loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-05-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>
Qua website con được biết thầy đang đi châu Âu để chia sẻ đạo với các Phật tử. Con chúc thầy sức khoẻ thật tốt và chuyến đi thuận lợi, để giúp nhiều Phật tử nhận thức đúng và thực hành đúng. <p>
Con đang ôn thi học kì, kết thúc năm học để trở về Việt Nam. Khi ôn thi con tập trung, mệt mỏi và suy nghĩ nhiều, nên bản ngã cũng được dịp hiện lên rõ ràng và hùng mạnh hơn, thử thách con nhận ra những mong muốn ảo tưởng đó không phải là chính mình. Thói quen lâu năm đã luyện cho con suy nghĩ những mong muốn, mục đích, ước vọng (cả trong học tập và sự nghiệp tương lai), đó là bản thân mình rồi, nay phải bỏ đi thật khó. Con đang tinh tấn để chiêm nghiệm rõ ràng hơn. <p>
Tại trường đại học của con, con đang học về Thiên Chúa Giáo. Mặc dù đa phần con chiên Thiên Chúa vẫn đi theo giáo lí, triết lí, suy luận về từ ngữ... (cũng như căn cơ của đa phần Phật tử mình vậy), con may mắn vì được tiếp xúc với những cách nhìn gắn với đời sống và xa rời bản ngã hơn. Ví dụ như Prayer (những lời cầu nguyện) không phải đề cầu xin, mà chỉ đơn giản là đón nhận cuộc sống và "May God be God, May I be me, May everything be as it is" - Hãy để mọi thứ như nó đang là, đừng xen vào, đừng can thiệp. <p>
Con cũng chia sẻ với mẹ con về Đạo Phật như bạn đạo để cùng hiểu rõ ràng hơn. Con nhận thức được rằng: Tu không phải là sửa mình, cải thiện mình, cũng không phải là không sửa mình, mà là buông hoàn toàn bản ngã mong muốn tu sửa. Từ "đắc đạo" mà mọi người hay sử dụng, có phần lạm dụng, thật không may lại dẫn đến hiểu sai. Do bản ngã của mỗi người góp phần, "đắc đạo" đã bị hiểu sai rằng có một trình độ để "đạt được", có một thứ trong đó "để đạt lấy", có Niết Bàn "để nhập để xuất". Trong khi thực ra không có gì để đạt lấy cả, mà buông bỏ ý muốn đạt đến Niết Bàn, thì Niết Bàn hiển hiện ngay trước mắt. Khi mẹ con hỏi tu là để sửa mình và sống tốt hơn, hạnh phúc hơn đúng không, con trả lời rằng tu là buông hoàn toàn bản ngã muốn sửa, muốn hạnh phúc hơn của mình. Tu không phải để xa lìa, cách li đau khổ, chỉ chọn hạnh phúc, mà là thấy được đau khổ là kết quả của bản ngã, nhìn rõ bản ngã để nó biến mất. Khi không còn bản ngã nữa rồi, thì không còn được - mất, thắng - thua, thành công - thất bại nữa, khi ấy chỉ còn lại cuộc sống vô thường mà vĩnh cửu thôi. Con hiểu vậy có đúng không thầy? <p>
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-05-2014

Câu hỏi:

Dạ, con xin chào Sư. Con xin Sư hoan hỷ cho con hỏi một câu. Lấy gì làm nhân và lấy gì làm duyên cho hiện hữu? Con xin cám ơn Sư và xin đảnh lễ Sư lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-05-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đọc trong kinh Tứ niệm xứ, con thấy có những lời Phật dạy như thế này: "... quán thân trong thân hay quán thân ngoài thân hoặc quán cả hai quán thân trong thân và quán thân ngoài thân" hay "... quán thọ trong thọ hay quán thọ ngoài thọ...". Xem một số bản chú giải, con thấy có khác nhau khi hướng dẫn về quán thân trong thân, quán thân ngoài thân hoặc quán thọ trong thọ, quán thọ ngoài thọ, v.v... <p>
Con xin thầy giải thích dùm con thế nào là quán thân trong thân, quán thân ngoài thân hoặc quán thọ trong thọ, quán thọ ngoài thọ, v.v... Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-05-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, <p>
Con đang bắt đầu thực tập pháp hành mà Sư chỉ dạy. Con xin Sư giải thích thêm cho con hiểu khi mình nhìn mọi sự với tâm rỗng lặng, vậy rỗng lặng là như thế nào hả Sư? <p>
Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2014

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. Kính bạch Thầy, <p>
Mỗi lần đọc kệ của Thầy, con nghe tâm con trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát, mát mẻ, trong sáng một cách lạ lùng.
Sáng nay được đọc bài thơ “Xuất Gia, Xuất Giá” Thầy trả lời cho một bạn Đạo, con thiệt thấm lắm, nhưng trong 2 câu Kệ: “Đừng chờ nhập thế mới công phu” và “Giác liền ngay đó độ Xuân Thu” con không hiểu rõ nghĩa của chữ “nhập thế” và “độ Xuân Thu”, con thỉnh Thầy giải thích cho con, con cám ơn Thầy. <p>
Con xin được chép lại bài Kệ dưới đây: <p>

Xuất gia, xuất giá cũng đều tu <p>
Không tùy thuận pháp khác chi mù <p>
Chớ đợi xuất gia rồi hạ thủ <p>
Đừng chờ nhập thế mới công phu! <p>

Hiện tại chẳng am tường thật giả <p>
Tương lai sao thấy rõ cương nhu <p>
Đâu đâu cũng chỉ thân tâm cảnh <p>
Giác liền ngay đó độ Xuân Thu. <p>

Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2014

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy. <p>
Mấy hôm trước con muốn kính gởi lời kính chúc Thầy: thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành trong chuyến hoằng pháp tại Âu Châu, nhưng vì mạng máy tính của con bị lỗi nên không viết cho Thầy được con xin sám hối. Nay Thầy đã ở Châu Âu được mấy hôm rồi con mới gửi đến những lời nầy được. Kính mong từ lực Tam Bảo gia hộ Thầy luôn khỏe mạnh, thuận lợi trong chuyến hoằng pháp. Các đạo hữu ở Châu Âu thấm nhuần và thâm nhập được những lời pháp thoại của Thầy. <p>

Con có những cảm nhận gần đây mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con thấy các Pháp luôn nối tiếp nhau trôi chảy, ngay lúc đó nếu không nhận được thì bỏ mất cơ hội? Con thấy bản thân mình hay thu nhỏ cái hiểu biết thay vì ngay lúc đó mình có thể thấy các pháp đang hiện bày? Không biết sự thấy biết của con có đúng không? Kính mong Thầy chỉ dạy thêm và sửa sai cho con chỗ chưa rõ. Con xin chân thành cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2014

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, <p>

Ngày 9/4 con trình lên Thầy về việc "mất" cái hứng thú nghe nhạc... Mươi ngày nay việc ngồi thiền khi rảnh hay trước khi đi ngủ cũng "mất" rồi Thầy ạ. Thay vào cái bình an, rỗng lặng mà con cảm nhận được ngày càng rõ/"đậm" hơn khi "cố ý" ngồi thiền là sự mát mẻ, nhẹ nhàng thật mênh mang, êm dịu luôn thường trực ở trong tâm con. <p>

Chánh niệm dường như là anh lính thực hiện công tác canh chừng sự bát nháo của tâm một cách hết sức tự giác/ tự động, không cần ai phải đôn đốc, nhắc nhở nữa Thầy ạ. Không cái gì xẩy ra hay định xẩy ra trong thân và tâm con qua mắt được anh bạn ấy Thầy ạ! <p>

Thầy chỉ chỉ hướng/nguyên lý và "buộc" chúng con phải tự chiêm nghiệm, thực hành để tự thấy ra, nhận ra chân lý. Và chính những lời dạy "đơn giản" đó, chính sự không dắt tay, chỉ dẫn từng bước đó của Thầy đã tạo điều kiện và buộc chúng con phải tự lớn lên. Con xin thành kính Tri Ân Thầy đã chắp cho chúng con những đôi cánh thực sự để chúng con cũng được bay vút trời xanh... <p>

Con xin kính chúc Thầy có những ngày hoằng pháp bên trời Âu luôn được Khoẻ và Vui!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-05-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy cho con hỏi: Đức Phật còn được gọi là chúng sanh hay không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-05-2014

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Trước tiên con xin kính chúc thầy luôn mạnh khỏe và chuyến đi hoằng pháp thành công tốt đẹp! <p>
Bạch thầy! Từ ngày biết đến Phật pháp không hiểu sao con gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống đời thường. Lúc đầu, con rất mệt mỏi, nhiều khi tưởng mình không thể gượng dậy được trước sóng gió, phong ba của cuộc đời. Nhưng nhờ những lời khai thị của thầy, con dần lấy lại được quân bình. <p>

Nhưng thầy ơi, không hiểu sao con cứ vượt qua được sóng gió này thì phong ba khác lại ập tới mỗi ngày một khắc nghiệt hơn. Nhiều lúc con cũng không hiểu sao mình lại gặp những chuyện trớ trêu, oan ức như vậy nữa. Mặc dù, xét về mặt tục đế con hoàn toàn không có lỗi, vậy mà con lại phải chịu cảnh như một kẻ phạm tội thầy ạ. Có lẽ đây là sự vận hành kì diệu của Pháp mà con chưa ngộ ra. Nhớ lời thầy, con vẫn nhẫn nại để học từ khổ đau bài học của cuộc sống. Và từ trong im lặng con chợt nhận ra: Hình như học trò càng chăm học thì bài học của Pháp đến càng nhiều và ngày càng gay cấn hơn. Điều đó cũng giúp con nhanh trả hết nghiệp mà mình đã tạo. Liệu điều con thấy như vậy có đúng không ạ? <p>

Và thầy ơi, từ những khổ đau đó đã có 3 lần con thấy như mình chạm được vào thực tính của Pháp. Lúc đó tâm con có một cảm giác thật lạ. Tâm mở ra mênh mang, không còn một ham muốn, yêu được cả những người đã làm mình đau khổ (Cái cảm giác này rất tự nhiên thầy ạ). Điều đó khiến con tin vào Pháp và vững tâm hơn trên con đường học Đạo. Nhưng cảm giác đó chỉ khoảng 30 phút rồi biến mất khi con khởi lên một tư tưởng là tâm con liền biết mất cái cảm giác rỗng rang ấy. Con cũng không hiểu tại sao lại như vậy? Kính mong thầy từ bi khai thị cho con được rõ. Con xin đa tạ thầy. Kính thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-05-2014

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con xin hỏi "ma vương" là ai, là gì? Trong ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng có nói đến câu chuyện đức Phật hứa với Ma Vương 3 tháng nữa sẽ nhập Niết-bàn, vậy từ "ma vương" ở đây hiểu như thế nào, cúi xin thầy chỉ bảo cho con. Kính chúc thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »