loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 240 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-01-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy! Thưa Thầy con xin hỏi giữa trạng thái tâm thờ ơ và trạng thái của tâm buông xả khác nhau như thế nào? Con kính tri ân Thầy. Kính chúc Thầy thân tâm luôn an lạc.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy, thưa thầy cho con xin phép hỏi một việc này.
Con vẫn ham thích chạy theo danh tiếng, thích phô diễn. Mỗi lần con định phô diễn điều gì, con thường khổ não vì cảm thấy không đúng, nhưng nếu không phô diễn thì không thỏa mãn cái tâm tham này.
Như vậy, con cứ dằn vặt, hoặc là thực hiện rồi kiểm điểm, hoặc là chịu đến lúc quên đi tham muốn đó.
Vậy có cách nào để con có thể điều chỉnh tốt hơn, mong thầy chỉ dạy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, cứu con với, không biết là con tu sai ở chỗ nào nên con thấy con có thể bị tẩu hỏa nhập ma đến nơi rồi. Giờ con đang phải buông xả, bây giờ con nói với Thầy thì không thể viết hết ý được. Thầy có thể cho con số điện thoại để con điện cho Thầy được không. Con rất mong được Thầy giúp đỡ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-12-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con có cách nhìn như vậy đúng không mong Thầy nhận xét chỉ dạy. Nếu suốt ngày cứ đi lễ, đi chùa... quỳ lạy cầu xin, sám hối rửa tội, mà cái tâm vẫn tham, sân, si; có địa vị, chức tước, công danh, giàu sang, sở tri sở đắc, được này được nọ mà không có khoảnh khắc nhìn vào bên trong - chỉ tìm bên ngoài - thì chẳng khác nào mò kim đáy biển, hoặc xuống biển tìm nước. Biển đời bao la rộng lớn, giữa vũ trụ không có điểm đầu, điểm cuối. Than ôi ta chỉ là hạt cát, hạt bụi, giọt sương giữa vũ trụ này. Vậy thì cứ đau khổ, cứ vui, hạnh phúc hết mình. Quá khứ ở đâu, tương lai là gì, ta chỉ biết hiện tại là đây!
Con thành kính tri ân cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-12-2016

Câu hỏi:

Con kính lễ Thầy! Mỗi ngày con đều nghe pháp và lên trangTTHT xem những câu hỏi đáp, hôm nay con đọc câu trả lời của Thầy cho một PT gởi ngày 30/12. Thầy nói: "Người đang đi trên núi tìm núi, người đang lội dưới nước tìm nước", theo con hiểu cũng giống như câu nói: "Đầu lại thêm đầu" tức là mỗi người ai cũng sẵn có TÁNH BIẾT hiện tiền. Do ảo tưởng chạy theo vọng thức mà thôi, ngay đây nếu biết dừng lại thì: "Thấy tức buông, buông tức thấy". Có phải không Thầy? Con kính lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2016

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thưa Thầy, con là Phật tử làm Bác sĩ ở Hà Nội.
Lời đầu con xin tri ân Thầy rất nhiều vì nhờ nghe Pháp của Thầy trên trang “Trung tâm Hộ Tông” mà con đã qua được cú sốc “tâm linh”. Sau là con xin Thầy chỉ giáo cho con một số điểm còn khúc mắc trong Pháp hành.
Con xin trình bày hơi dài dòng để Thầy có thể cho “toa thuốc" đúng căn cơ của con, mong thầy thông cảm cho con ạ.
Khi con biết tới đạo Phật thì con đã choáng ngợp với Tam Tạng kinh điển và nghĩ làm sao có thể đọc hết để mà ngộ ra được (bản tính con học gì cũng muốn có đầu cuối, phải “mô phạm”).
Vì thế con chọn Thiền tông để thực hành vì không nặng về kinh sách. Con thích ngồi thiền vì thấy tâm được thanh thản mặc dù chân có lúc tê dại như liệt.
Nhưng do cuộc sống quá bận rộn con không có nhiều thời gian để thiền và con nghĩ có lẽ căn cơ mình thấp nên con chuyển sang Tịnh độ. Con theo Tịnh độ khoảng 2 năm nay, thấy tiến bộ nhanh và dễ thực hành. Con đang phấn chấn vì nghĩ là mình đã đi đúng đường vì khi tâm bất an, chỉ cần niệm Phật là tâm con an được nhiều.
Cách đây vài tháng con tình cờ biết Thầy TTL trên Web. Mới đọc ít thông tin con đã bị choáng thực sự vì nhiều cái đều là không, là tưởng quá. Con phải dừng lại để định tâm rồi tìm hiểu tiếp sau. Rất may cho con trong quá trình tìm hiểu lại về Phật giáo Nguyên Thủy con đã “gặp” được Thầy. Con thấy những điều Thầy dậy dễ hiểu và có thể thực hành được. Con cũng lấy lại được thăng bằng trong cái hiểu (chưa phải là tánh biết) về đại thừa cũng như Phật A-Di-Đà hay thế giới Tây Phương cực lạc mà con đã hằng ao ước được đến khi vãng sinh.
Thời gian này con vừa nghe Pháp của Thầy, đọc sách của Thiền sư Achaan Naeb và vừa thực hành theo thiền Minh Sát luôn. Con xin trình bầy phần chưa hiểu và phần hành của con và xin Thầy chỉ cho con chỗ đúng sai ạ.
1- Về Danh: gồm Tâm và Tâm sở thì Tâm ở đây có bao gồm cả Tánh biết, có phải là "ông chủ” không ạ?
2- Pháp hành:
Thí dụ: khi con đang đi con biết “con" đang đi (quánsắc đang đi) thì cái biết đó là Tâm và đang đi con lại nghĩ về việc gì đó, thì đó là Tâm sở, và ngay lúc đó con cũng biết là mình đang nghĩ (vọng tưởng) và cái biết này lại là Tâm và vọng tưởng cũng ngừng khi Tâm biết thì có phải Pháp đã diệt vọng tưởng (1 cách tự nhiên) hay do Tâm đè một cách vô thức? Vì con nhận biết không có ý muốn đè vọng tưởng mà chỉ quan sát và biết nhưng không chắc chắn do Pháp hay do Tâm nên con thử quay lại (Tâm) vọng tưởng cũ nhưng Tâm sở không “hứng thú” nghĩ tiếp về điều đó nữa. Trong các sát na tâm trên con nhận biết về Tâm và Tâm sở đã đúng chưa ạ?
- Về cách quán:
Thí dụ 1: khi con đang đi con quán sắc đang đi một cách tổng quát (không chú ý tập trung vào một động tác nào liên tục, đi như bình thường nhưng biết là đang đi và quán sắc đang đi). Nếu đang đi vấp vào vật gì đó thấy đau chân thì cũng biết là đau nhưng sẽ không quán vào thọ đau đó, mà tiếp tục quán sắc đi. Nhưng nếu cái đau đó mạnh quá làm Tâm phải chú ý đến thì con nên tiếp tục quán thế nào ạ?
Thí dụ 2: khi con cắm hoa con biết mình đang cắm hoa, cảm nhận vẻ đẹp của hoa (vì mắt nhìn thấy), hương thơm (vì mũi ngửi thấy) và tâm sở sẽ khởi ưa thích và nghĩ lần sau sẽ mua hoa này hoặc sẽ trồng cây hoa này… và Tâm nhận biết đang khởi Tâm tham, vậy ở sát-na này con có nên tác ý gì không hay chỉ đứng ngoài quan sát rồi pháp sẽ tự vận hành?
Thí dụ 3: khi con khám cho bệnh nhân, con tập trung vào khám và chẩn đoán bệnh và thường con không nghĩ đến việc gì khác. Nhưng có lúc con chợt nhớ là mình phải biết mình đang làm gì và con như “đứng hình” trong 1 sat-na và tự nói trong Tâm "mình đang khám bệnh đây” và sau đó lại tiếp tục khám. Như vậy con có gì sai không ạ? Con thấy có những việc không phải tập trung cao độ thì trong cùng 1 sát-na mình có thể biết mình đang làm gì và mình vẫn liên tục làm việc đó không ngừng như đi đứng, nằm ngồi. Nhưng khi khám bệnh hay đọc sách con thấy vẫn phải ngừng việc mình đang làm kiểu "đứng hình" trong 1 sát-na để ghi nhận “hiện tại đang là”.
Trên đây là những thắc mắc con xin Thầy giải đáp giúp con. Con xin cám ơn Thầy rất nhiều!
Hà Nội ngày 30/12/2016
Phật tử Hoa Phúc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con nhận ra rằng trong thực hành Giới-Định-Tuệ hàng ngày, việc trở về với thực tại là mấu chốt và khó nhất. Hình dung việc này nó cũng giống như cuộc thi giữa Thỏ và Rùa vậy. Thỏ cách Rùa 10km, cùng xuất phát, Thỏ chạy với vận tốc 10km/h, Rùa chạy với vận tốc 1km/h - do cùng một hệ quy chiếu quán tính nên Thỏ không bao giờ bắt kịp được Rùa. Câu chuyện tương tự với việc điều chỉnh tâm trở về với thực tại. Với tâm đang trôi dạt ở quá khứ hay tương lai, khi "đưa được" nó về hiện tại thì cái hiện tại đấy đã trở thành quá khứ, cho dù cách nhau chỉ 1 sát-na. Con hiểu việc cố "trở về" sẽ không bao giờ thành công, nhưng nếu để "tự nhiên" trở về, thì cái tự nhiên này sẽ là như thế nào. Thầy có thể cắt nghĩa rõ hơn được không ạ?
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-12-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy.
Trong bộ môn Adhidhamma, họ giải thích:
- tầm: sự quăng tâm trên đối tượng
- tác ý: sự hướng tâm đến đối tượng
Thưa thầy con không phân biệt được điểm khác nhau là như thế nào.
Con xin lấy ví dụ có 1 con ong thấy 1 bông hoa bây giờ nó muốn bay lại hút mật bông hoa đó. Con xin thầy giải thích cho con ạ. Đâu là hướng tâm, đâu là tầm, tứ, hỷ, lạc, định.
Con căn trí ngu muội, xin Thầy hoa hỷ giải thích cụ thể ạ. Sadhu lành thay!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-12-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Con quan sát thân tâm, con cảm nhận điều quan trọng nhất là buông cái tâm. Ví dụ như khi con đang thất niệm, tạp niệm, con biết như vậy và con trở về với mình và buông cái tâm ra thì tự nhiên mọi thứ khác sẽ tự đúng hết theo trật tự của nó và cũng không cần biết nó sẽ là cái gì và đúng như thế nào. Con tu như vậy còn chỗ nào thiếu sót mong thầy chỉ dạy.

Thầy ơi, bao giờ thầy về Việt Nam và ngày nào thầy rảnh con muốn lên gặp thầy, vấn đề của con không thể nói vài câu trên này được nên con mong được gặp trực tiếp Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-12-2016

Câu hỏi:

Kính lễ Thầy!
Xin Thầy chỉ dạy con thêm!
Thưa Thầy con nghe Thầy giảng trên youtube từ tháng 4 năm 2015, con chưa có điều kiện gặp Thầy, theo sự thấy biết của con thì những gì Thầy giảng là chỉ cho người tu tập phải trở về quan sát cái tâm hiện tại mình đang có một cách tự nhiên, buông xả còn mọi việc khác để pháp tự vận hành. Theo con hiểu là như thế.
Hiện tại con thường tự nhắc nhở minh "sáng suốt, định tĩnh, trong lành" và "thư giãn, buông xả"; kết quả thì con chỉ có thể quay về chính mình, con chưa hoàn toàn trong lành được và con chưa buông xả được (con vẫn khó ngủ).
Con sinh năm 1976, gia đình rất nghèo khó, con học rất giỏi, tốt nghiệp đại học năm 1998, nhưng không kiếm được việc làm. Năm 1999 con theo học Nhân điện, năm 2000 con bị bệnh tâm thần, từ đó đến nay cứ 1 hay 2 năm con phát bệnh phải vào bệnh viện tâm thần 1 tuần (có khi 2 tuần).
Tháng 9-2015 con phát bệnh, khi con nhớ tới con tự nhắc nhở "trở về chính mình" thì khi đó con hết bệnh.
Con biết con không là chính mình con mới phát bệnh.
Con chấp nhận con là người có bệnh.
Con biết cách Thiền mà Thầy hướng dẫn giúp ích con rất nhiều.
Xin Thầy hướng dẫn con thêm.
Con nguyện quy y.
Mong Thầy nhận con làm đệ tử.
Kính lễ Thấy!

Xem Câu Trả Lời »