loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 32 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nhị nguyên & bất nhị, thái cực & lưỡng nghi'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-09-2022

Câu hỏi:

Con chào sư. Có điều con không hiểu.
1. Đạo Phật luôn khuyên chúng ta ăn chay, không sát sanh. Giả sử tất cả mọi người đều không ăn, thì động vật sẽ phát triển vô số, làm mất cân bằng tự nhiên, lúc đó chúng ta như thế nào ạ?
2. Sư có nghĩ một Đấng Tối Cao nào đó đã tạo ra thế giới này và các vũ trụ khác không? Sư có nghĩ thiện và ác phải luôn luôn song hành tồn tại, giống như âm và dương, nếu mất một trong hai thì con người sẽ không bao giờ giác ngộ hoặc đạt được gì cả không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Sau nhiều năm quan sát tâm, con thấy hiện tại con vẫn bị kẹt chỗ này, mong Thầy chỉ dạy:
Trong con vẫn còn 1 cái đánh giá ngầm tốt xấu, hay dở ... nhị nguyên nên tuy con rất nhạy khi quan sát tâm, là khi tâm khởi là con biết ngay. Nhưng nhiều khi có nhiều niệm khởi do vẫn chấp nhị nguyên nên là khi nó khởi là con dập tắt nó ngay lập tức.

Đầu tiên con nhận thức như thế này có đúng không ? nếu con dập tắt nó ngay như vậy là thực hành sai, vì chỉ giải quyết cái ngọn và nó vẫn âm ỉ đâu đó trong tiềm thức tới 1 lúc nó lại khởi lên. Thực hành đúng là cứ để nó khởi lên không đánh giá, dán nhãn, chỉ thuần thấy, nó tới thì tới nó đi thì đi, trong khi đó mình nhận biết rất rõ vì sao nó sinh khởi, lý do gì nó sinh khởi, mình hiểu rõ về nó và về bản thân mình...
Dạ tiếp theo, khi con nhận thức như vậy, nhiều khi con biết con dập tắt niệm khởi đó ngay. Sau đó khoảng vài giây, con chưa đạt được sự tự nhiên, nên con suy ngẫm về lý do vì sao tâm đó khởi để hiểu tâm đó cũng như bản thân mình ... Con có nên tiếp tục thực hành như vậy hay không thưa Thầy?

Và giờ khi có nhiều niệm khởi là con tự động dập tắt nó, con chưa biết cách làm sao để nó tự nhiên để thấy, mong Thầy chỉ dạy cho con ạ.

Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-08-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, con thấy trong bản thân mình như có 2 con người đối lập hoàn toàn. Nhiều lúc con rất tự tin con cảm giác lúc đó mình rất ung dung an lạc, và những chuyện bên ngoài khó làm con nổi sân hay giao động, lúc đó con phát huy được những gì tốt đẹp nhất của mình, làm mọi việc rất hiệu quả. Nhưng có lúc con lại mất hết tự tin, con lo sợ và bất an với tất cả mọi chuyện, con cảm giác không còn là chính mình, những lúc này chánh niệm con rất yếu, cảm giác mình rất mong manh dễ vỡ đối với các yếu tố bên ngoài, con không tập trung được vào bất cứ việc gì, người mơ màng như đang trên mây, rơi vào trầm cảm. Việc biến đổi giữa 2 con người này cứ thường xuyên lặp lại thầy ạ, người khác cũng nhận ra điều này. Con thực sự không hiểu nguyên nhân là gì, con khổ sở vì vấn đề này do con phải đi làm, công việc con làm đòi hỏi sự ổn định và tự tin ạ. Con mong thầy khai thị cho con con đã sai ở chỗ nào, cần có thái độ gì để có thể giác ngộ được vấn đề này ạ. Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin hỏi trong Phật giáo có khái niệm nào tương ứng với "năng lượng" trong Vật lý không ạ? Định luật bảo toàn năng lượng có phải là một loại thường kiến không ạ?
Con kính tri ân Thầy và kính chúc Thầy sức khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-04-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,

Khoảng 2 năm về trước, khi con xem một video về nhà tâm lý học Carl Jung, thì thấy có câu nói này của ông: "Individuation is an exceedingly difficult task: it always involves a conflict of duties, whose solution requires us to understand that our “counter-will” is also an aspect of God’s will" (Thành toàn tâm thức là một nhiệm vụ hết sức khó khăn: nó luôn gắn liền với sự xung đột giữa các nghĩa vụ, và việc giải quyết sự xung đột ấy đòi hỏi ta phải hiểu rằng sự "đối nghịch" của ta cũng là một phần của ý Chúa).

Lúc mới đọc xong, con đã có ấn tượng với ý tưởng rằng "sự đối nghịch cũng là một phần của ý Chúa", nhưng con chưa thể giải thích vì sao. Đến nay, sau khi đã được học hỏi từ Sư Ông và các bậc Thầy tâm linh khác, con xin có suy nghĩ như thế này ạ: tham-sân-si vốn xuất phát từ ảo tưởng muốn nắm giữ, loại trừ, bóp méo dòng chảy của Tự Nhiên. Tuy nhiên, tham-sân-si cũng là một phần tất yếu trong tiến trình trưởng thành của chúng sanh. Nếu không trải qua vô minh, tham-sân-si, bản ngã... thì chúng sanh không thể thấy được vị ngọt, sự nguy hại mà xuất ly khỏi nó. Và đến lúc biết nó nguy hại rồi mới chịu quan sát mà nhận ra sự thật rằng nó là pháp duyên hợp, cũng chịu sự vô thường sinh-diệt nên tuy nó đối kháng dòng chảy của Tự Nhiên nhưng bậc Giác Ngộ đã có thể trọn vẹn với Tự Nhiên thì cũng thấy nó như một phần của Tự Nhiên vậy. Và do đó họ không nắm giữ tâm sân, cũng không cố gắng chèn ép nó theo các quan niệm đạo đức nữa, tức nói theo Đức Phật là "không bước tới, không dừng lại", còn nói theo trích ngôn trên của Jung là đã vượt lên được "sự xung đột về nghĩa vụ" rồi ạ.

Con hiểu như vậy có phải không thưa Sư Ông?

Con kính chúc Sư Ông trụ thế lâu dài, Tứ chúng hòa hợp an vui!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Dạ, con xin chào thầy! Và kính chúc thầy thân-tâm luôn an lạc.
Thưa thầy, con có ít thắc mắc, xin thầy từ bi chỉ dạy. Hằng ngày trong khi ngồi thiền, hay trong cuộc sống, con luôn để ý vào bên trong, và luôn nhận thấy được sự sinh khởi của vọng niệm. Dạo gần đây, con phát hiện liền sau khi vọng tưởng khởi, có thêm 1 vọng nữa. Con không biết đó là gì, xin thầy hãy giải đáp giúp con. Nguyên nhân từ đâu? Và giải quyết nó như thế nào ạ?
Kính thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-12-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Thưa thầy có phải vì gốc của mỗi người là tánh biết hay lương tri luôn trong sáng thiện lành nên khi làm một điều xấu ác thì tự động bên trong tâm thức đã xuất hiện sự mâu thuẫn thiện ác hay sự ăn năn, mặc cảm tội lỗi...
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-06-2020

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Sư Ông,
Hôm nay con có một câu hỏi như sau:
Thường ngày quan sát, suy xét các hành vi trong đời sống, con thấy đúng là "ý dẫn đầu các pháp". Con nhận thấy mỗi khi suy nghĩ diễn biến thành phân biệt nhị nguyên thì rắc rối bắt đầu xảy ra.
Ví dụ: Khi con nghe một lời nói trái tai, nếu con không kịp thời quay về quan sát cơ thể và lắng nghe cảm xúc thì tiếp đến, con sẽ bị lời nói trái tai ấy chi phối, phân biệt nó là xấu - tốt, phản ứng lại bằng hành động, lời nói,... con cho rằng con đúng, người khác sai, v.v... Những diễn biến này trên con đem đến những hậu quả xấu, mang lại bất an, cuộc sống trở nên phức tạp, rắc rối.
Con trộm nghĩ, trong thuyết Âm - Dương Trung Hoa có nói: Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi... sinh hằng hà sa số, có nghĩa là nếu việc gì đã sinh ra thái cực, thì coi như khó mà kiểm soát được nó nữa rồi. Chính vì vậy mà con thấy việc quay về quan sát hành vi trong đời sống thật vi diệu!
Kính thưa Sư Ông, con suy nghĩ như vậy có đúng hướng và có lợi ích gì không?
Con xin cảm ơn Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, con mới tu tập chưa được bao lâu, còn mơ hồ và chưa tường tỏ nhiều điều nên tâm còn chưa vững.

Gần đây con có tìm hiểu thì có ý kiến rằng đạo Phật khá nặng tính âm, đặc biệt là tính diệt của đạo Phật. Thưa thầy, con hoang mang không biết liệu thầy có thể giải thích thêm về ý kiến này không ạ?

Con cảm ơn và chúc thầy an lành.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2020

Câu hỏi:

Thầy kính,
Con năm nay 30 tuổi, con đã biết và thực tập đạo Phật được mấy năm. Con thường đọc sách, nghe pháp thoại của thầy và các vị thiền sư. Khi thực tập được 1,2 năm con thấy rất bình an và hạnh phúc. Nhưng sau đó con gặp nhiều chuyện khiến con đưa ra những quyết định và hành động sai lầm nó cũng bắt nguồn từ tâm tham ái thầy ạ. Có lẽ do pháp vận hành để từ đó con học được bài học của mình...

Con đã từng nghĩ sẽ sống cuộc đời độc thân không dính mắc, bởi con thấy hạnh phúc và bình an khi sống như vậy, và con cũng biết tình cảm luyến ái nó mang nhiều dính mắc và bất an nhưng nhân duyên đưa đẩy con lại có tình cảm với bạn trai của con. Con luôn mâu thuẫn giữa lựa chọn cuộc sống độc thân hay bước vào cuộc sống hôn nhân - cái mà con biết rằng có nhiều ràng buộc và khổ đau, nó rất khó để sống một cuộc đời hướng thượng và tự do. Con bị mắc trong vòng luẩn quẩn khi thương người ta nhưng nhiều khi thấy điều bất như ý từ họ, từ mối quan hệ đó là con muốn thoát ra, muốn trở về sống cuộc sống như trước đây. Nhưng con lại có suy nghĩ là 1 người cư sỹ sống đời sống độc thân khi đủ nhân duyên có thể sau nhiều năm nữa con lại bị vướng mắc vào chuyện tình cảm... Và lại lặp lại những cái trạng thái giống như bây giờ.
Con đang không biết cái muốn thoát ra của mình có phải do mình thấy ra mà muốn ra khỏi không hay chỉ vì tâm lo sợ, bất an và cầu toàn. Và con không biết mình nên làm gì và lựa chọn như thế nào. Con thấy chông chênh khi ở ngưỡng cửa phải quyết định vận mệnh cuộc đời mình thầy ạ.
Con cảm ơn Thầy và nguyện cầu Thầy luôn mạnh khoẻ bình an ạ.

Xem Câu Trả Lời »