loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 65 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'niệm hơi thở, sự thở'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-11-2020

Câu hỏi:

Con đảnh lễ thầy ạ.
Thầy dạy quán niệm sự thở chứ không phải hơi thở. Con chưa hoàn toàn rõ hai việc khác nhau ra sao. Khi con quán toàn thân, đi đến mũi, con để ý xem hơi thở vào bắt đầu thế nào, kéo dài thế nào, rồi ngừng lại, mất đi, rồi đến lượt hơi thở ra nó bắt đầu làm việc, rồi nó cũng lại diệt mất. Con cũng để ý tới bụng, ngực, vai... hơi chuyển động nhẹ khi thở như vậy.
Như vậy là con quán hơi thở hay sự thở, thưa Thầy?
Con cảm ân thầy dạy đạo ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, khi quan sát hơi thở mình đọc thầm câu "Hơi thở vào, tôi biết hơi thở vào. Hơi thở ra, tôi biết hơi thở ra", hay chỉ dùng tánh biết để chú tâm, định tĩnh, trong sáng quan sát hơi thở ra, vào ạ? Khi niệm "Bản tính thanh tịnh, trong sáng (bằng tiếng Pali) thì mình niệm thành tiếng hay niệm thầm, hay dùng tánh biết quay lại quan sát nó ạ? Con xin cám ơn ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2019

Câu hỏi:

Con cảm ơn sư ông nhiều lắm ạ. Con biết mình hay vọng tưởng, hay phóng tâm, hay giao động nên cũng muốn mượn hơi thở làm đề mục chính làm điểm tựa để kéo tâm trở lại mỗi khi vọng tưởng xuất hiện dẫn dắt con đi lung tung lúc ngồi thiền (tức dùng phương pháp thiền định chế định tạm thời để bớt phóng tâm và giao động, vì tâm con quá giao động và vọng tưởng thì cũng không thể thấy thực tánh pháp). Nhưng theo lời thầy thì con không nên cố gắng đặt tâm nơi bụng mà cứ đưa về soi sáng hơi tự nhiên, không nhất thiết là phải ở mũi ở ngực hay ở bụng, không phải thấy chi tiết sự thở thế nào theo ý muốn mà chỉ nhận biết và quan sát cái chung tổng thể của sự thở, để trở về với thực tại trước. Như vậy có đúng không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Vài hôm trước trong lúc Thiền (theo dõi hơi thở) con có thấy lúc hít vào thì một luồng (rần rần không khí lạnh) bao trùm từ sau cổ tràn lên đỉnh đầu và đi xuống chân và chấm dứt, tiến trình này xảy ra khoảng trong vài hơi thở ra vô rồi hết luôn. Trường hợp như vậy khoảng vài mươi lần kể từ khoảng 6 năm nay. Xin Thầy cho con hiểu biết thêm.
• Khi hít vào mới có hiện tượng này, và khi thở ra thì dứt (thường khi lặp lại khoảng 3 tới 5 lần)
Xin Tri ân và kính chúc Thầy luôn an lạc.
Con - Minh Hùng

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Thầy có khỏe không ạ?
Con trí tuệ còn kém cỏi, nên có những lúc con thật sự còn bất an. Nên con lại chỉ biết nương tựa nơi Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho con điều này:
Câu thứ 1 là: Mỗi khi có sự cần quyết định lựa chọn thì con chỉ nên ngồi tĩnh lặng, buông bỏ suy nghĩ và tập trung vào hơi thở. Hay con phải theo dõi, quán sát là đầu óc mình đang nghĩ gì? Con cứ theo dõi quán sát, mà đầu con luôn trong trạng thái là theo A thì thế này, theo B thì thế kia. Cứ chuyển qua rồi chuyển lại mà không đưa ra được quyết định. Nhờ Thầy chỉ dạy cho con, trong những lúc cần ra quyết định con cần phải làm gì thì mới sáng suốt.

Câu thứ 2 là: Trong mối quan hệ, con đã vượt lên trên sự ích kỷ của bản thân, con rất hoan hỉ và ủng hộ chồng con đi chăm con bị ốm cùng với vợ cũ. Nhưng mẹ con lại thấy đó là việc đau lòng, không chấp nhận được, thấy rất đau khổ vì việc đó. Con đã giải thích, con không thấy khổ mà thấy rất bình thường, nên làm. Nhưng Mẹ con không tin con và vẫn cứ thấy khổ. Vậy thì có phải con đang làm khổ Mẹ con hay chính sự tưởng tượng và kết hợp kí ức, kinh nghiệm cũ vì từng bị phản bội của Mẹ đã làm khổ Mẹ ạ? Trong trường hợp này, con nên im lặng và thực hành theo hướng để Mẹ tự chuyển hóa suy nghĩ và bỏ bớt sự tưởng tượng của mình. Con chỉ thường nguyện cầu cho Mẹ vượt thoát khỏi những đau khổ trong trí tưởng tượng của mình hay con phải làm theo ý Mẹ để cơn sân giận của Mẹ tạm ngưng. Con chỉ lo rằng nếu con tiếp tục chạy theo sự mong cầu hoàn hảo của Mẹ thì Mẹ con sẽ mãi trong đau khổ vì việc bất như ý này đến việc bất như ý khác. Xin Thầy chỉ dạy cho con, con nên làm gì để giúp Mẹ con. Hay là làm gì để tốt cho Mẹ con.
Con biết Thầy rất bận, và còn nhiều bạn đạo chờ Thầy giải đáp. Và còn sức khỏe của Thầy nữa, đáng lẽ ra con không nên đặt những câu hỏi về cuộc sống thế này. Nhưng thật sự con rất mong được Thầy chỉ dạy con lần này, để con sáng suốt hơn. Nhận thức và hành vi đúng đắn hơn!
Con thành kính tri ân Thầy! Con luôn mong Thầy thật dồi dào sức khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Thầy!
Con mới bắt đầu tập ngồi thiền, nhưng buông xả tự nhiên là chính. Khi quan sát sự thở lúc đầu thở dài rồi ngắn dần và sau đó con không thấy hơi thở nữa mà chỉ thấy cảm giác toàn thân đang thở và cảm thọ đang tê cứng. Con quan sát sự thở vậy có đúng không ạ?
Và con hiểu ra lời Đức Phật nói trong bài kinh Tứ Niệm Xứ là thở ngắn rồi tới cảm giác toàn thân là như vậy, chứ không thể áp dụng như công thức được, con hiểu vậy có đúng không Thầy?
Con cảm ơn Thầy!
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-07-2019

Câu hỏi:

Kính chào sư ông và xin đảnh lễ sư.
Xin cho con hỏi: "biết rõ toàn thân tôi sẽ thở ra; biết rõ toàn thân tôi sẽ thở vào".
Con thực hành thiền với chánh niệm là ngồi biết đang ngồi, thận trọng chú tâm quan sát, sau khi thấy có chánh niệm đủ mạnh con hướng tâm đến hơi thở, thấy hơi thở 1 cách dễ dàng thì cảm giác toàn thân, trong thân có hơi thở.
Cảm giác toàn thân là gì (con muốn biết hiểu rõ hơn ạ)?
An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra... là sao ạ?
Cảm giác lạc thọ tôi sẽ thở... là sao ạ? Không có lạc thọ làm sao cảm giác được ạ?

Con xin chân thành cảm ơn với cả tấm lòng biết ơn!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2019

Câu hỏi:

Dạ! Con thưa thầy, khi làm việc con chú tâm, tâm hay nghĩ lăng xăng vào việc khác. Con thường dùng 2 cách:
1. Mở băng giảng của thầy lên nghe.
2. Tập trung tâm vào hơi thở.
Làm như vậy lâu ngày có bất ổn và đúng ko ạ? Kính thầy chỉ giúp.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-11-2018

Câu hỏi:

Dạ, thưa thầy dưới đây là câu hỏi của con và thầy đã trả lời. Nhưng con có thắc mắc xin thầy giải đáp giúp con.
Cảm nhận sự thở trên thân có phải là cảm nhận sự phồng xẹp của bụng không ạ? Về việc nhận biết trọn vẹn là như thế nào thưa thầy? Còn ghi nhận của con là ghi có tâm xuất hiện con thấy kịp thời thì tâm đó biến mất, còn về cảm thọ thì con quan sát và không chen vào, nhưng có 2 trạng thái thường xuyên con bị là:
1/ Khi quan sát cảm thọ đó thì có một phản ứng khởi lên chống đối lại cảm thọ đó và con thấy được rồi con thả lỏng người ra tiếp tục quan sát.
2/ Nhưng khi con quan sát cảm thọ đó thì có khi rất lâu nó mới mất, rồi con bị một suy nghĩ hay một cảm thọ chỗ khác kéo đi, thì khi con quan sát lại thì cảm thọ ở chỗ cũ không còn nữa. Xin thầy giải đáp thêm giúp con. Con xin cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-11-2018

Câu hỏi:

Dạ, thưa thầy cho con hỏi con hành thiền như vậy có đúng không. Khi con ngồi thiền quan sát hơi thở tự nhiên nhưng nếu trong tâm xuất hiện suy nghĩ gì thì con ghi nhận, trên thân xuất hiện cảm thọ gì thì con ghi nhận, nếu có trạng thái gì thì con ghi nhận điều đó, khi không có con quay lại quan sát hơi thở tự nhiên. Có những lúc thấy được sự xúc chạm, nhưng có lúc thì không cảm nhận được nhưng con vẫn cảm thấy bình thường, không mong cầu điều gì. Xin thầy chỉnh sửa thấy nếu con sai và hướng dẫn cho con. Con xin cám ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »