mà con được tiếp thu, con đều hay diễn giải ra theo nhiều nghĩa, nhiều hiện tượng. Ví dụ khi con được học về sự vô thường và ngay cả Chánh Niệm cũng vô thường, cũng thay đổi, cũng trồi sụt. Thì con nghe chuyện đó xong, con lại suy diễn, liên tưởng đến như sau: à, vậy thì giống như là đồ thị parabol, sẽ lên xuống, sẽ kéo dài ở đỉnh điểm hoặc là ....vân vân, rồi thì lại liên tưởng và suy diễn đến các sự việc khác vậy thì có phải nó cũng là như vầy, như vầy hoặc là như vậy, như vậy cũng là vô thường hay không. Hoặc hay là khi con được dạy về hành Thiền, thì con lại nghĩ tới, ồ nếu vậy thì cứ quán Tứ Niệm Xứ, cứ Quán trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp thôi, và khi nào mình còn quán được như thế thì có nghĩa mình đang hành Thiền, và mình là 1 Thiền sinh cũng như là Thiền Sư và trên chính các Niệm Xứ đó là 1 Thiền Đường rồi. Mình chỉ đến Thiền Đường khi cần trình Pháp và để được nghe cắt nghĩa, cũng như nếu thêm lí do để đến Thiền đường là để đổi cảnh, tiếp thu năng lượng tích cực thôi ạ?
Thì với những tâm tư đó, có Cô bảo con là: sao tâm của con phức tạp và suy diễn nhiều quá, sao không thể trong sáng, sao không thể hiểu nó đơn giản như là cái được nghe chỉ, nghe dạy và cứ thế làm thôi. Nhưng với con, nếu chỉ được nghe, được dạy mà không hiểu hoặc là chưa từng trải nghiệm sâu trong đó thì con xin lỗi là bảo con chỉ cứ thế làm theo thôi thì con làm không được.
Thì ở đây con xin phép được hỏi Sư Ông 2 câu hỏi ạ:
1. Khi con được tiếp thu, lắng nghe điều gì xong sau đó con lại suy diễn, liên tưởng và so sánh như vậy thì điều đó có ảnh hưởng tốt hay xấu đến quá trình tu tập lâu dài, cũng như có để lại gút mắc gì không ạ?

2. Con có phát nguyện sẽ hướng tới sự giải thoát 1 cách thật rốt ráo và qua đó sẽ giúp đỡ, trợ duyên cho những ai hữu Duyên và cần tới con để họ cũng có được sự giải thoát như con. Thì con cảm thấy đây mới là sự không ích kỷ, không chỉ có tốt cho riêng mình mà không tốt cho người hay là chỉ tốt cho người mà không lo cho mình, và đây mới là Đạo ứng dụng vào Đời và trong Đời luôn luôn có Đạo. Không biết con suy nghĩ vậy, có hợp với tinh thần một người Phật tử nên có và có chỗ nào cần nhận thức thêm không ạ?
Mong Sư Ông dành chút thời gian trả lời giúp con ạ.
Con xin cảm ơn Sư Ông ạ.
Con, Đức Minh Ngạn

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2020

Câu hỏi:

Kính trình thầy,
Tâm vọng của mình thì có khổ, có vui, có sanh, có diệt. Tâm vọng tưởng đó mình còn gọi nó là Mara. Nó tùy duyên mà khởi. Còn tâm Phật của mình thì rỗng lặng và luôn nhận biết được cái tâm sanh, diệt đó. Tuy là hai tâm, nhưng cũng là một. Có thể gọi nó là tâm bất nhị (không hai, không một). Đây là cái thấy của con xin thầy chỉ dạy thêm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2020

Câu hỏi:

Con kính chào thày. Con biết câu: "Thà chấp có như núi Tu di còn hơn chấp không như hạt cải". Sáng nay, con chợt hiểu: tất cả những sự đối đãi nhị nguyên chỉ là khái niệm, quan niệm của thế gian, của ngã chấp. Khi bản ngã rơi rụng, tất cả mọi nhị nguyên đều rơi rụng theo, chỉ còn lại tánh biết sáng ngời thấy rõ sự thật đang diễn ra nơi thân - tâm - cảnh. Xin thày chỉ dạy thêm cho con. Con thành kính cảm ơn thày .

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy. Con xin đảnh lễ thầy ạ.
Con nhận thấy tham dục nơi con thầy ạ, từ trước khi biết Phật Pháp cho tới bây giờ, tham dục vẫn tiếp diễn tuy là có giảm bớt. Tham dục cho con thấy ra rất nhiều bài học từ đau khổ tới hạnh phúc và cho tới tĩnh lặng. Trước đây con từng rất mê đắm sắc dục, và nó đã bào mòn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần con, khiến con suy sụp. Sau khi biết Phật Pháp và có nhiều biến chuyển trong cuộc sống, con cố gắng thoát ra khỏi sự tham dục đó (tạo bản ngã thiện đối phó bản ngã bất thiện), điều đó giúp con vượt tham dục một thời gian.
Nhưng rồi mấy tháng trước, con lại rơi vào tham dục trở lại. Hai bản ngã đấu nhau rất kịch liệt, làm con mất ổn định trong cuộc sống. Mấy ngày trước bản ngã bất thiện thắng, con lại tìm tới sắc dục, tuy nhiên sau khi trải qua “sai lầm” đó, rất lạ là trong con không khởi lên hàng loạt dằn vặt hối hận hay là lăng xăng sám hối, con không thấy bản ngã thiện xuất hiện trở lại như những lần phạm lỗi trước, bản ngã thiện không hiện ra để đặt ra những ý tưởng “làm lại cuộc đời” nữa. Con chỉ thấy sau cái “sai lầm” đó là một câu nói khởi lên trong đầu rằng: “Thì ra cũng vậy thôi, cũng trôi qua”.
Trong ngày hôm đó con thấy ra ý nghĩa những câu “vấn đề là những thứ chúng ta quan tâm tới quá nhiều”, “giải quyết vấn đề chính là không làm gì cả”, “sống trọn vẹn trong thực tại đang là, chỉ nhận biết không cần tạo tác”. Thì ra lâu nay mỗi lần tham dục khởi lên con không trọn vẹn nhận biết nó, con quan tâm tới nó quá nhiều, bị nó cuốn đi, con đặt nó thành vấn đề, từ đó con tạo tác, hoặc là cố gắng giải quyết hoặc là cố gắng buông xuôi, hoặc là nuông chiều vấn đề, hoặc là tiêu diệt vấn đề, vì vậy vấn đề cứ hoài là vấn đề. Con từng cố đè nén tham dục, chạy trốn nó, nhưng rồi cũng không thoát khỏi nó. Rồi con ngông cuồng lao vào tham dục, mong tuệ tri liễu tri nó để thoát ly, nhưng rồi con chỉ càng dính mắc thêm.
Ngày hôm đó con nhìn lại và thấy ra quá trình lâu nay như vậy, thực ra khi tham dục khởi lên, con chỉ cần nhận biết như nó đang là, đâu cần gán nó là tội lỗi hay là hấp dẫn để phản ứng này nọ, thì con đã không rắc rối tới thế. Xuôi theo hay lẩn tránh tham dục đều là dính mắc vào tham dục cả. Ví như có người đang ngồi, có một làn gió thổi qua, người đó đuổi theo tận hưởng làn gió, hay sợ hãi trốn tránh làn gió, cũng đều là tự trói buộc mình vào làn gió. Lần sau người đó nhận ra vậy, khi làn gió đi qua, người đó không đăm đăm vào làn gió, không phản ứng với làn gió, người đó ngồi và nhận biết làn gió đi qua như nó đang là, như vậy người đó tự do tự tại. Cũng vậy là tham dục, khi nó khởi lên chỉ nhận biết nó khởi lên, khi nó mất đi chỉ nhận biết nó mất đi, như vậy thì tự do, không bị trói buộc, không bị hệ lụy.
Nhiều lần trước đây con cũng trải qua tham dục, rồi tự cho là mình đã tuệ tri xong vị ngọt, nguy hại và xuất ly khỏi nó, nhưng thực ra con chỉ ảo tưởng dối mình, vì sau đó con vẫn bị rơi vào tham dục nữa. Lần này con thấy ra như vậy nhưng con không nghĩ mình đã tuệ tri xong hay chưa tuệ tri xong, cũng không cho những gì mình thấy là chân lý hay không phải chân lý. Con chỉ nhận biết với tâm niệm: “Pháp diễn ra như vậy.” rồi thôi.
Thưa thầy những cái thấy thì như vậy, có gì xin thầy khai thị thêm ạ.
Con rất xin lỗi vì thư viết hơi dài và lủng củng.
Cảm niệm ơn thầy đã giúp con. Mong thầy được khỏe mạnh thân tâm ạ.

Xem Câu Trả Lời »