loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-12-2013

Câu hỏi:

Sư ơi! Con có ý nguyện xuất gia nhưng không biết phải làm thế nào vì có nhiều thắc mắc. Con mong Sư tỏ bày cho con được rõ. <p>
1. Làm sao để được nhận vào các tự viện Phật giáo Nguyên Thủy. Con không biết mình phải đáp ứng những điều kiện gì? <p>
2. Nếu con trốn cha mẹ (hay cãi cha mẹ) nhất quyết đi (nhưng sau này khi cha mẹ đến tuổi, con vẫn về chăm sóc), vậy con có phạm "trọng tội" không Sư. <p>
Con cảm ơn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2013

Câu hỏi:

Con là một Phật tử tu học đã lâu nhiều đời nhiều kiếp rồi, nhưng kiếp này con đang gặp Pháp thử thách, bài học khá khó cho nên con quên mất tham ái gồm những gì rồi, kính mong sư ông chỉ dạy và nhắc dùm con. <p>
Cho con hỏi thêm là học tiếng Anh cách nào nhanh nhất ạ, con cần học để đi làm. Con cũng có học qua nhưng không sử dụng nên quên hết. Con đọc trong cuốn "Những bí ẩn của con người" có đoạn nói mình đã học những gì kiếp trước thì kiếp này học lại rất nhanh. Kính mong sư ông chia sẻ cho chúng con hiểu. Con cám ơn sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, triết lý trong đạo Phật khi nói đến Giác Ngộ là giác ngộ cái gì? Và Giải Thoát là giải thoát ra khỏi cái gì? Tại sao phải giác ngộ và phải giải thoát? <p>
Chúng ta có cần phải giải thoát và giác ngộ khi sống trong thực tại hiện tiền, cứ để cho thực trạng cuộc sống biến chuyển, nó như thế nào thì sống như thế ấy? Con kính mong Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-12-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con thường ngủ dậy rất muộn. Một hôm, con ghi danh tham dự một khóa thiền 19 ngày trong một thiền viện nổi tiếng nghiêm khắc, thấy lịch trình thức dậy lúc 4:30 là con rất sợ. Con liền lên chánh điện quì xuống cầu nguyện, xin chư Thiên giúp cho con thức dậy đúng giờ. Sáng hôm sau lúc đang ngủ say thì bỗng nhiên sau lưng con lạnh ngắt như có một khối nước đá làm con phải vùng ngồi dậy thật mau, sau đó 2,3 phút là chuông Thiền viện đổ báo hiệu đã 4:30 AM. Con mừng vì kịp giờ đánh răng, rửa mặt rồi đi lên chánh điện tu học một ngày tốt đẹp. Buổi sáng tiếp sau đó thì hai chân con tự nhiên bị ngứa cùng một lúc làm con cũng thức giấc lúc đồng hồ chỉ gần 4:30 sáng! Từ đó con thức dậy sớm mà ở nhà con không bao giờ làm được! <p>
Thưa Thầy, như vậy thì đó là tánh biết trong con tự giúp con hay chư Thiên ở Thiền viện đó linh thiêng mà giúp con vậy Thầy? <p>
Hôm con kết thúc khóa Thiền, con vào chánh điện lạy tạ hai vị Sư hướng dẫn, lúc cúi xuống lạy con bỗng dưng cảm giác được một hạnh phúc rất lớn trong con, nhẹ nhàng an lạc mà con rất hiếm khi có được. <p>
Thưa Thầy, đó có phải là phép mầu không? Xin Thầy hoan hỉ cho con biết, con vì ham thích cảm giác hạnh phúc, an lạc như vậy mà thích đi Thiền viện, vậy có tốt theo quan điểm của Thiền Vipassana không thưa Thầy? <p>

Kính chúc Thầy luôn sức khoẻ va an lạc!
























Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. Xin phép Thầy cho con được tham vấn vài điều thấy biết sơ sơ của con. Con thấy trên đời này sao con người chúng ta có nhiều cái nghiện quá Thầy nhỉ? Người thì nghiện xì ke ma tuý, nghiện rượu chè, cờ bạc, nghiện ăn, nghiện ngủ, nghiện chơi game online, nghiện chat, nghiện đi làm để mong kiếm cho được nhiều tiền, nghiện danh lợi thí dụ như làm này làm kia để được người ta khen và xem trọng. Nghiện tu, nghiện tìm hiểu, nghiện đạt được cái này đắc cái kia... Đại khái tất cả các nghiện ngập này đều do môi trường xung quanh tác động, cái thói quen huân tập, hành động lập đi lập lại không qua sáng suốt minh bạch biết mình (si) phải không thưa Thầy? Nên muốn thoát ra mấy cái nghiện ngập này thì mình phải bắt đầu trở lại nơi mình để khám phá ra sự dính mắc của các thói quen đó, và quán xét, sáng suốt minh bạch các hành động trên mới mong có sự hiểu biết về chúng cũng như thấy chúng tại sao sinh ra, tại sao thích thú? Chừng nào thấy được sự tai họa, khổ sở của chúng như thế nào may ra nhàm chán mà thoát khỏi chúng, phải không thưa Thầy? Xin Thầy cho chúng con vài lời dạy bảo về lãnh vực này. Chúng con xin cảm tạ Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2013

Câu hỏi:

Bạch thầy, ngày xưa khi Đức Phật khai thị cho chúng đệ tử cũng như những người đến hỏi pháp, thì Ngài thường chỉ ra cái thực trong hiện tại vậy là xong, cho dù là những đệ tử như ngài Anan, Xá-lợi-phất... đi chăng nữa thì có vẻ như Đức Phật không nói là làm thế này, tu học thế kia sau này sẽ được thế này, đắc cái kia phải không ạ, vì nếu như vậy thì vẫn có bản ngã trong cái sẽ đó đúng không thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2013

Câu hỏi:

Bạch thầy, Phật tử xin tặng thầy bài thơ này: <p>
Trên trời dưới đất gần xa, <p>
Ngắm đi nhìn lại thật là thậm thâm, <p>
Tới khi chẳng thấy xa gần, <p>
Phật Đà tâm ấy chuyên cần chẳng nghi.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2013

Câu hỏi:

Bởi vì con đọc trong kinh ghi rằng lúc Đức Phật sắp nhập diệt, ngài nhập lui và tới các tầng thiền rồi dừng lại ở tầng thiền thứ tư mới viên tịch. Và trong tu tập của con, đối với tâm sân, con ứng dụng bằng cách thấy rõ tâm sân và diễn tiến của nó, và con thường duy trì được chánh niệm sau đó; rồi có lúc tâm tham khởi lên, con cũng ứng dụng như thế, nhưng con duy trì chánh niệm không được lâu, một lát con chủ động tự ý nhường cho tư tưởng tham dẫn dắt suy nghĩ mông lung mà không trở về trọn vẹn tron sáng nữa. Cũng giống như nước lụt dâng lên con bắt đầu đắp đê chặn lại, nhưng nước lũ mạnh quá, con đành chấp nhận thả bờ đê để lũ cuốn trôi. Nên con muốn đắp trước một con đê kiên cố trước khi lũ đến, tức là con nghĩ rằng con cần đạt được tứ thiền bát định để tăng lực cho tâm chánh niệm, mà “giữ vững” được chánh niệm lâu dài khi tham sân đến. <p>
Con lại đọc một số sách viết rằng nếu không có định thì tuệ không sâu sắc, và ngay cả trong kinh Nguyên Thuỷ cũng đưa ra các đề mục thiền định nữa. Do đó mà con lầm tưởng phải đạt cho được tứ thiền bát định bằng các đề mục thiền định thì tu mới vững vàng. Mặc dù thời nay có quá nhiều kinh sách nhưng để hiểu đúng được phương pháp tu sao khó quá, từ trước nay con đã nhận thức sai rất nhiều, và cũng đã rất nhiều lần được Thầy điều chỉnh cho con, giờ con đã có được niềm tin nơi tu tập thiền tuệ, con kính cảm ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2013

Câu hỏi:

Con xin Sư dịch nghĩa giùm con câu Pāli dưới đây: <p>

Dhammam jīvitam yāva Nibbānam Saranam gacchāmi <p>
Con xin cám ơn Sư và chúc Sư sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, trong quyển 'Thiền Phật giáo Nguyên Thuỷ và Phát triển' ở phần đầu Thầy viết về thiền định, phần sau là thiền tuệ. Phần thiền tuệ thì con biết cách ứng dụng bằng tánh biết để tu như lời Thầy dạy, nhưng phần thiền định thì con chưa biết ứng dụng làm sao, vì nếu con dùng để mục để quán thì trong con đã xác định mục đích như là đạt được quang tướng, tứ thiền bát định rồi. Có phải phần thiền định chỉ dùng cho những ai còn nhiều tham muốn tu tập tạm thời để dễ đoạn trừ như dùng đề mục quán tử thi, sau đó phải chuyển qua tu tập thiền tuệ đúng hướng phát triển tự nhiên phải không Thầy? Hay là trong Phật giáo tuy liệt kê ra thiền định và tuệ nhưng cách ứng dụng tu tập vẫn là thiền tuệ phát triển chánh định tự nhiên. Vì con muốn dùng pháp quán 32 thể trược thuộc thiền định nhưng lại băn khoăn là quán như vậy thì trái với cách tu trong sáng, định tĩnh, trong lành rồi. Kính mong Thầy chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »