loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-09-2014

Câu hỏi:

Con xin trình kiến giải, nguyện xin Ân Sư từ bi chỉ dạy: <p>
Nhắm mắt tìm chân lý,/
Như người mù sờ voi,/
Tìm đó và tìm đây,/
Nhưng tìm hoài không thấy,/
Khi mở mắt liền "ồ",/
Chân lý ở ngay đây.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-09-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con có điều này chưa thông hiểu kính mong Thầy từ bi giải đáp cho con. <p>
- Như thế nào là chấp ngã và như thế nào là chấp pháp? Xin Thầy cho con ví dụ ạ. <p>
- Một người chấp ngã nhưng không còn chấp pháp hay chấp pháp nhưng không còn chấp ngã là thế nào thưa Thầy? <p>
Con xin thành tâm đảnh lễ Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-09-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin Thầy giảng rõ cho con thêm về cách tu "ý niệm". Con ví dụ, như có một ý nghĩ khởi lên trong con, con nhận biết có một ý nghĩ. Và vì các Thầy dạy là không nên đoạn diệt ý nghĩ, cứ biết nó khởi lên và diệt xuống một cách tự nhiên. Như vậy, khi một ý nghĩ gồm cả một câu chuyện, con nên lắng nghe câu chuyện đó, không phán xét hay đánh giá, chỉ biết nó đến và đi. Thưa Thầy, nếu con cắt ngang câu chuyện trong đầu là con đoạn diệt nó rồi. Vậy con nên lắng nghe cả câu chuyện, đúng hay không? <p>
Thắc mắc thứ hai của con là, tại sao bộ óc của con nó cứ tạo chuyện hoài, như vậy là tại tâm của con nó lộn xộn hay người đời gọi là "nhiều chuyện", trong Đạo là bởi vì con thiếu chánh niệm tỉnh giác phải không Thầy? <p>
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-09-2014

Câu hỏi:

Dạ bạch Thầy con có 1 thắc mắc trong đoạn kinh Tăng Chi dưới đây: <p>
"Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể trú quán thân trên thân. Thế nào là sáu? Ưa thích công việc, ưa thích nói chuyện, ưa thích ngủ nghỉ, ưa thích hội chúng, không phòng hộ các căn, không tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận sáu pháp này, không thể trú quán thân". <p>

Con có nghe Thầy dạy là nên làm việc phục vụ vì đó là vị tha, nhưng trong đoạn kinh trên Đức Phật nói là ưa thích công việc là chướng ngại cho niệm thân. Vậy xin Thầy giảng giải giúp con ạ! <p>
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-09-2014

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy. <p>
Thưa Thầy, đã có thời gian con sống mà ngày nào cũng là 1 ngày vui tươi hạnh phúc, cố gắng tu tập để được trở về với bản thân. Nhưng thời gian gần đây con có quan tâm đến một số vấn đề ngoài xã hội, hôm nay có thời gian viết thư cho Thầy, kính mong Thầy có thể chỉ lại và hướng dẫn cho con là làm thế nào và từ đâu để con tìm lại chính mình. Con xin cảm ơn Thầy và chúc mọi người sức khỏe an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2014

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy. <p>
Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy và những người thực hiện trang web trungtamhotong.org. Hầu như ngày nào con cũng vào xem phần giải đáp thắc mắc của Thầy cho những bạn đạo gần xa và qua đó cũng là để học hỏi thêm những điều chưa thông suốt về pháp cho mình. Cũng nhờ những bài kinh tụng Pāli do Thầy chỉ dạy mà con có duyên lành được biết đến và yêu thích ngôn ngữ Pāli. Nhân đây con cũng xin chia sẻ giáo trình học ngôn ngữ Pāli căn bản tự học online cho những đạo hữu nào đang cần mà không có điều kiện gần Chùa và gần Thầy. Con xin kính chúc Thầy và mọi người sức khỏe. <p>

http://www.youtube.com/watch?v=Ck34Xj8sAQY <p>
Pāli Hàm Thụ: http://www.budsas.org/uni/u-paliht/01.htm <p>
Mẫu Tự Pāli và Cách Phát Âm: http://www.budsas.org/uni/u-palikinh/mautu_pali.htm <p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con chúc thầy thật nhiều sức khỏe. <p>

Tình cờ con có xem clip trên youtube bản quay lại khóa thiền Vispassana thứ 8 của thầy. Con đã biết thêm được nhiều điều, nên cảm thấy rất may mắn. <p>
Con thích nhất là chuyện con rết, và cách thầy ví dụ về giọt nước và mưa. Giọt nước rơi xuống là biến mất, mà ta chỉ gọi 1 tiếng Mưa, gọi lên hình ảnh mưa trong đầu rồi bỏ qua bao nhiêu giọt nước. <p>
Nhờ nghe thầy giảng, con có tìm hiểu thêm. Nhờ đó con thấy, biết được cuộc sống luôn biến đổi, vụt qua, vụt qua,... Vậy nên "không" không phải là hư vô, phù du. Không phải sắc, không phải không, một điều luôn mới mẻ, luôn biến đổi. (Có lẽ chỉ là biết chứ chưa thực sự là thấy - trải nghiệm). <p>

Hai điều trên làm con thấy rất vui. Nhưng con có vấn đề như sau: <p>
Vấn đề 1: <p>
Mình nên sống trọn vẹn, biết việc mình làm, không bị đắm chìm. Nhưng ví như để thưởng thức 1 cuốn sách, 1 bộ phim,... nếu mình không đắm chìm vào nó thì mình đâu cảm được hết cái hay của sách hay phim, như vậy lại là không trọn vẹn? <p>
Thứ 2 là đôi lúc, con cần lập một kế hoạch cho bản thân hay cho công việc. Nếu mình không nghĩ đến tương lai, tưởng tượng như đang ở tương lai thì không lập được kế hoạch chu đáo. <p>
Mâu thuẫn này từ sau khi con xem khóa thiền của thầy đến nay là khoảng 4 tháng. Nhưng nghĩ chưa ra, nên mới nhờ thầy giải đáp. <p>

Vấn đề 2: <p>
Trong clip thầy nói về Phật giáo nói chung, chứ không nói nhiều về thiền. Vậy nên con thử quán thân, thì có thể cảm nhận được cơ thể mình một chút, dù chưa nhiều. <p>
Về thọ, thì khi con quán, chắc là đã tương đối bình tâm, nên lúc nào cũng thấy trung tính. <p>
Tâm và Pháp thì con thực chưa nhận diện được. <p>

Nhưng có câu quán Thân nơi thân. Nhưng thầy có nói tất cả là đối tượng của tâm. Điều này con chưa hiểu, và con có câu hỏi như sau: <p>
Nhiều khi quán thân, con tự hỏi là ai quán? Con thấy không phải là ta, mà cũng không phải là tâm. Thầy có nhắc đến tánh biết, nhưng con vẫn chưa rõ. <p>

Mong thầy giải đáp, hoặc giới thiệu cho con sách về Vipassana con sẽ đọc và hỏi lại thầy sau, để tiết kiệm thời gian của thầy. Một lần nữa cảm ơn thầy. <p>

Nhờ thầy và người quản lý trang web chỉnh sửa lại nội dung câu hỏi của con để không làm rối những người khác. Nếu được con xin được nói chuyện qua email riêng của thầy, cũng để không làm phiền những người vào trang web. <p>
Chúc thầy và mọi người bình an, khỏe mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Hòa thượng. <p>
Nhờ nghe những bài giảng về thiền Vipassana của Ngài mà con đã nhận ra lâu nay mình đã tu sai nên bị tẩu hỏa nhập ma. Giờ con xin Ngài chỉ dẫn cho con. Bệnh tình con đã đỡ bớt nhưng đầu còn nặng và hay bị giật các cơ mắt, gáy cổ và tay chân. Không biết có pháp hành nào để điều trị không Hòa thượng? Xin Hòa thượng hoan hỷ chỉ dùm cho đệ tử. Con bị như vậy thì có nên ngồi thiền nữa không? Xin Ngài từ bi thương xót chỉ dẫn cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2014

Câu hỏi:

Ngày gởi: 10-9-2014 <p>
Kính thưa thầy, <p>
Mỗi khi con ngồi thiền, cảm giác đầu tiên khi con nhắm mắt quay vào bên trong để ý thân tâm là cảm giác vô cùng khoan khoái, tựa như một người đi đường xa mỏi mệt liền được nằm xuống chiếc giường êm mát, nhưng chỉ được mươi mười lăm phút hoặc có khi chỉ 5 phút, sau đó cảm giác đó từ từ không còn nữa mà nó trở lại bình thường như lúc chưa ngồi thiền thay vào đó là cảm giác gắng sức để tâm ngồi cho thẳng vì từ từ cái lưng chùng xuống mà không hay, chỉ khi con ngồi thẳng lên lại thì mới biết lưng mình đã chùng cộng thêm vào sự ngồi mỏi mệt căng cơ khiến không còn cảm giác thoải mái an tịnh nữa, tuy con không chống chọi lại nhưng con buồn vì không ngồi được lâu. <p>
Thầy cho con hỏi, cảm giác khoan khoái đầu tiên khi con ngồi xuống đó có phải gọi là cảm giác hỷ lạc không? Nếu phải thì làm sao duy trì để tiêp tục ngồi được lâu vì con cũng có vấn đề về xương khớp do lớn tuổi. <p>
Con xin thầy chỉ dạy và kính ơn thầy, con chúc thầy sức khoẻ dồi dào.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2014

Câu hỏi:

Con xin cám ơn sư ông, với lứa tuổi học sinh như con được nghe những lời nói của sư ông thật là hạnh phúc, con ước gì được nghe sư ông giảng dạy cả đời để con tự tin đi trên con đường đời của mình. Con cảm thấy, mình thật may mắn khi còn nhỏ mà được thưa chuyện với sư ông. Khi nào có dịp con sẽ thưa chuyện tiếp với sư ông. Con xin chào ngài hòa thượng.

Xem Câu Trả Lời »