loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-09-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, xin thầy từ bi chỉ dạy cho con. <p>
Con được thầy chỉ dạy là đạo không ở đâu xa mà nằm ngay tại chỗ này, nó không là điều xa xôi nhất, ngay tại lúc này là đạo, hiện tại này không phải là con đường dẫn đến đạo, không phải là phương tiện để đạt đạo mà đạo là ngay tại đây, ngay tại chỗ này.<p>

Nhưng tâm con chưa thấy đạo, mọi thứ dường như quá nhiều với con. Đầu óc con hoạt động liên tục, đạo là chỗ này, vậy là chỗ nào? Đạo ngay tại đây, vậy đâu là đạo? Con như muốn thấy ra đâu là đạo, đây là đạo nhưng lại tự hỏi đạo là đâu, đạo là đâu... rồi lại tự nhắc mình đạo là ngay đây không ở nơi nào khác... rồi lại tự hỏi đạo ở đây sao ta chưa thấy... cứ thế và cứ thế... đầu con làm việc liên tục... Con đọc nhiều sách, con rất thích đọc những cuốn sách về đạo, con thích đọc về thiền, qua đó con học được cách sử dụng từ ngữ, học được rằng mình nên làm thế nào thì đúng. Đúng ở đây là có một cái nhìn thế nào đó về thiền, có cái thấy thế nào đó về đạo, có cái thấy thế nào đó về sự bất sanh bất diệt... nhưng thế hình như là quá nhiều với con. Nó xây cho con những ảo tưởng về đạo là thế này, thế khác... đạo là đi theo dòng... bản ngã sẽ làm điều không đúng, bất cứ khi nào ta cảm thấy phiền não, cảm thấy vấn đề là lúc đó ta đang có vấn đề cần điều chỉnh lại. Và rồi cứ muôn vàn cách diễn giải khác nhau trong đầu óc của con, hôm nay là cách này, ngày mai là cách khác và cứ thế quay lòng vòng... làm sao để thoát khỏi cái lòng vòng này đây? Và đây, ngay lúc khi con hỏi là làm sao thoát khỏi cái lòng vong này thì con lại tự nghĩ là không cần thoát đi đâu cả, ngay đây chính là đạo rồi, đừng thoát ra, đừng thoát ra, ngay đây, ngay đây... nhưng... <p>
Dường như là quá nhiều với con. Thưa thầy, con xin thầy chỉ cho con cách an tâm xuống, và ngay lúc này đây khi xin thầy chỉ cho con cách an tâm xuống con lại tự nghĩ rằng, an tâm? Tâm nào mà an? Đừng mong an mà đây là đạo rồi... rồi con lại nảy tiếp ý nghĩ, khi bệnh thì cần uống thuốc, cần phương tiện để an tâm mình lại... nhưng cũng không cần... cứ thế mà an thôi... con cứ rối ren như vậy, cứ như vậy. <p>
Con xin thầy chỉ cho con cách để con trở về với nguồn cội của mình.
Con kính đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2014

Câu hỏi:

Trước hết, con xin đảnh lễ và cám ơn thầy sẽ đọc, đây có thể là một trong những lá thư cuối cùng của con. <p>

Thưa thầy, trước hết con xin sám hối trước thầy và chư Phật. Con năm nay 27 tuổi rồi mà con nhận thấy con chưa làm được việc gì có ý nghĩa, chưa gieo được một thiện nghiệp nào, mà toàn gây tạo ác nghiệp. Đầu tiên, đó là thói quen sinh hoạt bừa bãi, con đang mắc trọng bệnh làm con hoàn toàn mất tự tin trong cuộc sống. Bệnh khó nói, con cũng không tâm sự được với ai, dần dần càng thu mình và mất tự tin hơn. <p>

Chưa dừng lại ở đó, vì rất nhiều lần chạy chữa không khỏi, con đâm ra càng bất mãn và con cũng không có tiền để chữa bệnh nữa và tìm đến cờ bạc vừa để giải sầu và nỗi cô đơn, vừa hi vọng có tiền để chữa bệnh. Nhưng đây lại là con dao làm cuộc đời con lao đao hơn. Vì cờ bạc, con sinh ra nợ nần, thậm chí nhiều lần làm ba mẹ con rất phiền lòng. Vì cờ bạc, con bỏ bê công việc và làm việc không chu toàn. Trong đợt này, con vì muốn thoát khỏi nợ nần, muốn tìm một việc vô cùng mạo hiểm tuy không phải là cờ bạc, phạm pháp nhưng gần như tới giờ con không thấy hi vọng thành công. Nếu thất bại, con sẽ nợ chồng nợ, bệnh chồng bệnh và hơn thế nữa, sẽ lại là gánh nặng cho ba mẹ con, sẽ lại bất hiếu vì sẽ gây sốc cho mọi người. Gần như con sẽ chết, vì con sẽ mất tất cả và chắc chắn khi chết con sẽ phải đọa vào ác đạo, đọa vào địa ngục vì tất cả tội lỗi con gây ra. <p>

Nhiều lúc, con sa ngã vì bệnh tật mà không một lần bố mẹ con hỏi con dù một câu rằng bệnh con giờ tiến triển thế nào, và hơn thế nữa, lúc nào bố mẹ con cũng chỉ quan tâm tới chuyện con lấy vợ. Mà bệnh của con, nếu lấy vợ bây giờ, con sẽ chỉ chịu tủi nhục và áp lực lớn hơn về bệnh tật. Con quá buồn, cô đơn và bất lực. Trước kia con tìm đến cờ bạc cũng chỉ để quên đi áp lực đó và mong có tiền chữa bệnh vì gần như bố mẹ con không hề quan tâm tới việc bệnh tật của con nữa, mà chỉ quan tâm tới việc con thực thi trách nhiệm làm con, là lấy vợ. Nhưng vì cờ bạc, con dính vào nợ nần, tiền không những không có nhiều để chữa bệnh mà giờ còn âm rất lớn. Giờ đây, con muốn thoát khỏi cảnh nợ nần, bệnh tật và thế là con thực hiện một việc rất mạo hiểm mà xác suất thành công giờ là quá ít. Thất bại giờ đến rất gần. <p>

Con viết ra những điều này không phải để than vãn vì con biết tội lỗi con gây ra là quá lớn. Con chỉ mong cuộc đời con sẽ là bài học để thức tỉnh nhiều người khi rơi vào nghịch cảnh không tiếp tục bị lún sâu hơn vào ác đạo như con.
Với tình hình hiện tại, con biết mình khó thể sống lâu nữa và kiếp sau cũng khó làm người. Con chỉ cầu mong bình an tới thầy và những ai có duyên đọc tới thư này, cầu mong cho mọi người sớm tạo được nhiều nhân lành, sớm giác ngộ. <p>

Con cám ơn thầy đã đọc thư con! Nam-mô A-di-đà Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! xin thầy từ bi chỉ giúp cho con một việc như sau: Hiện nay con có hiện tượng khi đối thoại với người khác, muốn dùng phương tiện giải thích để chỉ ra điều gì đó thì lúc đó, con như quên đi không còn có cái biết hiện tại mà lại nhập tâm hết vào nội dung mình diễn đạt, khi diễn đạt xong mới có cái biết hiện tại (nó giống như nhảy vào, nhảy ra trong nội dung diễn đạt mà không sáng suốt có cái biết hiện tại). Cúi xin thầy chỉ cho con được rõ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2014

Câu hỏi:

Thầy kính, <p>
Khi mình đang thấy tâm hoặc thân đang trong một tình trạng nào đó thiếu tự chủ hoặc hơi mê mờ, chẳng hạn như lúng túng vì bị nhiều chiếc xe trên đường bao quanh, lúc đó nếu mình trong sáng, rỗng lặng định thần lại và tìm cách điều chỉnh để chạy ra khỏi chỗ đó, thì việc điều chỉnh lại ấy có bị tính là còn "ngã", còn phân biệt và còn dùng "ý thức" không ạ? Hay nó cũng là một trong những chi phần của thiền tuệ ạ?<p>
Con xin tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy, sự khác biệt và ý nghĩa của "tưởng tri, liễu tri, thắng tri và tuệ tri" là gì? <p>
Xin Thầy vui lòng giải thích giúp. Xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2014

Câu hỏi:

Con xin nhắn bạn có câu hỏi bị bóng đè ngày 18/9 như sau: <p>
Ngoài các yếu tố Thầy trả lời, con xin phép có bổ sung thêm: thường bị như trên có 1 phần do cơ thể yếu (huyết áp thấp, thiếu máu, máu không lên não, rối loạn tiền đình...) cũng dễ xảy ra tình trạng đó. Bạn nên siêng tập thể dục nhất là những bài tập đưa máu lên não giúp não hoạt động tốt, ăn uống đủ chất bổ máu, tránh ăn nhiều thức ăn chua làm tụt huyết áp... và thực hiện những việc Thầy đã nêu thì hiện tượng trên sẽ bớt đi. <p>
Khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vững chắc thì bạn sẽ dần dần làm chủ cơ thể mình, việc này cũng giống như chủ nhà không bỏ đi vắng thì cũng hạn chế người lạ xâm nhập ngôi nhà bạn. <p>
Con cám ơn Thầy đã cho con chia sẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông, <p>
Đầu tiên con xin được phép vấn an sức khỏe và cung kính đảnh lễ Sư Ông. <p>
Thưa Sư Ông, con vẫn thường xuyên nghe pháp thoại và theo dõi mục hỏi đáp của trang web. Con cũng tập trở về trọn vẹn với thực tại đang là của thân, thọ, tâm, pháp. Con có cảm nhận rằng khi sống trọn vẹn với thực tại đang là sẽ không khởi lên nghi nữa, tức là không thắc mắc, không có nhu cầu muốn tìm hiểu, muốn biết thêm gì nữa. Chỉ có cái ta ảo tưởng mới muốn vọng động, lăng xăng, tìm cầu mà thôi. <p>

Sư Ông có dạy sống tùy duyên thuận pháp. Con có thể hiểu sống tùy duyên là sống thuần nhân quả không ạ? Tức là an nhiên đón nhận quả dị thục đã tạo nhưng không tạo nghiệp mới, pháp đến như thế nào thì sống như thế ấy. Nhưng rõ ràng bản ngã thì khi pháp đến không muốn đón nhận vô điều kiện mà luôn muốn thay đổi, cải sửa, chiếm hữu. Con quan sát mình thì thấy chính ý nghĩ xen vào muốn cải sửa pháp khiến con đánh mất thực tại đang là và tạo nghiệp luân hồi. Nếu chỉ đơn giản chịu để pháp tự vận hành thì sẽ học ra bài học giác ngộ rất nhanh. <p>

Gần đây con thấy rằng quả thật chẳng có gì có thể nắm bắt được, ngay cả trí tuệ, sở tri, sở đắc về Phật pháp cũng là pháp duyên sinh. Từ đó con mới thấm thía lời dạy của sư ông: "Học đạo quý vô tâm". Con đã từng mong tìm đến sư ông để được học đạo, học pháp, tìm cầu một chân lý nào đó nhưng giờ con mới nhớ sư ông luôn nhắc nhở chúng con phải thấy rõ nguyên lý trước khi hạ thủ công phu. Khi thấy rõ nguyên lý thì hoặc là chỉ sống mà không cần học hỏi gì thêm, hoặc có học hỏi thì sự học hỏi ấy mới không bị lạc đường. Con xin cảm tạ sư ông đã từ bi chỉ dạy chúng con. Nếu con có điều chi sai lầm vi tế, xin sư ông khai thị thêm cho con. <p>
Một lần nữa con xin thành tâm đảnh lễ sư ông. Kính chúc sư ông pháp thể khinh an.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2014

Câu hỏi:

Thầy kính! Con định trong mùa An Cư này sẽ thu xếp vào Sài Gòn thăm chùa Bửu Long, đảnh lễ Thầy. Vậy mà cuối cùng vẫn chưa đủ duyên. Trước đây con học đại học ở Quận 9 thì con không biết Thầy, đến khi về Quảng Ngãi làm việc thì vô tình gặp Thầy qua Internet. "Pháp vận hành" mọi việc cứ tuỳ duyên thầy nhỉ! <p>
Hôm nay con có một câu hỏi mong thầy chỉ dạy thêm cho con. "Kiết sử" nghĩa là gì vậy Thầy? Có phải là những dính mắc còn lại trong quá khứ không ạ? <p>
Con kính chúc Thầy luôn khoẻ mạnh! <p>
P/s: Cuối bài giảng pháp thầy hay đọc mấy câu tiếng Phạn hồi hướng, con không hiểu nghĩa nhưng nghe giai điệu thấy lòng rất nhẹ nhàng thanh tịnh! Nếu được xin thầy dạy con luôn!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Tôn Sư,<p>

Thành kính tri ân Tôn Sư đã thuỳ từ chỉ dạy cho con. Vậy đối với hành giả tu học chỉ cần nhận biết rõ như sau cho trọn cuộc đời này: <p>
1/ Nhận biết rõ các pháp "vô thường" <p>
2/ Nhận biết rõ "vô ngã" <p>
3/ Khi hành thiền cũng như cuộc sống hằng ngày nội tâm cũng như ngoại cảnh phải luôn sống trong "Tánh biết, không phân biệt". Các pháp đến và đi một cách tự nhiên. <p>
Kính mong Tôn sư thuỳ từ chỉ dạy thêm để con được tỏ tường. <p>
Kính chúc Tôn Sư Pháp thể khinh an.
Thành kính tri ân Tôn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con xin được Thầy giải đáp cho con hiện tượng bóng đè. Từ khi học tiểu học, con bắt đầu bị bóng đè, khi lên cấp 2, sống xa nhà có nhiều chuyện buồn con càng bị nhiều hơn. Sau này biết đến Phật pháp, con niệm Phật A-di-đà hoặc chú Đại Bi ngay lúc vừa phát hiện ra bị bóng đè thì nó dứt tạm thời nhưng nhiều khi vừa tự chủ được một chút thì lại thấy đau đầu. <p>

Gần đây, thi thoảng, giống như đêm qua con lại bị bóng đè nữa và chứng đau nửa đầu và đau tai của con chợt tái phát. Con linh cảm mình có tạo một oan nghiệt nào đó trong quá khứ. Có thể con đã từng rất tàn nhẫn với ai đó trong kiếp trước. Con suy đoán thế vì lúc nhỏ tuy mọi người nói con hiền lành nhưng có lúc con đã từng tưởng tượng những điều đau khổ sẽ đến với người khác. Sau 3 năm trời biết đến Phật pháp, con đã thay đổi rất nhiều, thật lòng mong những điều tốt đẹp và biết thông cảm cho người khác nhiều hơn. <p>

Tuy nhiên, những lần bị bóng đè này làm con thấy hơi lo lắng. Có lúc, khi con và chị gái vừa tự in ấn rất nhiều kinh sách để gửi đến một ngôi chùa nghèo nhằm hồi hướng cho ông nội thì đêm đến không hiểu sao khi ngủ cả 2 chị em đều đột nhiên thấy sợ hãi và con lại bị bóng đè, như thể nó muốn xuyên và bóp lấy trái tim con vậy. <p>
Con tự thấy mình còn yếu kém và tạo tội nhiều quá. Cúi xin thầy từ bi hoan hỉ soi sáng cho con.
Con xin đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »