loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Trong lời giới thiệu cho cuốn sách 'Con đường thiền Chỉ thiền Quán' Thầy có đề cập đến tứ thiền bát định. Nhưng con nghĩ rằng, tu tập ứng dụng theo thiền chỉ hay thiền quán đều có mỗi phương pháp tu khác nhau, mà cốt yếu của thiền chỉ là để đạt được các tầng định, vậy làm sao con có thể tu theo tứ thiền bát định mà không phải do tập trung tư tưởng hay ý chí để đạt mục đích (con muốn tu tập đúng hướng phát triển tuệ một cách tự nhiên, vì con cảm thấy con chưa có sẵn túc duyên và đầy đủ các yếu tố ba la mật khác... nên không dám bỏ tứ thiền và bát định như lời giới thiệu trong sách đó Thầy đã dạy). Con thành kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy Viên Minh! Kính Thầy hoan hỷ giảng rõ cho con: <p>

1/ Thế nào là Chánh niệm? Pháp thực hành Chánh niệm là gì? <p>

2/ Thế nào là Tỉnh giác? Pháp thực hành Tỉnh giác là gì? <p>

3/ Tỉnh giác và Tỉnh thức khác nhau và giống nhau thế nào ạ? Pháp thực hành tỉnh thức ra sao? <p>

Con cảm ơn Thầy rất nhiều! Chúc Thầy luôn an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con rất hoan hỷ Thầy làm cái website cho Phật tử hỏi đáp từ mọi nơi. Con được rất nhiều lợi lạc qua sự giảng dạy trực tiếp và tùy duyên của Thầy. Con cám ơn Thầy rất nhiều. <p>
Vừa rồi con có đọc câu hỏi của một đạo hữu hỏi về vô ngã, con có thể hiểu như thế này không, nếu có sai xin Thầy chỉnh lại cho con biết.<p>
Vô ngã là những gì mình không làm chủ được, thí dụ như cái bệnh, cái đau, cái già nó có thể đến bất cứ lúc nào ngoài ý muốn của mình. Con hiểu thêm một nghĩa nữa, là tự nó không thành lập được một mình, ví dụ như cái nhà cần phải có đất, nước, xi-măng, gỗ, ngói,... tức là phải gồm nhiều yếu tố hợp lại mới thành cái nhà, nó cũng vô ngã luôn. Con hiểu như vậy có đúng không Thầy?<p>
Kính chúc Thầy thân tâm an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2013

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, đọc câu hỏi một bạn gửi ngày 6/12/2013, hỏi về "Thọ Tưởng hành thức, thập nhị nhân duyên, danh sắc..." con thấy bạn này sao giống mình trước đây quá! Trước đây con cũng rất đau khổ khi tìm hiểu về ý nghĩa của những khái niệm này và những khái niệm đại loại như thế! Rồi tự cho mình một cách hiểu và thấy cái này sao mâu thuẫn với cái kia... rối rắm, buồn chán vô cùng! Con nghĩ sao người ta không xuất bản một từ điển Phật học để người học dễ dàng tra cứu khái niệm! Con cho rằng phải tìm hiểu hết, giải thích hết được thì mới siêu việt, mới đạt được trí tuệ! Nhưng bây giờ con đã biết đó chính là "cái ta lý trí"! Cái bản ngã tham lam muốn giải thích, muốn thỏa mãn trí tò mò! "Làm chủ" được "cái ta lý trí" này thì sẽ rất hạnh phúc vì không còn bị nó dẫn dắt nữa, khi cần thì có nó, lúc trở về nó tự dẹp qua một bên! <p>

Về từ điển Phật học, con nghĩ sẽ chẳng có được, vì không thể chính xác ý muốn nói trong từng trường hợp! Ngôn từ làm phương tiện thật là khó! Ví như từ "Pháp", bản thân nó đã có quá nhiều khái niệm làm rối người muốn tìm hiểu, khi không hiểu ý đồ người truyền đạt! <p>

Con nghĩ Đức Thế Tôn phân tích ra "Thọ, tưởng, hành, thức, danh sắc..." trong các kinh như bạn trên đã nêu là để dạy cho một vài đệ tử đã đủ "Hậu đắc trí"! Còn nếu mình cố mà giải thích bằng "lý trí" thì chỉ thêm "sở tri"! Có thể qua trải nghiệm, một lúc nào đó mình sẽ tự nhiên ngộ ra rõ ràng những điều này! <p>

Con nhớ trước đây con có đọc một câu chuyện đại ý là: Một người khăng khăng đòi Phật phải giải thích sự hình thành của vũ trụ, nếu không thì ông ta không theo tu với Phật nữa. Phật nói chỉ giúp cho ông ta thoát khổ, ông ta muốn biết điều đó để làm gì, và những gì Phật đã dạy so với cái biết của Người thì như một nắm lá với rừng xanh! Hồi đó con chỉ nghĩ Phật trả lời như thế là khôn khéo! Bây giờ con đã hiểu một cách mới mẻ và biết ơn! <p>
Cảm ơn Thầy nghe con tâm sự. Có gì không đúng mong Thầy chỉ dạy. Con chúc Thầy luôn mạnh khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2013

Câu hỏi:

Bạch Thầy, con chưa có duyên để được gặp và tu học với Thầy lần nào, nhưng con thường vào trang web của Thầy để đọc và theo dõi những bài pháp thoại của Thầy, những câu hỏi đáp cuả Thầy và quý Phật tử làm con rất hạnh phúc! Cách giải thích của Thầy tự nhiên và dễ hiểu nên con rất thích, như là: Tùy Duyên Thuận Pháp, để mọi thứ xuôi theo tự nhiên, có sao biết vậy, không thêm bớt, cũng chẳng cưỡng cầu, có sao vui vậy, có lạc thọ lạc, có khổ thọ khổ (khi đau bụng mà lắng nghe trọn vẹn với sự đau bụng thì cũng cảm nhận ra được sự hạnh phúc!) <p>
Thưa Thầy, nghe qua thì hết sức vô lý, nhưng con có thử rồi, Thầy nói không sai. Có một lần con bị nhiễm trùng lỗ tai, một bên lỗ tai trái của con đau vô cùng, đau muốn chết không được, muốn sống cũng không xong, nó đang mưng mủ trong đó. Con nhớ bàì giảng của Thầy "sống trọn ven với nỗi đau" tức là con nằm lắng nghe nỗi đau buốt từ lỗ tai trái và tự nhiên con thấy (cảm nhận) được nó bớt đau liền...! Kỳ diệu ...lạ kỳ! <p>

Con cũng vừa nhận được sự trả lời của Thầy trong câu hỏi về Mẹ của con. Con cảm nhận được tình thương của Thầy được ban rải khắp nơi như hơi ấm truyền đi xa tới mọi nơi trên trái đất để đến được bên con. Con xin cảm ơn Thầy vô cùng!<p>
Kính chúc Thầy luôn sức khoẻ và an lạc!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin Thầy hoan hỷ cho con hỏi. Con đọc trong quyển "Thực tại hiện tiền", chương 2 thầy có viết: <p>
"Vậy vô ngã là gì? Anh ta trả lời: vô ngã là không có gì là ta, không có gì là tôi cả. Ta, tôi, đã không có thì làm gì có cái gọi là xe của tôi, nhà của tôi! Nghe nói thế là tôi biết anh ta trật rồi... Vô ngã là vô ngã, còn cái nhà của tôi vẫn là cái nhà của tôi, nó có liên hệ gì với nhau đâu?..." <p>
Con không hiểu rõ chỗ này "Vô ngã là vô ngã, còn cái nhà của tôi vẫn là cái nhà của tôi" Kính xin thầy soi sáng thêm cho con, thành thật cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2013

Câu hỏi:

Thầy quý kính, <p>

Thắm thoát, mà con đã học Pháp hàm thụ với Thầy gần tròn một năm rồi, tâm trạng lần đầu tiên con được nghe Pháp Thầy dạy, thật là không biết nói sao. <p>

Trước ngày được gặp Thầy, con đã trải qua một thời gian khá dài, để dồn tất cả mọi nỗ lực theo học và thực hành một phương pháp cứng ngắt, khuôn khổ, khắc nghiệt, nên con đã hoàn toàn kiệt sức. <p>

Con bèn quyết định từ bỏ phương pháp mà con đã khổ công tu bấy lâu nay này, bởi cảm giác: “càng tu, con càng cảm thấy mù mịt.” Có nhiều lần, con tự hỏi: “Có phải, mình đang đi ngược đường?” “Tại sao tâm mình càng ngày, càng trở nên, chai lì như thế này?” Con cứ như là con nhộng trong cái kén, cứ loay hoay mãi mà không biết làm sao để thoát ra!<p>

Con có quá nhiều câu hỏi, nhưng lại không biết hỏi ai, nên mỗi đêm, giữa khuya thanh vắng, trong tâm trạng khắc khoải, tuyệt vọng và đau khổ cùng cực, con ra quỳ dưới chân Đức Thế Tôn, và con cảm nhận được lòng từ của Ngài, con tâm sự với Ngài về “nỗi lòng học Đạo” của con. <p>

Và như Thầy đã thường khẳng định với chúng con: “Pháp tự nó vốn đã hoàn hảo, không cần chúng ta xen vào.” Thế rồi có những duyên đưa đẩy đến, giúp cho “Hết cơn bỉ cực, đến hồi thới lại.” <p>

Thật là hạnh phúc tuyệt diệu biết bao sự vận hành tự nhiên của Pháp, con có đủ duyên lành để học Pháp của Thầy, một điều hạnh phúc hơn nữa là, “Thầy chính là vị Thầy con mơ ước, mà con lại hoàn toàn không hay biết là qua những lời mà con đã kể lể với Đức Thế Tôn, thì chính trong thâm tâm con đã thầm mơ ước có được một vị Thầy Đại Từ, Đại Bi như vậy.” <p>

Con cám ơn Pháp đã giúp cho con có cơ hội để được trải nghiệm những nỗi đau khổ cùng cực, do cái ngã bị tổn thương trầm trọng, những vấp ngã từ sự thực hành sai, trước khi được gặp Thầy, nên lần đầu tiên ngay khi nghe Thầy dạy, con đã nhận được tài sản vô giá mà Thầy đang tìm đủ mọi cách để trao lại tận tay cho chúng con. <p>

Với niềm tin vững chắc ở nơi Thầy, nên con không phải mất một chút thời gian quý báu nhỏ nào hết cho những thắc mắc, đối chiếu, so sánh, hoặc phải bơi trong rừng chữ nghĩa để tìm kiếm một điều gì, mà con chỉ một lòng, một dạ ứng dụng ngay Pháp đơn giản, thiết thực, hiện tiền, mà Thầy đã thực chứng từ những trải nghiệm của chính bản thân mình trong cuộc sống. <p>

Thưa Thầy, nhờ con luôn “Nhớ” và “Biết” đúng lúc, nên việc thực hành Pháp Thầy dạy, đối với con nhẹ nhàng và thú vị lắm, và đôi lúc con cũng hưởng được hương vị cao quý của Pháp Bảo chút chút. <p>

Thầy ơi! Có một điều thật thú vị, là ngay cả một đứa bé, mới biết đi chập chững, lại ứng dụng Pháp “Thận Trọng, Chú Tâm, Quan Sát” điêu luyện vô cùng. <p>

Con có đứa cháu vừa mới chập chững biết đi, mỗi lần mấy đứa cháu của con có dịp tụ hội về nhà con để thăm Bà, thì chúng cứ dẫn nhau chạy lên, chạy xuống tầng lầu như mắc cưỡi, cháu mới biết đi chập chững này, nó cũng ráng sức theo anh chị của nó để lên xuống cầu thang. <p>
Con ngồi quan sát để coi chừng mấy đứa nhỏ đang chạy chơi, và thử xem cháu nhỏ nhất nó làm sao? Con thấy: Lần đầu tiên khi cháu muốn đi xuống cầu thang, nó nhìn xuống phía dưới trước, có lẽ nó thấy độ cao nên sợ, nó bèn xoay lưng lại, và giữ tư thế xoay lưng về phía trước để đi xuống cầu thang, tay cháu thì vịn chắc bậc thang trên để làm điểm tựa thủ thế, còn chân thì cứ cẩn thận dò từng bàn chân một, để đặt bàn chân lên nấc cầu thang dưới kế tiếp, cháu làm từ từ như vậy, và cuối cùng đã đi xuống được tới đất, mà không cần đến sự giúp đỡ của ai hết. <p>

Con thấy tức cười là, trong khi cháu đang thận trọng đi xuống cầu thang, thì mấy đứa kia đã chạy lên, chạy xuống, đuổi bắt nhau được mấy vòng rồi, mỗi lần mấy đứa kia chen đi ngang, miệng bóp kèn “tin tin” thì cháu nhỏ đứng nép qua một bên, cho anh chị nó chạy qua, xong nó lại tiếp tục kiên nhẫn học tiếp bài học đi cầu thang của nó. <p>

Đến khi xuống tới đất rồi, thì cháu lại chậm rãi, hoan hỉ leo ngược trở lên lầu một cách kiên nhẫn, không quan tâm tới việc, anh chị của nó đang làm gì, nó cứ chăm chỉ dùng bàn chân nhỏ xíu của nó, thận trọng bước những bước chập chững của nó mà thôi. <p>

Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2013

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy.<p>
Bạch Thầy, con là một Phật tử thuần thành, hiện tại con muốn kinh doanh bên lĩnh vực chăn nuôi, làm như vậy thì có phù hợp với Đạo Phật không? Thầy cho con xin ý kiến với ạ. <p>
Con cám ơn Thầy. Kính chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2013

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư. Con có 1 người bạn thân, lâu rồi mười mấy năm nay mới gặp lại. Cô ấy giờ theo đạo Phật tu rất tinh tấn, bỏ nhà bỏ cửa bỏ chồng bỏ con để theo quí sư cô tu theo pháp môn Tịnh Độ. Cô ấy nói niệm Phật chết sẽ được Phật A-di-đà rước về Tây Phương Cực Lạc, sau đó tu tiếp để được về Niết-bàn chấm dứt luân hồi sinh tử không còn tái sinh lại làm người nữa, có đúng không thưa Thầy? Giờ đi tới đâu con cũng nghe người ta tu như vậy. Con thắc mắc hỏi Thầy hoan hỉ giải thích cho con để con đi đúng con đường chánh pháp của mình.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2013

Câu hỏi:

Kinh Thay, xin Thay chi day them cho con ve 8 cau tho nay:
An tru trong tinh mach
Thay phap tro ve nguon
Khong han thu bao dong
Niem an lac trao dang
Dieu phuc duoc chu mang
Song on hoa chan that
Vuot ra ngoai ai nhiem
La niem vui lon nhat.
Con xin cam on Thay.



Xem Câu Trả Lời »