loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-09-2019

Câu hỏi:

Con Thưa thầy. Con đang là tu sĩ Bắc tông ạ. Nghe pháp của thầy con hạnh phúc, và hạnh phúc đó cứ thôi thúc con, xui khiến con muốn được gần gũi và học tập, con rất muốn được vào Viên Không tu. Con không biết con như thế có được nhận không ạ? Đi tu ở đó có điều kiện gì để được nhận ạ? Con không biết hỏi ai cả. Mong thầy hoan hỷ cho con ạ. Con thành kính tri ân thầy.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Thời gian qua con ứng dụng lời thầy sống tùy duyên Thuận pháp tỉnh thức trọn vẹn pháp thực tại đang là, Tuệ cứ vậy ứng hiện trong thấy biết. Vì mới vấp ngã do cái "tôi" tạo dựng nên trong thấy con chỉ có thấy không có cái tôi thấy, pháp tròn đủ ngay nơi đây, đôi lúc như vỡ òa. Nhớ lời Thầy con vẫn điềm tĩnh, cứ vậy ngày qua ngày.
Cho tới sáng nay khi con đang trọn vẹn cảm nghe nơi thân tâm trong rỗng lặng tự nhiên, lại nữa sự vỡ òa trong con những thấy biết vô cùng trong sáng và thực nghiệm lời Thầy Thế nào là "sống thiền, tu là một quá trình trở về thấy ra sự thật nơi chính mình, sáng suốt định tĩnh trong lành, thận trọng chú tâm quan sát, tinh tấn chánh niệm tỉnh giác". Vâng thưa Thầy, dòng tuệ giác thấy ngay thấy tức khắc, thấy liền biết liền tại đây ngay bây giờ, những thấy biết rất tự nhiên vô cùng trong sáng, con ví như con mắt Tuệ hé mở, thấy biết không chớp nhoáng như những lần trước mà chiếu soi rõ ràng trung thực khi buông "nỗ lực trở thành", không phải sự thấy biết của học hiểu mà thực thể nghiệm lời Thầy. Suốt bảy năm trời thực hành có khi sự thanh tịnh tĩnh lặng cùng hỷ lạc khinh an đến với con kéo dài 7 tháng, con như thấm nhuần sự bình yên, nhưng rồi sự dính mắc vi tế vào pháp ấy con không nhận ra nên tiếp tục vẽ rắn thêm chân, thế là con tự rời xa thực tại đang là, vô minh tiếp tục che mờ tánh sáng.
Thưa Thầy, khi con sáng suốt hay lúc vô minh che phủ là do nơi con, giờ con đã thấy ra nguyên nhân của nó, lúc này đây con như đứa trẻ vừa đón nhận món quà vô giá mà người Cha ban tặng, niềm sung sướng hân hoan dâng trào, tâm con sống với thực tại đang là cùng sự rỗng rang trong sáng tự nhiên "pháp như nó đang là". Con phấn khởi trình bày pháp hành, vừa tỏ lòng tri ân và kính mong Thầy dạy thêm cho con.
Tận đáy lòng sâu thẳm con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông khai mở cho con việc hồi hướng đến hương linh trong dòng tộc mình và hồi hướng đến hương linh sao cho đúng chánh pháp và hiệu quả ạ. Con thành kính đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Xin Thầy giải thích cho con hiểu rõ về cụm từ Bậc Ứng Cúng ạ. Có phải đó là sự xứng đáng do vượt cả sự tương đối lẫn tuyệt đối của Đức Phật không ạ?
Con xin kính đảnh lễ Thầy ạ! Mô Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy!
Cả 2 vợ chồng con đều hành theo pháp Thầy chỉ dạy. Trong cuộc sống, khi có phiền não, dù nhỏ nhặt thôi, con liền quan sát và nó cũng qua đi. Nhưng chồng con thì bị vướng hoài, biểu lộ ra gương mặt, hành động. Con muốn góp ý để chồng con thấy ra chuyện nhỏ nhặt đó không đáng để phiền não như vậy nhưng khi ý khởi lên con suy nghĩ lại rồi không làm. Con có nên góp ý với chồng hay cứ để anh ấy tự thấy ra? Khi con quan tâm và thấy chồng bị chi phối bởi phiền não cũng là lúc con bị mất chánh niệm trên thân thọ tâm mình phải không Thầy? Cái thấy của con có phải bản ngã thấy không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy để 2 vợ chồng con đều tiến tu.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Khi đau thì hãy trọn vẹn cảm nhận nỗi đau, đừng trốn chạy nó, đừng ghét bỏ nó. Nó sẽ tự thuyên giảm và con sẽ thấy được sự đến đi của nó. Con đã 2 lần thực hành. Một lần bị phỏng và một lần đau bụng. Và con đã thấy những gì thầy nói, đích thân trải qua.

Cảm ơn Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con xin dâng lên Thầy, cảm xúc của con những ngày được sống bên Thầy trong mùa an cư năm nay, cũng như sẻ chia đến quý thiện hữu đã từng đến ở lại, thời gian ngắn để trải nghiệm tu tập tại Chùa Bửu Long, với vài dòng thơ ngắn dưới đây.
Bên Thầy ...
Mỗi sớm mai thức dậy
Thấy lòng mình bình yên
Được theo bước chân Thầy
Hạnh Phúc đến vô biên
Thầy vui đời sống đạo
Tự tại bước thong dong
Con an bần thủ đạo
Sống tri túc nhẹ lòng
Còn bao nhiêu ngày nữa?
Thầy bảo đừng quan tâm
Con thắp lên ngọn lửa
Thầy đốt nén hương trầm
Trăm năm đời viễn mộng
Bao thăng trầm bể dâu
Trong vô cùng trống rỗng
Thầy trò mình bên nhau ...
Bửu Long mùa an cư 2019 . LN

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. Con có thử PHIÊN ÂM DANH HIỆU PHẬT từ tiếng Pali sang tiếng Việt, nhưng con không biết đã phiên âm đúng hay sai ạ. Kính mong thầy xem qua bản phiên âm của con, nếu có sai phiên âm nào thì kính mong thầy sửa giúp con. Con xin cám ơn thầy nhiều ạ.
*Chư Phật quá khứ:
1. NAMO TAṆHAṄKARA BUDDHĀYA
Ná-mô Tán-hăng-cá-rá Bút-đờha-dá
2. NAMO MEDHAṄKARA BUDDHĀYA
Ná-mô Mê-đờhăng-cá-rá Bút-đờha-dá
3. NAMO SARAṆAṄKARA BUDDHĀYA
Ná-mô Xá-rá-năng-cá-rá Bút-đờha-dá
4. NAMO DĪPAṄKARA BUDDHĀYA
Ná-mô Đi-păng-cá-rá Bút-đờha-dá
5. NAMO KOṆḌAÑÑA BUDDHĀYA
Ná-mô Côn-đánh-nhá Bút-đờha-dá
6. NAMO MAṄGALA BUDDHĀYA
Ná-mô Măng-gá-lá Bút-đờha-dá
7. NAMO SUMANA BUDDHĀYA
Ná-mô Xú-má-ná Bút-đờha-dá
8. NAMO REVATA BUDDHĀYA
Ná-mô Rê-vá-tá Bút-đờha-dá
9. NAMO SOBHITA BUDDHĀYA
Ná-mô Xô-bờhí-tá Bút-đờha-dá
10. NAMO ANOMADASSĪ BUDDHĀYA
Ná-mô Á-nô-má-đát-xi Bút-đờha-dá
11. NAMO PADUMA BUDDHĀYA
Ná-mô Pá-đú-má Bút-đờha-dá
12. NAMO NĀRADA BUDDHĀYA
Ná-mô Na-rá-đá Bút-đờha-dá
13. NAMO PADUMUTTARA BUDDHĀYA
Ná-mô Pá-đú-mút-tá-rá Bút-đờha-dá
14. NAMO SUMEDHA BUDDHĀYA
Ná-mô Xú-mê-đờhá Bút-đờha-dá
15. NAMO SUJĀTA BUDDHĀYA
Ná-mô Xú-gia-tá Bút-đờha-dá
16. NAMO PIYADASSĪ BUDDHĀYA
Ná-mô Pí-dá-đát-xi Bút-đờha-dá
17. NAMO ATTHADASSĪ BUDDHĀYA
Ná-mô Át-tờhá-đát-xi Bút-đờha-dá
18. NAMO DHAMMADASSĪ BUDDHĀYA
Ná-mô Đờhám-má-đát-xi Bút-đờha-dá
19. NAMO SIDDHATTHA BUDDHĀYA
Ná-mô Xít-đờhát-thá Bút-đờha-dá
20. NAMO TISSA BUDDHĀYA
Ná-mô Tít-xá Bút-đờha-dá
21. NAMO PHUSSA BUDDHĀYA
Ná-mô Phút-xá Bút-đờha-dá
22. NAMO VIPASSĪ BUDDHĀYA
Ná-mô Ví-pát-xi Bút-đờha-dá
23. NAMO SIKHĪ BUDDHĀYA
Ná-mô Xí-khi Bút-đờha-dá
24. NAMO VESSABHŪ BUDDHĀYA
Ná-mô Vét-xá-fu Bút-đờha-dá
25. NAMO KAKUSANDHA BUDDHĀYA
Ná-mô Cá-cú-xán-đờhá Bút-đờha-dá
26. NAMO KONĀGAMANA BUDDHĀYA
Ná-mô Cô-na-gá-má-ná Bút-đờha-dá
27. NAMO KASSAPA BUDDHĀYA
Ná-mô Cát-xá-pá Bút-đờha-dá
* Chư Phật hiện tại:
1. NAMO SAKYA MUNI BUDDHĀYA
Ná-mô Xác-dá Mú-ní Bút-đờha-dá
NAMO GOTAMA BUDDHĀYA
Ná-mô Gô-tá-má Bút-đờha-dá
* Chư Phật vị lai:
1. NAMO METTEYYA BUDDHĀYA
Ná-mô Mết-tây-dá Bút-đờha-dá
2. NAMO RĀMADEVA BUDDHĀYA
Ná-mô Ra-má-đê-vá Bút-đờha-dá
3. NAMO DHAMMARĀJĀMUNI BUDDHĀYA
Ná-mô Đờhám-má-ra-gia-mú-ní Bút-đờha-dá
4. NAMO DHAMMASĀMI BUDDHĀYA
Ná-mô Đờhám-má-xa-mí Bút-đờha-dá
5. NAMO NĀRADA BUDDHĀYA
Ná-mô Na-rá-đá Bút-đờha-dá
6. NAMO RANSI MUNI BUDDHĀYA
Ná-mô Ráng-xí Mú-ní Bút-đờha-dá
7. NAMO DEVADEPA BUDDHĀYA
Ná-mô Đê-vá-đê-pá Bút-đờha-dá
8. NAMO NARASI MUNI BUDDHĀYA
Ná-mô Ná-rá-xí Mú-ní Bút-đờha-dá
9. NAMO TISSA BUDDHĀYA
Ná-mô Tít-xá Bút-đờha-dá
10. NAMO SUMANGANA BUDDHĀYA
Ná-mô Xú-mán-gá-ná Bút-đờha-dá

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ sư!
Con là phật tử tu thiền được hơn 1 năm nay, rõ ràng thiền giúp con an lạc phần nào, tuy nhiên con thấy nếu như một người tập Thiền mà chỉ đợi đến giờ nhất định mới đi tọa thiền để có được sự định tâm và nguồn an lạc thì đó chưa phải là thiền. Con kính nhờ sư hướng dẫn cho con tu sao cho đúng ạ
1/ Hiện tại con thực hành như sau: Trong cuộc sống hàng ngày ( làm việc, giao tiếp...) khi thực hiện việc gì con thận trọng chú tâm quan sát với tâm trọn vẹn trong sáng. Sau đó kết quả thế nào thì con đón nhận nó như thế (đôi lúc tâm vẫn còn vướng kẹt suy nghĩ này nọ của cái ta, nhưng con nhận ra nên tâm trở lại trọn vẹn trong sáng). Con thực hành như thế có đúng ko sư? Đó có phải là thiền trong đời sống hàng ngày ko sư?
2/ Khi ngồi thiền tâm khởi lên suy nghĩ con có cần phải phân biệt tâm nào khởi (Tham, sân,,si) không sư (Vì đôi khi suy nghĩ trung tính, ko rõ được tham hay sân hay si) hay chỉ cần suy nghĩ biết suy nghĩ vậy thôi? Khi đó có cần phải quay về theo dõi sự thở hay cứ để tự nhiên tâm nó diễn tiến thế nào tùy nó chỉ cần thấy biết thôi
3/ Cứ trọn vẹn tỉnh thức nơi thân tâm cảnh đến một giai đoạn nào đó thì tự động thấy biết sự sinh diệt, vô thường, khổ, vô ngã và sự vận hành của pháp mà ko cần phải mong chờ, kiếm tìm phải ko sư?
4/ Con rất muốn nghe pháp thoại của sư về thiền trong đời sống mà con tìm ko thấy được trên trang web (Nhiều quá con ko tìm thấy) sư cho con đường link để con nghe ạ
Con kính chúc sư luôn an lạc ạ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Con rất dễ sân, khi sân cũng biết mình đang sân, thấy rõ mình đang thế nào và cố bỏ đi nhưng sư có giảng là đừng cố dẹp đi mà phải nhìn thấy rõ. Xin sư thầy hoan hỉ chỉ cho con cách bớt sân, và lúc biết mình đang sân thì mình nên làm gì lúc đó.
Nam mô bổn sư Thích ca Mâu ni phật

Xem Câu Trả Lời »