loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có thắc mắc kính xin Thầy giải thích cho con rõ. <p>
Trước đây con tu pháp môn niệm Phật, thời gian sau con hành thiền Vipassana cũng khá lâu. Gần đây, khi nghe những đĩa Thầy giảng và đọc Thư Thầy trò, con tu tập theo và có cảm giác là mình giải đãi thế nào đó. Con nghĩ mình chưa nắm được cốt lõi của việc tu tập. Xin Thầy giúp con hướng tới những gì thiết thực đúng đắn trong đời sống. Con rất thiết tha đến việc tu tập giải thoát, tuy con đã lớn tuổi và đang sống với gia đình. <p>
Con xin đảnh lễ và kính chúc Thầy luôn khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2013

Câu hỏi:

Kính bạch ngài. Đệ tử xin cảm tạ ngài đã chỉ dạy về trường hợp anh họ đệ tử hay thề độc mỗi lần thấy khói nhang hay nơi thờ phụng chư vị vô hình. Cho con hỏi thêm lời thề độc đó có gây họa cho bản thân anh hay người bị thề độc đó không và nếu có chúng con có thể cầu vị nào độ nạn này được. Xin cám ơn thầy và xin thầy thứ lỗi nếu thư có gì sơ sót.
Kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2013

Câu hỏi:

Con chào thầy. Con xin mạn phép có những thắc mắc này, mong thầy từ bi hoan hỷ khai sáng cho con được rõ!
PHẦN I:
"II. Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2) - Tương Ưng Bộ Kinh
"Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi."
- "Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành."
- "Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức."
- "Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc."
CÂU HỎI 1: Trước hết, cần phải biết rõ trong Danh Sắc: Thọ là gì? Tưởng là gì? Tư là gì? Xúc là gì? Tác ý là gì?
CÂU HỎI 2: Thọ (trong Danh Sắc) khác hay giống Thọ (trong 12 nhân duyên)? Khác chỗ nào? Giống chỗ nào?
"Này các Tỷ-kheo, do duyên mà thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức....ý thức" (Đại kinh Đoạn Tận Ái - Trung Bộ Kinh)
- Rõ ràng Thức này là chỉ Thức trong 12 nhân duyên, vậy:
CÂU HỎI 3: Thức (trong 12 nhân duyên) giống hay khác Thức (trong thân Ngũ uẩn)? Giống chỗ nào? Khác chỗ nào?
CÂU HỎI 4: Hành (trong 12 nhân duyên) giống hay khác Hành (trong thân Ngũ Uẩn)? Giống chỗ nào? Khác chỗ nào?
CÂU HỎI 5: Xúc (trong 12 nhân duyên) giống hay khác Xúc (trong duyên Danh Sắc)? Giống chỗ nào? Khác chỗ nào?
CÂU HỎI 6: Từ duyên Hành, phải trải qua quá trình cụ thể gì để đến Thức? Từ duyên Thức, phải trải qua quá trình cụ thể gì để đến Danh Sắc??
PHẦN II:
"Bốn đại là nhân, này Tỷ-kheo, bốn đại là duyên được chấp nhận gọi là sắc uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là thọ uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là tưởng uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là hành uẩn. Danh sắc là nhân, này Tỷ-kheo, danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là thức uẩn." (Đại kinh Mãn Nguyệt - Trung Bộ Kinh)
CÂU HỎI 7: Vậy theo đoạn kinh trên, Thức uẩn có liên quan đến Danh Sắc, nó liên quan rõ ràng và chi tiết như thế nào??
CÂU HỎI 8: Danh Sắc lại là 1 duyên trong 12 nhân duyên, trong Danh Sắc có :Thọ, Tưởng, Tư, Xúc, tác ý! Vậy Thức uẩn ở đâu trong Danh Sắc này??
PHẦN III:
"21. Trước đã nói: "Do duyên thức, danh sắc sanh". Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên thức, danh sắc sanh"? Này Ananda, nếu thức không đi vào trong bụng của người mẹ, thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không? - Bạch Thế Tôn, không! - Này Ananda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không? - Bạch Thế Tôn, không! - Này Ananda, nếu thức bị đoạn trừ trong đứa con nít, hoặc là đồng nam hay đồng nữ, thời danh sắc có thể lớn hơn, trưởng thành và thành mãn được không? - Bạch Thế Tôn, không! - Do vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của danh sắc, tức là thức. " (Kinh Đại Duyên - Trường Bộ Kinh)
CÂU HỎI 9: Vậy theo đoạn kinh trên, "Thức" đó là Thức gì? Thức trong 12 nhân duyên? Hay Thức trong thân Ngũ Uẩn??
- Trong khi: "VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66)" - Tương Ưng Bộ Kinh
"Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" ... tượng tự cho đến Thức.
- Vậy: Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là Vô ngã, vì nó là 1 khối Duyên sanh duyên diệt, ko thường hằng, chịu sự biến hoại. Khi người chết: Nhãn thức, Nhĩ thức ... Ý thức bị đoạn diệt!! Vì Thức ở đây do duyên Mắt và Sắc mà có, nên khi duyên Mắt hoại diệt, thì Nhãn thức cũng hoại diệt theo, tương tự Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, Ý thức cũng thế!!
- Phần còn lại là Thức uẩn, có hoại diệt ko? Cũng hoại diệt nốt, vì Thức (trong Ngũ Uẩn) là Vô ngã!
- Vậy theo đoạn kinh trên, "Thức" nhập vào bào thai là chỉ cái "Thức" gì?
Kinh thầy! Mong thầy từ bi giảng giải cho con được rõ, cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2013

Câu hỏi:

Kính Thầy,<p>
Con có người bạn thân năm nay đã 67 tuổi, từ nhỏ đến giờ luôn đau ốm bệnh hoạn. Chị hiểu đó là do nghiệp quá khứ nhưng cũng rất ưu tư không biết phải làm sao để nhẹ bớt nghiệp này. Kính thỉnh Thầy dạy chị làm cách nào để sám hối nghiệp bệnh. <p>
Kính chúc Thầy luôn an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2013

Câu hỏi:

Bạch thầy, con lại có bài thơ vui vui tặng quý thầy và các đạo hữu Phật tử:<p>
Trở về trong sáng hồn nhiên <p>
Tương giao vạn pháp vô biên... tuyệt vời <p>
Như Lai ở đó rạng ngời <p>
Niết bàn ngay đó mây trời bao la!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2013

Câu hỏi:

Thầy quý kính, <p>
Thầy đã thiệt khỏe lại rồi chưa? Chuyến đi Tích Lan của Thầy chắc là thú vị lắm phải không? <p>
Hôm nay, con đọc trên trang web, thấy Thầy trả lời cho một bạn về vấn đề, mẹ bạn bảo bạn đưa tiền để cho người khác mượn, bị người ta không trả. Con thấy: “Thầy hay quá chừng luôn!” Con thích câu trả lời của Thầy quá, nhờ câu trả lời đó, mà con đã sáng ra được về sự vận hành tự nhiên của nhân quả nghiệp báo, cũng như học được cách cư xử sao cho “Tùy duyên thuận Pháp, vô ngã vị tha.” <p>
Mỗi khi nghe Pháp Thầy giảng, là con lại thấy trong tâm con “vui ơi là vui” tại vì con được học nhiều điều mới lạ, thú vị quá đi thôi! Và cho dù, bài Pháp đó, con đã nghe đi, nghe lại nhiều lần, nhưng mỗi lần nghe, con cũng thấy như mới, vì con lại hiểu ra được một bài học thú vị khác nữa. <p>
Thầy có cách kể chuyện và dẫn chuyện thật là hứng thú, có những câu hỏi, thoạt nghe thấy khó trả lời, nhưng khi nghe Thầy trả lời con thấy “Hay quá chừng luôn!” Như câu hỏi của một bạn về vấn đề xem phim bị khóc, có nên tiếp tục hay ngưng?” Thầy kể cho tụi con nghe là Thầy cũng đi xem phim Ấn Độ lúc Thầy còn đi học, và Thầy có khóc nữa. <p>
Học Đạo với Thầy, điều con thích nhất, là : “Con có thể mang Giáo Pháp Thầy giảng, ứng dụng vào trong cuộc sống.” Thầy không tạo cho con cảm giác, là “Thầy ở trên cao”, mà con lại cảm thấy, “Thầy thật là gần gũi, thân thương với chúng con, vì Thầy cũng giống như tụi con vậy đó.” <p>
Niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất của con là, từ trước đến nay có chuyện gì mà con không có người tin cậy để hỏi hoặc không dám kể cho ai nghe, thì bây giờ con đã có Thầy. <p>
Dù ở xa Thầy thật là xa, và chưa bao giờ được đảnh lễ Thầy trực tiếp, nhưng con luôn cảm nhận được tâm Đại Từ, Đại Bi của Thầy, qua những bài Pháp sống, mà Thầy đã dùng thân giáo để truyền dạy lại cho chúng con. <p>

Thầy cho con cám ơn Thầy thật là nhiều nha, về những món quà tinh thần mà Thầy thường xuyên ban phát đến cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con có một người bạn vừa mất do TNGT. Con luôn lo lắng, không biết bạn sẽ như thế nào, vì theo con tìm hiểu, thì sự ra đi của bạn con có thể là do cực ác nghiệp trong quá khứ tạo thành đoạn nghiệp (Upacchedakakamma). Nếu một người chết vì đoạn nghiệp, có phải bạn con sẽ chắn chắn tái sanh vào cảnh giới khổ phải không Thầy? Con chỉ biết hằng ngày ra dọn dẹp và nhang đèn mộ bạn con và hồi hướng công đức những việc thiện trước kia con làm đến với bạn. Con có thể làm thêm gì để giúp cho bạn con không Thầy? Con luôn nghĩ về cái chết bạn và về nghiệp quả của chính con tích lũy, hiện giờ tâm trạng con không được tốt và hoang mang, mong Thầy từ bi ban cho con một lời giáo huấn. <p>
Namo Buddhaya./.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, ai cũng có tình thương Mẹ, nhưng từ khi hiểu chữ "Nghiệp" của đaọ Phật thì con biết mình không may mắn như mọi người. Từ khi nhận biết cách đối xử của Mẹ dành cho mình như là đòi hỏi thoả mãn cái ta (tham lam) của Mẹ nên con không có cách nào làm cho Bà vui được. Con buồn vì không biết chọn lựa giữa 2 cách, nên nói cho bà biết con buồn Mẹ lắm hay chỉ im lặng cho hết kiếp này? Vì Mẹ cứ hay hỏi tiền rồi cho người ta vay mượn kiếm lời, rất nhiều lần bị người ta giựt tiền luôn! <p>
Xin Thầy từ bi chỉ cho con phải làm sao để giữ hiếu đạo trong tình cảnh này? Con xin cám ơn Thầy! <p>
Kính chúc Thầy luôn sức khỏe và an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, lúc nào con cũng ưu tư với trách nhiệm của mình đối với gia đình. Nhiều khi con cảm thấy nó quá nặng, chỉ vì con lo âu cho những người mình thương. Như vậy là vì cái tâm dích mắc của con? Làm sao để con có thể thoát được suy nghĩ là mình phải lo cho mọi người được yên ổn thưa Thầy? Rồi nhiều khi chính mình lại bị khủng hoảng tinh thần chỉ vì cái ý nghĩ này. Con nghĩ gia đình con chẳng ai muốn con phải lo lắng, khổ đau vì họ, nhưng sao tâm con không buông bỏ được cái khổ này. Con xin Thầy chỉ lối cho con. <p>

Con xin hỏi thêm, là khi nào mình vui, buồn hay cảm thấy bất an thì cứ để cho nó vui, buồn hay bất an, mình chỉ cần theo dõi những cảm giác này đang xảy ra trong thân mình mà không cần phải làm gì cả, có phải vậy không thưa Thầy? <p>
Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2013

Câu hỏi:

Kính Thầy con xin hỏi lại. Mẹ con có nói với con là ra ngoài làm ăn phải biết kiên nhẫn và nhẫn nhịn người khác, nhưng con nhẫn nhịn thì người ta lại làm cho con khó chịu thêm. Vậy kính Thầy cho con hỏi chữ nhẫn phải làm thế nào cho đúng ạ? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »