loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 28-09-2019

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông kính mến.
Con đang có những vướng mắc trong quá trình tu học thế này ạ:
- Hiện nay, nhận thức của con đang có sự thay đổi. Vẫn có những nhận thức lợi mình, lợi người. Vậy con hỏi Sư Ông, thân kiến là gì ạ?

- Tham, sân loại thô thì con bắt đầu nhận diện được và bước đầu đã hóa giải được. Nhưng con tự cảm thấy mình có đôi chút tự mãn. Kiểu như mình biết hơn người khác, giỏi hơn người khác... Vấn đề này, thưa Sư Ông, chỉ cần nhận biết là được hay cần phải làm gì ạ?
Con cảm ơn Sư Ông ạ.
Con Pháp Hữu, kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thấy!
Con có người bạn đồng tu. Bạn ấy đã hỏi con câu hỏi sau:

"Trong lúc biết như vậy, cô có chắc là cái biết thật của pháp không hay âm thầm có bản ngã xen vào để duy trì cái biết trên thực tại? Rồi trong lúc biết như thế cô có rõ biết trước mặt, rõ biết hơi thở và rõ biết cảm giác toàn thân không ạ? Khi tỉnh giác cô có theo dõi được tiến trình sinh diệt của tâm không và biết rằng tánh biết cũng sinh diệt không? Khi trở về trọn vẹn tỉnh thức như vậy, tâm cô có trở nên an tịnh, sáng không? Lúc tâm cô an tịnh thì cô thấy các pháp ra sao? Khi cô đau khổ, cô biết là mình đau khổ (không có tâm đối kháng) và trong lúc cô biết đau khổ còn có cái tâm gì xuất hiện để soi sáng cái khổ đó, để thông suốt được sự thật không ạ?
Nếu cô đã chánh niệm tỉnh giác dù ít dù nhiều cũng phải có kết quả phải không cô? Mong cô hoan hỉ chia sẻ kết quả đó ạ."

Và con đã trả lời như sau:

"Theo cô thấy thì tánh biết không sinh diệt. Nó luôn ở đó chỉ có bị che lấp do vô minh, ái dục hay không mà thôi. Cô không 'rõ biết trước mặt, rõ biết hơi thở, rõ biết cảm giác toàn thân' vì trình độ chánh niệm của cô chưa đến độ tỉnh giác toàn triệt như thế. Hiện tại cái gì nổi trội nhất trên thân thọ tâm pháp thì Biết thôi.
Theo cô thì ko theo dõi tiến trình sinh diệt của tâm mà khi tỉnh giác sẽ thấy tâm sinh diệt như thế nào, chứ sao lại theo dõi tiến trình sinh diệt của tâm. Nếu theo dõi cháu có thấy là đã có 'người' theo dõi ko?
Các thứ cháu hỏi cô ko thấy gì. Cô thiền đơn giản lắm. Đau khổ rõ biết đau khổ. Rõ biết cái cảm giác tim hơi bóp nghẹt... rồi dần lắng dịu đến an tịnh và cô biết nó đang an tịnh. Chứ cô ko đặt câu hỏi có cái tâm gì xuất hiện để soi sáng cái khổ. Vì cái biết luôn ở đó chứ ko phải lúc đau khổ nó mới xuất hiện để soi sáng.
Người ko thấy rõ đau khổ ko phải ko xuất hiện tính biết. Chẳng qua lúc đó họ đồng hoá mình với đau khổ nên bị chìm đắm trong khổ. Khi đó tánh biết bị che lấp thôi.
Đó là những gì cô trải nghiệm."

Bạch Thầy, qua câu trả lời của con con xin Thầy soi sáng con hành như thế đúng ko ạ? Và cái thấy của con như vậy có đúng ko hay là do lý trí của bản ngã ạ?
Con cảm ơn Thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, Thầy cho con hỏi giữa tỉnh giác và giác tỉnh thì nó giống hay là khác nhau ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thày,
Con có nghe Thày giảng tham, sân là ảo và do cái ta ảo tưởng mà có. Nhưng trong kinh Tứ niệm xứ thì tham và sân cũng là đối tượng của thiền quán, mà con nghĩ đối tượng của thiền quán là thực tánh pháp. Xin Thày giải đáp thắc mắc cho con.
Con cảm ơn Thày.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con xin trình bày về những gì mà con đã thực nghiệm được trong thời gian qua và kính mong thầy chỉ bảo thêm cho con.
* Khi có việc gì cần làm con thường sáng suốt biết mình và làm với một thái độ trong sáng, tĩnh lặng. Trong lúc làm việc chánh niệm vẫn duy trì trên con (rõ biết sự thở vào, thở ra nhưng không phải với một cái ta cố gắng nỗ lực duy trì) và ngay trong lúc đó con thấy những cái ta rất là vi tế ẩn sâu bên trong. Bây giờ khi có khổ đau xảy đến tâm con liền tự ứng tiếp nhận nó một cách rất trong sáng, trọn vẹn với nỗi khổ như nó đang là và ngay lúc đó có một cái tâm rất sáng chói xuất hiện để cho nỗi khổ không thể gặm nhấm được tâm hồn, cho đến khi cái khổ đó biến mất thì cái tâm sáng chói kia cũng lặng lẽ đi trong sự trong sáng rõ biết của con và ngay lúc thân tâm con trở nên an tịnh sáng suốt (ngay lúc đó con chợt nhận ra mọi thứ đã trở về với bản lai diện mục của nó như lúc chưa sinh). Thưa thầy! Đây có phải là tuệ tự ứng và tuệ sáng soi trong thiền Vipassana không ạ?
* Thưa thầy! Khi con trở về sống trọn vẹn tỉnh thức với mọi thứ như nó đang là (trên thân-thọ-tâm-pháp). Rồi bỗng một hôm, những thắc mắc mà trước đây con không sao có thể lí giải được liền sáng tỏ một cách rõ ràng. Từ đó, con hiểu được câu nói mà Đức Phật đã với tỳ kheo Da-xá khi ông chưa xuất gia đó là: "Ta vẫn hiện hữu tại đây và bây giờ chỉ vì tâm con có qua nhiều vô minh và ái dục nên mới không thấy được sự hiện hữu của ta" Nhận ra được điều này con như muốn oà lên khóc, cảm ơn những món quà mà giáo pháp đã ban tặng cho con. Chân lí vẫn luôn hiện hữu ngay đây, do vô minh (không sáng suốt biết mình) và ái dục (muốn mọi cái đều theo như ý mình) nên con người cứ mãi bay xa Niết Bàn. Vừa qua, con bị một cơn đau đầu, con buông thư một cách nhẹ nhàng, không đối kháng, con trở về rõ biết tâm và cảm giác toàn thân lúc này, sau đó con hít thở dăm ba hơi cơn đau lặng lẽ biến mất trong sự tĩnh lặng của tâm. Đúng là chỉ có sống và thực sự sống mới thấy được vẻ đẹp tinh nguyên của vạn pháp phải không thưa thầy?
* Khi đi kinh hành con thấy "CÁI BIẾT" cũng sinh diệt qua tâm vô thường. Thế mà trước đây khi đạt được sở đắc gì đó mà con cứ bám víu vào nó thầy ạ! Nên con mới đau khổ, giờ nhìn lại thật là buồn cười thưa thầy. Đúng là một người đang gánh rơm mà cứ tưởng chuyển sang gánh vàng sẽ được nhẹ nhàng (con vô minh quá phải không thưa thầy)
Tận đáy lòng sâu thẳm con thành kính tri ân thầy và tôn kính thầy bằng chính trí tuệ của mình.
Con Tịnh Tâm

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. Con được nghe thầy giảng dạy về đạo rất hay. Con xin hỏi thầy, tâm con hay bị ám ảnh về ma quỷ trong lúc còn ở một mình, xin phép thầy giảng cho con rõ biết ma quỷ là gì, làm cách nào để đối diện với các sợ hãi đó. Con xin chân thành cảm ơn thầy, Nam mô Phật.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Một người không có gia đình bị bệnh nan y đã phát nguyện cúng dường hết tài sản sau khi khỏi bệnh. Nhưng khi khỏi bệnh rồi thì tài sản còn lại là cái nhà. Tính bán nhà cúng dường rồi vào chùa ở nhưng hơn 60 tuổi rồi sức khỏe lại yếu sợ vào chùa không theo chúng được. Mặc dù tu tại gia khá tốt nhưng bán nhà rồi ở đâu? Nếu không bán thì sợ phạm lỗi thất hứa. Con khuyên đổi thành nhà nhỏ hơn rồi lo tu chắc không ai trách đâu nhưng vẫn thấy không ổn. Con cũng không biết trường hợp này phải khuyên như thế nào cho đúng. Kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy để con có thể giúp họ.
Con Cảm Ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Thầy hoan hỷ giải thích giúp con các cấp độ khi dụng tâm mà thầy hay dùng là khi hướng dẫn chúng con là: có khi "thận trọng, chú tâm, quan sát", có khi "trở về, trọn vẹn, tỉnh thức", có khi "trong lành, định tĩnh, sáng suốt" hoặc "rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng".
Con đội ơn thầy ạ

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. Con xin phép chia sẻ về bản thân con ạ.
Dạo gần đây qua những trải nghiệm trong đời sống hàng ngày con nhận ra mình vẫn còn ham cầu hạnh phúc nhiều quá, ham cầu sự bình an, vui vẻ, nó luôn hiện diện trong con. Chính vì vậy mà khi gặp các vấn đề trong cuộc sống cái Tâm ham cầu của con nó đang đánh nhau với cái Tâm lương thiện của con, một sự đối nghịch ạ. Con đang ứng xử với chúng như sau ạ.
1. Con chấp nhận các vấn đề mà con đang gặp phải, kệ nó và nỗ lực để hoàn thiện.
2. Con lắng nghe, nói tốt con cũng nghe, nói xấu, trách móc, mắng con cũng nghe. Tuy nhiên con vẫn thấy mệt và buồn ạ. Cũng kệ nó thôi ạ.
3. Về gia đình con thấy mình ích kỷ và thiếu trách nhiệm quá để vợ phải lo nhiều.
Về công việc: có vẻ như con đang lo cho công việc nhiều hơn. Tuy nhiên con nghĩ không thể hoàn hảo mọi thứ được, được cái này thì mất cái khác, cái khác để làm được thì nhờ người khác làm.
Bên trên là một số chia sẻ của con ạ.
Mong Thầy hướng dẫn thêm cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Nên nghe pháp như thế nào là đúng nào ạ?
1. Áp dụng một phương pháp giống như khi học bài, khi đọc sách. Nghĩa là khi học thi ghi chép lại, liên hệ với thực tế, đặt các câu hỏi hoặc tìm hiểu kỹ hơn.
2. Cứ nghe thôi, nghe với tâm rỗng lặng.
Hiện tại con đang nghe theo cách 2, cách này thì con thấy nội dung Thầy giảng con không nhớ được, tuy nhiên đôi lúc nghe hoặc trong thực tế con lại liên hệ được với bài giảng của Thầy và thấy hiểu hơn.
Nhược điểm của cách 2: con thấy có vẻ như con đang chậm hiểu, Để hiểu và nhớ nội dung Thầy chia sẻ sẽ rất tốn thời gian (trí nhớ của con cũng kém ạ).

Con còn nhiều điểm thiếu sót, mong Thầy hướng dẫn cho con ạ. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »