loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con đọc sách BẢN ĐỒ HÀNH TRÌNH TÂM LINH của Ngài Sayadaw U Jotika. Trong sách (trang 112) có đoạn giải thích về 1 bài kệ 5 dòng như sau: <p>

Kammam natthi vipakamhi / Pako kamme na vijjati: Trong nhân không có quả, trong quả không có nhân. Cái này không ở trong cái kia. Hai cái không phải là một. Nếu bạn nghĩ rằng nhân ở trong quả hoặc quả ở trong nhân thì bạn phải có cả hai thứ cùng một lúc. Chúng không đi cùng mà tách biệt nhau. <p>

Annamannam ubho sunna: Có cái này thì không có cái kia, cái này không có ở trong cái kia; cái kia không có ở trong cái này; chúng loại trừ lẫn nhau. <p>

Na ca kammam vina phalam: Nhưng không có nhân thì cũng chẳng có quả. <p>

Kamman ca kho upadaya tato nibbattate phalam: Không có Đấng Sáng Tạo nào tạo ra vòng luân hồi cả (samsara) <p>

Suddhadhamma pavattanti hetusambhara paccaya ti: Chỉ thuần tuý là pháp, thuần tuý là tự nhiên đang diễn tiến, bởi vì có đầy đủ nhân duyên thích hợp. <p>
Đây là một bài kệ (gattha) rất hay, rất sâu sắc và ý nghĩa. <p>

Con thắc mắc ở những câu đầu: con nhớ nhân quả thường nói là "trong nhân có quả, trong quả có nhân", mà câu kệ đầu giải thích ngược lại, con không biết là có mâu thuẫn gì ở đây không, thưa thầy? Thầy giảng giải giúp con. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2013

Câu hỏi:

Thầy quí kính! Hôm nay con nhận ra một điều, con kể với thầy mong thầy chỉ dạy. <p>

Con nhận thấy: Quá Khứ, Tương lai đều là sản phẩm của ý nghĩ, sản phẩm của tâm trí. Nhận biết, quan sát, chứng kiến cái ý nghĩ này nó từ từ lặng đi, hiện tại phơi bày như nó đang là! Như vậy từ trước đến nay đâu có quá khứ, hiện tại, tương lai? Là do ta dựng lên thôi thầy nhỉ? <p>

"Quá khứ không truy tìm / Tương lai không ướt vọng / Quá khứ đã đoạn tận / Tương lai lại chưa đến / Chỉ có pháp hiện tại / Tuệ quán chính ở đây / Không động không rung chuyển / Biết vậy nên tu tập." Con rất ấn tượng với đoạn thơ này! Con biết nó có tên "Nhất dạ hiền giả", con cũng không hiểu lắm về nghĩa "nhất dạ hiền giả" nhưng con thấy trong đoạn thơ này nó chứa đựng vấn đề "mấu chốt" của thực hành! <p>

Thực hành theo lời dạy của thầy "Thận trọng chú tâm quan sát, Trở về trọn vẹn trong sáng" thì: <p>

1/ Có lúc con thấy mình như một cái "nền", trên đó thấy biết được thân thể, tâm trí, cũng như sự vật hiện tượng bên ngoài, xuất hiên, biến đi, nhảy múa, biến chuyển... Cái "nền" này lặng lẽ và có thể mở rộng mênh mông, bao la.<p>

2/ Có khi ý nghĩ xuất hiện và cuốn trôi đi hồi nào không hay, "giật mình" mới trở về được. <p>

3/ Có khi cái tâm trí cứ hiện ra đòi giải quyết một sự việc được cho là nghiêm trọng, nó cuốn liên tục như dòng thác lũ hung dữ, năng lượng của nó mãnh liệt! <p>

Con chúc thầy nhiều sức khỏe! (Bên Úc chắc lạnh, con thấy hình thầy chụp với các Phật tử bên đó trên facebook.)

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>
Qua lời giới thiệu của một người Thầy đã cho con biết được website này. Con cám ơn Thầy đã cho con mở rộng sự hiểu biết cho chúng con. <p>
Xin Thầy cho con biết lịch giảng của Thầy ở chùa Bửu Long vì đây là lần đầu tiên con xin tham dự khóa giảng tại Chùa.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2013

Câu hỏi:

Con là người gửi câu hỏi ngày 22/11 về căn bệnh trầm cảm lo âu. Con xin cảm ơn câu trả lời của Thầy và các chia sẻ của các bạn đạo. Con sẽ trở lại với chính mình để học ra bài học từ cuộc sống và bệnh tật của mình. <p>

Có gì thắc mắc con sẽ hỏi sau ạ. Con chúc Thầy và các bạn khỏe mạnh và an vui trong pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2013

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy. Thưa Thầy, con được biết là 11h ngày Thứ Hai, 25/11 Thầy sẽ về tới Tân Sơn Nhất, con xin Thầy cho phép con ra sân bay đón Thầy và đưa Thầy về Chùa ạ.

Con Chân Tuệ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, tính biết phân biệt được vạn pháp nhưng ở những người bị mù hay điếc thì khả năng "nghe, thấy" của họ không còn. Như vậy có phải là tính biết có thể bị biến dạng thay đổi hay mất đi không? Ví dụ như người bị cận thị, hay ở những người mù màu chẳng hạn, họ không còn phân biệt được màu sắc và nhìn thấy những thứ ở xa nữa?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Con rất đồng cảm với câu hỏi của Anh/chị gửi ngày 22-11-2013. Con cũng đã trải qua cảm giác lo âu, sợ hãi, đau khổ và bế tắc trong cuộc sống. Con cũng điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Cơ duyên may mắn, con đến được với pháp tu của thầy. Qua những bài giảng của thầy trong mục pháp thọai của trang web, con đã nhìn thẳng vào nỗi khổ của mình và con phát hiện ra rằng những lo âu sợ hãi trong con bây giờ nó xuất phát từ một cái nhân bị tổn thương tâm lý trong quá khứ. Từ một khái niệm được hình thành ban đầu ấy, nó bám lấy con, nó bắt con lúc nào cũng suy nghĩ về nó. Con càng suy nghĩ thì nỗi đau ấy càng lớn và dường như không còn lối thóat. Qua đó, con cũng phát hiện một điều rất quan trọng là khi có những đau khổ xuất hiện thì cái ta lý trí liền muốn dẹp chúng đi nhưng tận sâu thẳm trong tâm hồn mình, ta lại muốn nắm giữ cái nhân đó không muốn buông chúng ra (muốn bỏ mà không buông). Do nỗi đau chất chồng qua nhiều năm đã trở thành uẩn, để buông xuống ngay thì rất khó nên bây giờ mỗi lần nó nổi lên con cứ để yên cho nó tự do họat động, không can thiệp, không thêm bớt thì con cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. <p>

Con không biết nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm lo âu của Anh/chị là gì, con chỉ có lời góp ý dành cho Anh/chị là hãy nhìn thẳng vào nỗi khổ của mình để tìm ra cái gốc, cái nhân gây bệnh và mỗi khi chúng nổi lên thì hãy trọn vẹn với nó, không dẹp bỏ, không can thiệp, không thêm bớt. Mong rằng những chia sẻ của con có thể giúp ích cho anh/chị nào đã đặt câu hỏi ngày 22-11. Con thành tâm tri ân thầy. Con chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Con muốn chia sẻ đến bạn bị trầm cảm lo âu theo câu hỏi ngày 22-11-2013. <p>
Cách đây hơn 3 năm con cũng bị trầm cảm lo âu. Trong đầu con lúc nào cũng nghĩ đến việc tự tử nhưng con không thực hiện vì nghĩ đến gia đình con sẽ rất đau buồn nếu con tự tử. Sau đó con bị đau nửa người trái, đi khám thì bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân là do con bị trầm cảm, rối loạn lo âu nên mới kéo theo đau nữa người. Khi biết mình bị bệnh trầm cảm, con không uống thuốc theo toa của bác sỹ mà bắt đầu tập buông hết moi thứ. Rồi không lâu sau đó, duyên lành cho con được gặp đến chánh Pháp, được học thiền của Thầy. Con học, hiểu được gì là con thực hành theo, thực hành sai thì dần dần thấy ra rồi điều chỉnh lai, cứ dần dần như thế... con đã hoàn toàn hết bệnh lúc nào không hay mà không cần phải tốn một viên thuốc nào.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2013

Câu hỏi:

Kính chào Thầy. Con là một cán bộ đang công tác tại một trường đại học. Con theo biết đến giáo lý cũng đã được 6,7 năm. Con bị mắc chứng trầm cảm lo âu, đó là theo lời của bác sĩ hiện nay. Nhưng con vẫn không tin lắm, vì mỗi bác sĩ khám lại đưa một đơn và một chẩn đoán khác nhau. Con cảm thấy bệnh này mông lung mơ hồ lắm và lắm lúc con ghét bác sĩ tâm thần hay nhà tâm lý học vì cảm thấy họ không khoa học. Từ khi biết đến đạo, con tự hỏi có thể dùng chánh niệm tỉnh giác để chữa bệnh không? Phải chăng những đau khổ tâm lý của con là do tham sân si chứ không phải thực sự là bệnh (vì chụp não vẫn bình thường)? Con có nên bỏ thuốc không hay vẫn dùng thuốc để hỗ trợ? Con đã nhiều lần nghĩ đến việc tự sát nhưng chưa bao giờ thực hiện hành vi đó. Xin thầy dùng tuệ giác cho con lời khuyên.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Hôm nay, Con xin trình pháp lên thầy, những điều trình bày sau có gì sai con xin sám hối cùng thầy. <p>
Qua quan sát, Con nhận ra rằng điểm mấu chốt khác biệt giữa thấy biết của tánh biết và ý thức của bản ngã là ở chỗ thái độ nơi thời điểm ban đầu khi tiếp xúc với pháp. Khi có đối tượng ở thân thọ tâm, nếu ta có thái độ bám víu nắm bắt qua khái niệm rồi sau đó tư duy thì lúc đó ta đã bị cuốn trôi từ một ý niệm khởi lên ban đầu nó kéo theo rất nhiều suy nghĩ phải làm thế này, phản ứng thế kia v.v... gây ra phiền não khổ đau. Còn nếu ta có thái độ để yên cho pháp đến đi như chính nó mà không khởi lên ý niệm thì lúc đó ta như trút đi một gánh nặng rất lớn. Điểm khác biệt giữa thấy biết của tánh biết và ý thức của bản ngã là bất kỳ pháp nào xuất hiện thì tánh biết biết rất rõ mà không cố giữ lại. Còn bản ngã rất sợ sẽ quên mất đối tượng nên cố tư duy liên tục để tích lũy sự hiểu biết càng nhiều càng tốt. <p>
Con còn bị mắc kẹt chưa thông ở điểm là: Do còn nhiều tập khí nên có những đối tượng ngoại cảnh hoặc một số pháp bỗng nhiên xuất hiện nơi tâm, chúng cuốn con đi rất nhanh, sau một lúc con mới biết được. Tuy biết, nhưng con rất lúng túng, khó khăn để tỏ thái độ không chạy theo nó nữa. Mong thầy hoan hỷ khai thị giúp con. <p>
Con chúc thầy nhiều sức khỏe. Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »