loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 504 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Hỏi & Đáp về Phật giáo'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-09-2014

Câu hỏi:

Con xin phép được làm phiền thầy một chút! Con là phật tử tại gia, không dám khẳng định mình đã giác ngộ tới đâu. Con có một điều xin thầy giải tỏa dùm: Là phật tử tại gia nên mọi sinh hoạt, giao tiếp v.v… nói chung con phải như mọi người. Nếu con hòa nhập cùng với mọi người thì tâm con sẽ bị cuốn theo vọng tưởng không tu được, không hòa nhập với mọi người (vì đã thấy rõ chân lý, không có gì để nói, nếu nói thì người ta cho là “ba phải” cái gì cũng được), vậy thì làm sao sống trong cộng đồng được? Như vậy, con phải làm thế nào để việc đạo và đời được trọn vẹn? Kính xin thầy chỉ cho.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có phải các cõi Trời cũng như cõi Cực Lạc (nếu có) thì rất khó tu tập giải thoát. Vì chỉ có những hoàn cảnh thuận lợi tốt đẹp mà thiếu sự khổ (già, bệnh, chết, những điều trái ý nghịch lòng...) nên khó diệt được tâm tham ái và không học hỏi ra được bài học của chính mình. Có phải vậy không, thưa Thầy? Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Con xin Thầy hoan hỷ giải thích cho con hiểu 4 chữ "tầm thinh cứu khổ" trong hạnh nguyện của Ngài Quán Thế Âm.
Như bản thân con là người xuất gia, nếu người Phật tử đến để chia sẻ với con những nỗi khổ của họ, cũng như nghe anh chị em trong gia đình than phiền người này người kia con cũng chưa giữ được tâm ở trạng thái "trong nghe chỉ có nghe", đừng nói là "tầm thinh". <p>
Con chưa hiểu ý của 4 chữ này, con kính mong Thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con. Con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, xin thầy chỉ dạy cho con được rõ là một hành giả tu theo pháp Phật là có thể tự điều khiển sự sống chết theo ý muốn của mình bằng cách tịnh chỉ hơi thở? Các tầng thiền như sơ thiền cho đến tứ thiền có phải của Đạo Phật không? Có vị nói tu theo Thiền Tông Đông Độ là rơi vào định tưởng, con còn u mê xin thầy chỉ rõ cho con, xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>

Con có xem qua một bài giảng của Thầy nói về hành trạng của một vị Bồ Tát đối với cái kén của một con bướm. Đó là ta phải ngồi yên quan sát. <p>

Đối với những vấn đề cấp bách hơn đang xảy ra trước mắt chúng ta như những động thái có tiềm năng dẫn đến cướp của, giết người, bắt cóc, hành hạ, ăn cắp, rạch túi, bỏ thuốc mê, v.v... xin Thầy chỉ cho con có phải một vị Bồ tát cũng sẽ ngồi yên để quan sát mà thôi? <p>

Còn như vị đại Bồ Tát Phổ Hiền thì quá sức nghĩ bàn của con (Kinh Hoa Nghiêm phẩm 40) vì Ngài nói: <p>

"Nếu các chúng sanh nhơn vì trước kia chứa nhóm các nhiệp ác nên chiêu cảm tất cả quả rất khổ, tôi đều chịu thế cho, khiến chúng sanh đều được giải thoát, rốt ráo thành tựu quả Vô Thượng Bồ Ðề."

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Theo con được biết thời còn Đức Phật chỉ có Kinh và Luật, còn Luận thì sau khi Phật nhập Niết Bàn mấy trăm năm mới có. Nhưng trong bài giảng ngày 6 ở Sydney Thầy có lấy ví dụ hồi còn Đức Phật, có một vị thông thuộc hết Tam Tạng (tức là Kinh, Luật, Luận) nhưng không biết gì về thực chứng hết. Con bị confuse chỗ này. Kính mong Thầy giảng cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. <p>
Trong bài giảng gần đây Thầy có lấy ví dụ Tâm như 1 vườn cây thuốc, đủ hết các loại cây độc (tham, sân, si…), không độc, cây thuốc tốt (vị tha, giải thoát, niết bàn)…Và Tánh Biết giống như 1 vị thầy thuốc, không bỏ loại cây nào cả, mà biết rõ công dụng của từng loại cây để sử dụng hợp lý tùy trường hợp. Con xin lấy ví dụ như tâm Sân cũng giống như 1 loại cây thuốc độc, khi ta thấy rõ tướng sinh diệt, công dụng, tác hại của nó rồi thì ta không còn bị nó chi phối nữa, giống như vườn cây thuốc Sân vẫn cứ lớn mà nó không ảnh hưởng tới ta nữa. <p>
Đến đây con nảy lên 1 thắc mắc. Nếu là cây thuốc Sân thì nó vẫn cứ lớn bình thường và không chi phối được ta nữa, mà ta biết cách sử dụng nó phù hợp, còn đối với Tâm của 1 vị A La Hán thì sao ạ? <p>
- Vị ấy không còn tâm sân <p>
- Vị ấy còn tâm sân nhưng tâm sân không nổi lên <p>
- Vị ấy còn tâm sân, có lúc tâm sân nổi lên, vị ấy biết rõ tâm sân nổi lên và không bị tâm sân chi phối. (thoát khỏi trói buộc của tâm Sân) <p>
Trong Kinh Phật có nói Niết Bàn là Vô tham, vô sân, vô si… vậy vô tham, sân, si ở đây nên hiểu như thế nào ạ? Không còn hạt giống tham sân si nữa, hay là dù có tâm tham sân si khởi lên thì tánh biết rỗng lặng trong sáng chỉ thấy nó khởi thôi ạ. <p>
Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con ạ.<p>
Con xin đảnh lễ Thầy ạ. Con mong thầy được khỏe mạnh trong chuyến đi hoằng pháp bên Úc này ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-11-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Con xin phép được hỏi Thầy về "bất nhị, nhất nguyên và nhị nguyên" như trong câu trả lời của thầy cho câu hỏi dưới đây, vì con chưa được phước duyên tìm hiểu trong một cuốn sách nào cả thưa Thầy. Kính xin Thầy hướng dẫn và chỉ dạy cho con ạ. <p>
"Ngày gửi: 07-09-2013 <p>
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, <p>
Gần đây, qua sự thực hành cũng như va chạm những nỗi đau, nhất là bệnh tật, những nghịch cảnh trong cuộc sống, con cảm nhận thật sâu sắc những điều Thầy đã dạy. <p>
Con thấy rằng: nếu chỉ đơn thuần nghe giảng mà không có sự trải nghiệm thực tế trong đời thường, và nếu có sự trải nghiệm mà không học ra điều gì thì khó có thể lãnh hội được sự thật chân đế về khổ, bất toại nguyện và vô ngã, được minh chứng cụ thể trong lời dạy của Thầy. <p>
Con xin trình với Thầy về suy nghĩ của con, và con rất mong được Thầy dạy thêm cho con: <p>
Với sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành, thận trọng, chú tâm, quan sát, con nhìn thấy rất rõ bản chất thật sự của tâm con. Có lúc nó rất xấu, có lúc nó khô khan chai đá, có lúc con cảm thấy bất lực trước những nỗi đau về thể xác do bệnh tật v.v... còn rất nhiều những cung bậc lên xuống của Tâm tùy theo hoàn cảnh. <p>
Nhưng Thầy ơi, hôm nay con đã hiểu và cảm nhận sâu sắc lời Thầy dạy: Khi con nhận thức tâm con khô khan, chai đá, thì cũng từ nơi đó đã có sự dịu dàng, êm ái. Khi con nhận thức được tham-sân-si nơi con là con đã tháo mở một khe hở để cho ánh sáng rọi vào. Sự thấy biết của con càng rõ ràng hơn khi con từ những khổ đau, nghịch cảnh mà hiểu rằng: người ta không thể cảm nhận được điều gì nếu không có cái “đối nghịch” với nó, không có bóng tối thì người ta đâu biết đến ánh sáng, khi con thấy con “khô khan, chai đá” thì con mới ý thức rõ rệt được sự “dịu dàng, thương yêu”, khi con bị “giới hạn” về mọi mặt thì con mới cảm nhận được cái “vô biên” của đất trời, của vạn vật. Bản thân con sẽ không thể biết được chính con, mà chỉ có cái gì “khác với con” mới giúp con ý thức được chính mình. Như, khi đau khổ vì bệnh tật, thì con mới thấy được giá trị của một cơ thể khỏe mạnh, khi sống không có ý nghĩa trong một ngày, thì con mới thấy được sự quý giá của từng phút giây hiện tại. <p>
Kính bạch Thầy, phải chăng con đã thấy được một phần nào đó như là vị ngọt, sự cay đắng... trong lời Thầy đã dạy con? Bên trong những nỗi đau, những điều bất như ý lại ẩn giấu một sự thật mà chỉ có bản thân tự trải nghiệm, có học ra bài học thực tế thì mới thấy được. Con mong Thầy chỉ dạy để con được khai tâm mở trí. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Xem Câu Trả Lời » <p>
Trả lời: <p>
Tốt lắm, con bắt đầu biết nhìn thấy hai mặt của đời sống. Người ta thường hiểu lầm tâm vô phân biệt là không cần biết đúng sai thiện ác gì cả, nghĩa là cho rằng đúng sai thiện ác đều như nhau. Nhưng đó là tà kiến. Chánh kiến hay trí tuệ là thấy rõ đúng sai thiện ác nhưng tâm không chấp trước, tâm vẫn an nhiên trong sáng không bị ảnh hưởng bởi những đúng sai thiện ác đó. Người chấp vào một bên trong hai mặt của đời sống gọi là phân biệt nhị nguyên, còn người thấy cả hai mặt mà không chấp thủ mặt nào không xem mặt nào là ta, của ta hay tự ngã của ta thì mới có cái nhìn bất nhị. Bất nhị chứ không phải nhất nguyên, bởi vì nhất nguyên hay nhị nguyên đều là chấp thủ."

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
1- Con thường đến một chùa nọ tu tập mỗi tuần. Con biết được quí Tăng chúng trong chùa đó có chuyện xích mích, bây giờ không còn hòa hợp với nhau. Thưa thầy, con có nên tiếp tục đi chùa đó nữa không? Mỗi lần quí thầy lên giảng pháp thường khuyên Phật tử phải sống hòa hợp với nhau, nay quí thầy có chuyện bất hòa không giải quyết để sống hòa hợp được làm con thấy mất lòng tin. Xin thầy cho con lời khuyên. <p>
2- Trong giới luật nhà Phật, người Phật tử không được nói lỗi một vị tu sĩ phải không thầy? Nếu phải, thì tại sao vậy thầy, một vị tu sĩ cũng là một chúng sanh phàm phu đang tu tập như tất cả các cư sĩ Phật tử khác thôi. <p>
3- Tâm của người nói lỗi, phê bình hay chỉ trích người khác là tâm ngã mạn, phải không thưa thầy? Xin thầy hướng dẫn chúng con tu tập pháp gì để chuyển hóa tâm ngã mạn này. <p>
Con cảm ơn thầy rất nhiều. Con kính chúc thầy luôn được khỏe mạnh, bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2013

Câu hỏi:

Thầy kính, <p>
Đọc câu trả lời của thầy con giật mình vì không ngờ tâm mình còn nhiều yếu tố sâu xa như thế mà mình không biết. Từ trước đến giờ con cứ nghĩ sân là sân mà quên mất tâm sân còn có thể đi kèm với nhiều tâm khác. Con muốn xin hỏi thêm thầy về: <p>

1/ Con có đọc qua quyển Duy Biểu Học của thầy Nhất Hạnh và Năm quyển sách quí của thầy Thích Thiện Hoa. Mục đích là để biết trước tâm mình gồm có những yếu tố nào để phục vụ cho việc quán sát. Con không biết là đọc hai quyển đó đã đủ hết các dạng thức của tâm chưa. Lúc trước con cũng có đọc quyển Vi Diệu Pháp của thượng tọa Giác Chánh nhưng phức tạp, con không hiểu nổi. Xin thầy chỉ giùm con sách nào phù hợp và không quá khó hiểu. <p>

2/ Khi ngồi thiền con không tác ý đặt tâm tại đâu cả mà cứ để tự nhiên, thấy gì xuất hiện thì quan sát thứ đó. Có vài lần, con thấy có một ánh sáng trắng rất mạnh bùng lên từ phía trên cao. Con sợ quá nên quay sang quán thân và niệm Phật nên trạng thái đó tắt. Con làm vậy không biết có đúng không? Và tại sao lại có hiện tượng đó? <p>

Con xin cung kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »