loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 240 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con thường xem mục hỏi đáp, nghe một số bài pháp thầy giảng và đọc một số sách thầy viết. Thời gian vừa qua con được dự trà đạo, được nghe thầy giảng pháp, giải thích và khai thị trong giờ trà đạo. Con không thuộc nhiều kinh điển, chỉ có thuộc bài Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh, rất tâm đắc và ngộ ra câu pháp thầy giảng là trở về trọn vẹn trong sáng, thận trọng chú tâm quan sát...! <p>
Con xin trình pháp cùng thầy. Con thật sự hạnh phúc và may mắn có được duyên lành gặp được bậc thầy thiện tri thức, thấy ra sự thật khi nghe giảng pháp! Con đã lột xác và phá đi bức tường vô minh bao lâu nay. Con có duyên lành được thầy chỉ dạy nên con đã thấy được sự thật của vạn pháp. Tất cả các pháp là tịch tịnh, chỉ có tâm chúng ta lăn tăn bị động mà thôi. Chỉ cần chúng ta trở về trọn vẹn trong sáng, thận trọng chú tâm quan sát mọi hoạt động của thân và tâm thì sẽ thấy thường trực an lạc ngay tại đây và bây giờ chứ không phải đâu khác. <p>
Mà cách để nhận và thấy ra sự thật nhất chính là hành thiền định tuệ, tịch tịnh, tịnh mà không tịnh. Thấy chỉ có thấy, biết chỉ có biết, nghe chỉ có nghe. Rồi tánh biết và thấy tự nó sẽ biết và thấy hết tất cả vạn pháp một cách chân thật! <p>
Con đã thấy và ngộ ra như vậy rồi mà con vẫn còn dính mắc, chưa chịu buông bỏ xả ly đến mức không còn gì để xả ly thầy ạ! Con vẫn còn dính mắc trong đường công danh, danh lợi, vậy thì làm thế nào thầy? <p>
Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy. Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, chiều nay con thật sự xấu hổ khi nói với Thầy là con đã thua rồi. Vì lúc ấy tâm con thật sự không còn định tĩnh và sáng suốt nữa. Giờ đây tự nhiên con buông ra được tất cả và thấy trong đầu con rất nhẹ nhàng, thoải mái và lấy lại bình tĩnh hơn. Con tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn. Con thấy mình quá yếu đuối khi chỉ 1 chút thử thách mà mình đã thấy thua. Nhờ nhìn vào tấm ảnh của Thầy con đã tải trên mạng mà thật sự con đã thông suốt rồi Thầy ơi! Con mãi mãi không quên lời Thầy dạy cho con. Con mãi mãi vẫn là người học trò của Thầy và tiếp tục khám phá chính mình. Con sẽ không nỗ lực nữa và để tự nhiên nhìn pháp lặng lẽ đến và đi. Thầy từ bi hoan hỉ cho con có những lúc tâm không được sáng suốt định tĩnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con phương pháp thực tập hạnh buông xả, vì con rất muốn quên đi quá khứ cũng như quên đi những gì đã đi qua nhưng tâm con vẫn không thể để xuống được? Xin thầy cho con lời chỉ dạy. <p>
Con thành kính cảm tạ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, cho con xin cám ơn Thầy và bạn hữu đã nhiệt tình chia sẻ về cái âm thanh phát sanh lên từ trong người con, con cũng đang quan sát thêm coi đó là gì, con thử nằm nghiêng bên trái bên phải và nằm ngửa, rồi con cũng dán thuốc dán thử nhưng nó vẫn kêu. Tối qua con dùng thử thuốc ngủ thì lúc đầu nó cũng kêu rẹt rẹt, sau khi thuốc thấm thì con ngủ quên không nghe nữa, chỉ nghe khi gần đi vào giấc ngủ. Con quan sát tâm coi có sợ không thì con thấy không sợ. Một lần con xin cám ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-12-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, Trước đây con tu tập theo các lời chỉ dẫn của thầy: Con thường thận trọng, chú tâm quan sát nơi thân, thọ, tâm, pháp. Con đã đạt được an lạc và hạhh phúc chân thật. Tuy nhiên, 6 tháng trước con bị bệnh thần kinh (rối loạn cảm xúc lưỡng cực). Việc này làm cho con mất đi an lạc và hạhh phúc trước đây. Con hiện giờ trong tình trạng luôn căng thẳng, tâm bị ì ra, không linh hoạt, làm việc kém hiệu quả. Con đã đi bác sĩ điều trị 6 tháng rồi nhưng không thấy kết quả. Con hỏi thầy có cách nào giúp con vượt qua tình trạng này không? Con thành kính mang ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-10-2015

Câu hỏi:

Bạch thầy, con xin kính chúc sức khoẻ thầy cùng chư Tăng. Con là Phật tử theo Bắc truyền Tịnh độ. Có nhiều vấn đề con vẫn thắc mắc trong tâm trí như tụng kinh, niệm Phật, trì chú,... chỉ làm tâm con an định lại, nhưng chưa giải quyết được những vấn đề nội tại trên đường tu tập. Sau nhiều hiểu lầm, con đã tìm hiểu thêm về Đạo Phật Nam Truyền. Được đọc các bài viết của thầy trên trang web trungtamhotong.org con rất hoan hỷ thấu hiểu được chánh pháp theo Phật giáo nguyên thuỷ. Con được sự truyền dạy những bước cơ bản cần thực hành như Bố thí, Giữ giới, Tham thiền. Con đang từng bước hành trì pháp Phật. <p>

Con có 1 thắc mắc nhỏ xin hỏi thầy. Đầu óc và trí tuệ con chậm tiến làm con hạn chế trong việc nghe và hiểu Pháp, việc học tập và lao động ngoài đời cũng bị hạn chế. Con thường mất tập trung và bị những chướng ngại trong việc học tập và lao động, mọi người xung quanh con chê cười và thương hại, đến giờ con cảm thấy khá tự ti. Làm sao con có thể tập trung và khai mở được trí tuệ như một Phật tử đã viết trong Hỏi đáp: "Thưa Thầy, con cảm ơn Thầy đã chỉ dạy cho con cách buông xả trong việc học hiệu quả. Nhờ ứng dụng cách buông xả và chú tâm trong việc học, mà chỉ trong 5 ngày con đã học xong một cuốn sách rất dày 600 trang và làm nhiều bài tập rất khó nữa..."

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-10-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Xin Thầy giúp con phân biệt Tâm buông xả và Tâm xả. Con cảm ơn Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con là giáo viên và hiện giờ cũng đang là sinh viên. Trong quá trình học tập, con nhận thấy mình đang cố gắng tích lũy kiến thức không ngừng. Và sau này khi ra trường, con lại trở thành người giúp sinh viên tích lũy kiến thức, kỹ năng. Nếu không có đủ kiến thức và kỹ năng thì không thể hoàn thành chương trình, không lấy được văn bằng và không tìm được công việc tốt. Như Thầy thấy đó, xã hội bây giờ hầu như ở đâu cũng đòi hỏi tích lũy - cái này hay cái khác. Con cảm thấy mình đang bị kẹt giữa hai thái độ sống đối nghịch nhau, đó là tích lũy và từ bỏ, và con chỉ có thể chọn một trong hai. Nhờ lời dạy của Thầy, con hình dung được cái đẹp của sự từ bỏ, nhưng nếu chọn cách từ bỏ thì chắc là con không thể sống cuộc sống thế tục bình thường trong xã hội. Thưa Thầy, con nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Có phải con bị kẹt vào lý luận không? Đối với con, câu hỏi này rất thật. Hiện giờ, con đang viết luận văn, và con đối mặt với câu hỏi này hầu như mỗi ngày, vì như Thầy biết, khi viết luận văn, con phải thu thập và trình bày sự hiểu biết của mình. <p>

Ngoài ra, nếu không có tâm mong cầu tích lũy kiến thức thì việc học kinh điển sẽ diễn ra như thế nào? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-09-2015

Câu hỏi:

Đôi khi con ngồi hoặc nằm thờ ơ, sự suy nghĩ về quá khứ hay tương lai hầu như không có, chỉ biết nhìn với sự trống rỗng. Con rơi vào trường hợp này vài lần rồi, nhưng mỗi lần như vậy chỉ được vài phút. Con không biết con có rơi vào trầm cảm hay trạng thái đó là gì con không hiểu. Kính xin thầy nhắc nhở và cho con lời khuyên. Con kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. Con xin được hỏi.
Khi ngồi xuống nhắm mắt lại và thư giãn. Con không dụng tâm làm gì, thì tâm liền biết các ý niệm, khi các ý niệm lặng xuống thì nó liền biết đến toàn thân đang ngồi và cảm nhân toàn bộ hơi thở (cảm nhận thấy cả phòng xẹp và hơi thở vào ra ở mũi). Trên thân có cảm thọ gì thì nó biết. <p>

1) Nhưng thưa thầy tâm cứ biết hết tâm niệm rồi chuyển sang cảm thọ, rồi chuyển sang hơi thở, nó cứ chuyển hết đề mục này sang đề mục khác. Như vậy con có nên dụng ý, đặt tâm theo dõi từng đề mục một, quan sát 1 đề mục từ lúc sanh ra cho đến lúc diệt thì mới để tâm tự nhiên chuyển sang đề mục khác? <p>

2) Khi ngồi như vậy một thời gian có lúc tâm thiếu tỉnh giác, nó không biết rõ thân tâm, con liền để tâm vào phòng xẹp ở bụng một lúc cho tâm biết rõ, sau đó thư giãn và bỏ đi sự hướng tâm để tâm tự nhiên. Con tập như vậy có đúng không ạ? <p>
Con xin cúi đầu đảnh lễ, cảm ơn Thầy !

Xem Câu Trả Lời »