loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 32 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nhị nguyên & bất nhị, thái cực & lưỡng nghi'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-06-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy
Có những lúc con cũng cảm thấy mình được ngộ đạo, tâm con cũng có lòng từ bi, yêu quý nhân loại biết buông bỏ, biết sống là tạm. Nhưng tâm con lại có lúc cũng rất ham hố cũng muốn làm đẹp cho đời cũng muốn có sự cống hiến về vật chất cho đời cho đạo. Nên con cứ trôi lăn trong vòng lăn lộn về kinh doanh. Mà ít được hưởng cái tu tập trong tĩnh lặng. Có những lúc con muốn buông đi tất cả công việc để trở về với cái tĩnh lặng. Nhưng con lại nghĩ rằng nếu mình ko làm đẹp cho đời thì đạo đâu có nghĩa gì. Bạch thầy nếu thế con nên thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2019

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Sau một thời gian học đạo trở về với đời con gặp những chuyện này:

Thật thà quá tạo điều kiện để người khác lừa dối mình.
Tốt quá tạo điều kiện để người khác lợi dụng mình
Hiền quá tạo điều kiện để người khác bắt nạt mình.

Mong Thầy cho con một lời khuyên.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có một thắc mắc là khi mình nhìn ra cái khổ mình có hai cách nhìn, một là nhìn với cái tâm chán ngán để từ đó từ bỏ, hai là nhìn cái khổ đó với tâm lạc quan nhìn nó về một phương diện tốt hơn để nhìn cuộc sống tươi đẹp hơn. Có phải cách nhìn lạc quan là một tiến triển lớn không thưa thầy?
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-02-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy con tặng thầy bài thơ,
Xuân mãi là xuân
Vầng trăng sáng luôn luôn hiện tiền
Tâm sinh diệt lúc có lúc không
Như đồng tiền hai mặt hiện hữu
Các pháp thì thành, trụ, hoại, không
Ngồi lặng lẽ xem trăng bóng nước
Cuộc đời kia chỉ một cuốn phim
Đến và đi cũng chỉ thế thôi
Chẳng nắm bắt cho thêm nhọc sức
Như dã tràng xe cát biển đông
Ồ hóa ra ta chàng lãng tử
Đã xa quê từ thuở ban nào
Bao xuân đến xuân đi vẫn vậy
Vẫn lạc đường mòn mỏi tha hương
Nay gặp lại ta vẫn như xưa
Chẳng đổi thay vẫn sáng tinh anh
Vẫn lặng lẽ nhưng hằng sáng suốt
Chẳng tên tuổi bất khứ bất lai
Thôi xuân này, xuân mãi là xuân.

Thầy có thể cho con biết lịch trình thầy qua bên Mỹ California thuyết giảng 2019 đươc không thầy. Con xin cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Xin thầy cho con hỏi:
1- Cái định tĩnh hằng biết rõ ràng của mình lúc mình ngủ say, hay mình bị chụp thuốc mê nó vẫn luôn hoạt động tại sao mình không hay biết gì hết lúc đó vậy?
2-Cái định tĩnh, hằng biết rõ ràng của mình xưa nay không một vật tại sao nó có thể khởi lên nhất niệm vô minh là niệm để tạo nên vũ trụ vạn vật như kinh lăng nghiêm nói. Như vậy có phải là trong tịnh có động, trong động có tịnh từ vô thủy vô chung rồi có phải không thầy? Vì nếu chỉ có động mà không có tịnh thì các pháp không thành lập được và ngược lại.
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2019

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Một cách tự nhiên, Con có trải qua giai đoạn đoạn mà nội tâm tĩnh lặng mênh mông, bặt dứt suy nghĩ và luôn nhận biết. Con nhớ lại là nhân một dịp gặp gỡ một nhóm bạn mới trong một vòng tròn lắng nghe, chia sẻ. Con thấy rõ đột nhiên có sự tĩnh lặng này, tâm đột nhiên không hề lăng xăng, suy nghĩ gì cả, hiện diện và lắng lòng nghe trọn vẹn một cách thật bình an. Sau dịp đó, con tiếp tục quan sát mình và thường xuyên nhận thấy sự tĩnh lặng này. Giống như thể con đang xem chiếu phim về tất cả mọi việc con nghĩ, làm hàng ngày. Điều này kéo dài vài tháng. Cho đến cách đây 2 tháng, khi con có dịp tham gia vào những hội trường sự kiện ca nhạc lớn huyên náo, ồn ào, nhạc trống khua dữ dội, mà con nhận thấy dù tiếng ồn rất lớn, như vỡ tim mà tâm lại bình an vắng lặng lạ kỳ, nó không chạm đến và không làm con dao động hay khó chịu xíu nào. Trước đây, nơi nào hơi đông, ồn xíu thôi là con đã không thể nào chịu được. Thấy lạ, con thử tham gia thêm lần 2,3 thì vẫn cảm nhận như vậy. Hoàn toàn vắng lặng sáng suốt trong suốt chương trình náo nhiệt như cỗ vũ đá banh. Dù rằng sau đó về nhà, thì cơ thể cũng có mệt hơn xíu. Tuy nhiên, Sau khoảng 1-2 tháng tham gia trong môi trường và công việc như vậy, thì con nhận thấy sự sáng suốt, tĩnh lặng lu mờ dần. Và con thấy có sự quay trở lại của tâm trí lăng xăng, suy nghĩ choáng hết chỗ. Việc nhận biết trong sáng và sâu rộng giai đoạn trước đó như thể biến mất vậy.
Hôm nay con nghe bài pháp thoại "không làm gì cả" Thầy giảng ở Hà Nội 15/9/2018, thì có nói và mô tả về hiện tượng tương tự. Nhưng con không biết hiện tượng xảy ra nơi mình là gì và mong nhờ Thầy soi sáng thêm.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con xin trình pháp ạ.
Thấy pháp không chỉ đơn thuần là thấy pháp bên trong hay thấy pháp bên ngoài mà là thấy song hành cả hai cùng một lúc. Ngay điểm tiếp xúc giữa căn và trần thấy rõ cảnh duyên bên ngoài đang vận hành theo qui luật tất yếu của nó, đồng thời thấy rõ tiến trình tâm đưa đến thái độ bên trong phản ứng trước cảnh duyên này, ngay đây chỉ có thấy thì ngay đây cũng đoạn giảm cái ta ảo tưởng cho là, phải là, sẽ là, thái độ chấp sẽ tự động rời ra. Và giác ngộ cũng chỉ có giác ngộ ngay tại đây mà thôi, giác ngộ đến đâu giải thoát đến đó. Ngay đây và bây giờ đã hội tụ đầy đủ tất cả các yếu tố để giúp hành giả giác ngộ thực chứng sự thực, tuy nhiên tùy theo căn cơ trình độ nơi mỗi người sẽ có sự trải nghiệm và thực chứng sự thực với mức độ khác nhau. Như: thấy rõ cả cái xe ô tô hay chỉ thấy cánh cửa xe ô tô thì cũng là đang thấy xe ô tô. Cũng ngay tại điểm tiếp xúc này nơi con nhận thấy sự tương tác, va chạm hai mặt của pháp giữa cái ta ảo tưởng và cái thực (vô minh và minh) chính sự tương tác này ngay đó giúp phát huy trí tuệ từ Tánh biết. Sự có mặt của bản ngã thật hoàn hảo và vi diệu. Con kính tri ân Thầy. Nguyện Thầy khỏe mạnh và bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Có những người sợ chết đến nỗi lao vào những thú vui nguy hại, tàn phá thân xác để quên đi ngày mai, vì đối với họ: 'Đằng nào cũng chết, cứ hưởng thụ đi đã!'
Có những người khác lại sợ chết đến nỗi ngày đêm chỉ tập trung vào việc rèn luyện tâm sao cho mình đương đầu được với nỗi sợ chết. Họ bỏ qua việc luyện tập thể chất, giữ gìn sức khỏe. Họ hành hạ thể xác bằng việc ngồi thiền hàng tiếng đồng hồ, thâu đêm suốt sáng.
Hai kiểu người trên đều vì sợ chết quá mà bỏ qua sự sống. Trong khi đó, sự sống vốn cũng là một sự thật không kém gì với sự chết cả. Nếu Diệt là một sự thật thì Trụ cũng là một sự thật.
Có những người khác lại chỉ đăm đăm tìm cách sống thật thật lâu dài khỏe mạnh, cố đánh trống lảng với thực tế rằng rồi đến một lúc nào đó mình sẽ bệnh sẽ chết. Đến khi cảm nhận được cái chết gần kề, họ bắt đầu tìm kiếm những thiên đường ở một thế giới khác với hy vọng mình sẽ sống mãi sau khi chết.
Một đằng bỏ Trụ theo Diệt, một đằng bỏ Diệt theo Trụ.
Con đường Trung Đạo là: Trụ thì cứ Trụ cho tốt đẹp an lành, Diệt thì cứ Diệt cho vô tư thoải mái. Làm được gì tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần thì cứ làm. Khi chết thì cứ chết. Không ngả bên này hay bên kia (Trụ-Diệt), vì cả hai bên đều là những sự thật không thể chối bỏ.
Con suy nghĩ vậy có đúng không ạ? Mong thầy chỉ dạy!
Tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Trước tiên con xin được đảnh lễ tạ ơn Thầy! Con có duyên biết đến và học Phật Pháp chưa được lâu. Xuất phát điểm con học với tâm tìm cầu tri thức và đã từng rất mông lung giữa vô vàn kinh sách. Từ khi vô tình đọc được câu thơ của Thầy: "Tự do là ung dung trong ràng buộc/Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau", con nhận ra mình đã tìm được một vị minh sư cho mình để học hỏi và tu tập. Con tìm đọc và nghe những bài Pháp của Thầy, từ đó con tự thấy mình sáng suốt và được rất nhiều an lạc. Con tự thấy tâm dính mắc vào tri thức của mình cũng thuyên giảm rõ rệt. Nay con có một điều băn khoăn chưa được sáng tỏ như sau, con mong được Thầy từ bi chỉ giáo ạ.

Con hiểu rằng Tham và Sân giống như hai mặt của một đồng xu, khi Tham một điều gì đó, thì sẽ Sân điều ngược lại với nó. Khi không còn Tham thì sẽ không còn Sân, và ngược lại. Con hiểu như vậy có đúng không ạ?
Nếu điều trên là đúng, thì việc một số vị sư đạt được những quả vị thấp đã diệt trừ được Sân nhưng chưa trừ được Tham (Tham thiền định, Tham làm việc thiện, Tham giúp đỡ người khác...), có mâu thuẫn với điều con hiểu ở trên không ạ?
Có khi nào, những vị này vì Tham thiền định mà Sân luôn với trạng thái bất định? Có khi nào, có ai đó có thể Tham thiền định, tham làm việc tốt mà không Sân với bất định, không Sân với việc ác, tức là tuy có Tham mà không có Sân?

Văn-tư-tu của con còn non nớt và hạn hẹp, kính mong được Thầy chỉ bảo ạ! Một lần nữa, con xin đảnh lễ tạ ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-05-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Sư!
Con xin thành tâm sám hối trước khi nói lên câu chuyện của con. Thưa Sư, con năm nay 42 tuổi, con đã sống cùng gia đình chồng 15 năm do gia đình chồng chỉ có chồng con là con trai và ba người con gái. Với gia đình và họ hàng con là người vợ hiền dâu thảo, bản thân con luôn lo lắng, chu toàn; nhưng... tất cả những lo toan của con đối với con đối với gia đình chồng đó chỉ là trách nhiệm, chứ thực tâm không phải là tình yêu thương, sự từ bi, con sợ nếu mình sống không tốt chồng mình sẽ là con bất hiếu, con con sẽ có tấm gương xấu, và những hệ lụy của nó, đó có phải là con đang nuôi dưỡng cái bản ngã của con không, thưa Sư? Con thấy hổ thẹn vì sự dối trá của tâm mình. Con xin được nghe Sư chỉ dạy thêm cho con để con được sống thuận với pháp. Con xin thành tâm tri ân Sư và kính chúc Sư sức khỏe, an lạc!

Xem Câu Trả Lời »