loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 32 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nhị nguyên & bất nhị, thái cực & lưỡng nghi'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-04-2018

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy.
Cho con xin gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến thầy, dạ cho con xin được trình Pháp.
Hiện tại con vẫn đang thực hành theo pháp của thầy, và hiện tại con thấy thời gian là không đối với con, ngày sinh nhật, ngày tết cũng như ngày thường, cuối tuần thì cũng như mọi ngày, sáng cũng như tối, mà giữa đêm tỉnh dậy để đi vệ sinh, cũng tỉnh như là lúc thức ban ngày. Lúc nào củng tỉnh táo, biết mình trọn vẹn, ngủ ra ngủ mà thức ra thức. Khi con trọn vẹn với con như vậy, con không còn thấy quan trọng về thời gian, ngôn ngữ của con ít quá, không thể diễn tả hết được.
Cái thấy thứ 2 là thân nhẹ nhàng, là do lúc trước con làm việc theo bản ngả mà không có nhìn thấy được tính biết của mình trong hành động và làm việc, sau khi thấy được tính biết con thận trọng chú tâm trong cv và buông xả, vì nhờ buông xả cái ngã, nên thân tâm con hợp nhất, vì vậy nên thân con mới thấy nhẹ nhàng hơn.
Con chúc Thầy thân tâm luôn đươc an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy!
Trước hết con xin cảm ơn thầy, nhờ học theo thầy mà con dần thấy được vẻ đẹp của cuộc sống. Trước con nghe nhiều thầy dạy ngồi thiền, rồi rút lui về riêng tư cũng tốt nhưng trong cuộc sống thì rất khó, đa phần không thực hiện được. Khi đó, nếu không ngồi thiền được thì con thấy khó chịu và lo lắng vì mình làm chưa tốt việc tu...lại thêm bất an.
Có phải là khi tâm mình thanh tịnh, thì không có nghiệp, không vui cũng chẳng buồn. Từ chỗ thanh tịnh đó, nếu muốn tạo tác gì cũng được nó theo luật hấp dẫn mà thành tựu quả (tất nhiên ta không thể làm ác khi tâm thanh tịnh). Nhưng kể cả khi mình tạo ra điều tốt đẹp theo tục đế thì đi kèm nó cũng là khổ đau theo tục đế, bởi vì đó là hai mặt của một vấn đề. Còn khi không tạo tác gì thì không có hai mặt thiện ác, khổ vui... Cứ như vậy mà sống theo pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2018

Câu hỏi:

Bạch Sư, kính nhờ Sư cho con biết knowing mind là gì và dịch ra tiếng Việt có phải là tâm hay biết, là cái tâm nó thấy sự được cả hai tâm chánh niệm ghi nhận những gì xảy ra ở 5 giác quan. Khi nghe những bài giảng của Sư con nhận thấy có nhiều điểm giống sự giảng dạy cua U Tejanya đệ tử của Ngài Shwe Oo Min vì con có ở trung tâm đó. Kính chào Sư và kính chúc Sư đặng nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-12-2017

Câu hỏi:

Con có người bạn thân đi theo lối tu tập của thầy TTL. Con biết ai có căn cơ pháp nào thì theo pháp đó, nhưng ban ấy đúng giờ mới ăn, còn ngoài ra không ăn gì hết. Theo con nghĩ đói lúc nào thì ăn lúc đó. Vậy xin thầy cho con hiểu thêm, con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-03-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Con xin Thầy giảng cho con điều này. Trong một câu trả lời trong mục pháp thoại này, Thầy có viết: "Giác quan thứ 6 thầy gọi là linh tri bên cạnh tưởng tri, thức tri, thắng tri, tuệ tri và liễu tri. Khi còn trong tưởng tri và thức tri, tức trong nhận thức tương đối thuộc tục đế, thì thường có hai mặt đối đãi như con nói. Do đó có câu "nhất niệm khởi thiện ác dĩ phân", khi một tâm niệm khởi lên thì liền phân đôi thành thiện và ác. Điều này trong Dịch Lý gọi là "nhất nguyên lưỡng tính". Người giác ngộ không phải bỏ mặt này lấy mặt kia mà cả hai mặt đều giúp họ thấy ra sự thật tương đối của thế giới hiện tượng, nhờ vậy họ không chấp trước điều gì ở đời mà sống ung dung giải thoát. Con đừng bận tâm hoặc lo lắng, khi tâm thế nào con cứ thấy như vậy thôi, sự thấy biết này giúp con dần nhận ra sự thật và không còn dính mắc trong phân biệt nhị nguyên nữa. (Xem bốn loại nhận thức)"
Con không hiểu ở chỗ "khi một tâm niệm khởi lên thì liền phân đôi thành thiện và ác". Con kính xin Thầy giảng giải và cho ví dụ để con có thể hiểu hơn.
Con cảm ơn Thầy. Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-06-2014

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, <p>
Sau khi nghe lại bài pháp về "câu sanh vô minh", con có một thắc mắc, xin sư ông từ bi chỉ dạy cho con. Nếu tánh biết là rỗng lặng trong sáng ngày từ đầu, nó không có nhu cầu cần biết thêm gì vì đã trọn vẹn và đầy đủ rồi, vậy do nhân duyên gì mà sinh ra "minh" và "vô minh"? Có phải do lực hoạt động nội tại bên trong, tức là bản chất của tánh biết cũng là động, chứ không yên tĩnh như một mặt nước hồ thu nên mới có "thái cực sinh lưỡng nghi" và rồi thành ra "pháp giới trùng trùng duyên khởi". Nếu đúng là có lực hoạt động nội tại ấy chi phối làm nhân duyên, xin sư ông khai thị thêm cho con về sự vận hành tự nhiên này. <p>

Liên hệ với cuộc sống thật đang diễn ra, con nhớ trong kinh có nhắc đến "do một niệm bất giác" và sinh ra "minh" và "vô minh". Con thấy khi sống mà mất đi tỉnh thức thì liền xuất hiện tam tâm: quá khứ, hiện tại, vị lai và tứ tướng. Từ đó mới trôi lăn trong luân hồi của sinh, hữu, tác, thành. Vậy "niệm bất giác" có liên quan gì đến lực nội tại gì ở câu hỏi phía trên của con không ạ? Câu hỏi của con ngô nghê và nặng nề kiến chấp, con cũng dùng những danh từ Phật pháp không được chính xác, chỉ nghĩ sao viết vậy; mong sư ông hoan hỉ khai thị cho con. Con xin cảm tạ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-06-2014

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, <p>
Trước tiên con xin được thành tâm cung kính đảnh lễ sư ông lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba. Thưa sư ông, sau khi con nghe bài pháp sư ông giảng về "câu sanh vô minh", con rất tâm đắc và xúc động. Qua đó, con thấy được tất cả những đau khổ, bất mãn mà pháp mang đến cho con trong cuộc sống cũng theo nguyên lý: "thái cực sinh lưỡng nghi". Không có chất liệu khổ thì cũng không có giác, hay "phiền não tức bồ đề", chính những điều tưởng chừng đối lập nhau lại thành tựu cho nhau. Nếu không thể dũng cảm đối diện và chấp nhận để học ra bài học của mình thì thật là uổng phí sự "tận tụy" của pháp đã ứng ra. Mỗi bài pháp sư ông giảng đều thấu đến tận tâm can con, con không biết nói sao để diễn tả sự may mắn, thiện duyên to lớn là được biết và nghe pháp của sư ông. Con kính chúc sư ông sức khỏe luôn an hảo để tiếp tục dìu dắt chúng con: "giúp chúng con điều chỉnh chánh kiến trong biển Phật pháp mênh mông, sâu thẳm và vi diệu". Một lần nữa con xin cung kính đảnh lễ sư ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2014

Câu hỏi:

Con xin cung kính đảnh lễ Thầy. Bạch Thầy, con xin thỉnh Thầy giải thích cho con rõ về khái niệm nhị nguyên và bất nhị ạ! Con xin đa tạ và cung chúc Thầy thân tâm thường an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Con là người có sự dao động cảm xúc, tình cảm nhiều. Thời gian khi con đi học với bạn bè, thì cũng có vui, buồn. Sau khi ra trường, có 1 thời gian con thất nghiệp, con đi chùa, thì tâm trạng cũng bình bình. Giờ có việc làm, thì tâm trạng con dao động tiếp. <p>
Con định không vướng vào chuyện tình cảm (vì con biết vướng vô thể nào cũng dẫn đến đau khổ), nhưng mà con người mà, khi mình tiếp xúc với ai khiến mình vui, tự nhiên sau đó mình hết tự nhiên, rồi có ai chọc thì mắc cỡ. Con che dấu tình cảm của mình càng làm tâm trạng cứ lên xuống thất thường, không tự nhiên. Mà con biết sống điềm đạm là tốt.
Chẳng lẽ con cứ ở nhà hoặc tự nhốt mình không tiếp xúc?
Con làm thế nào thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,<p>
Gần đây, qua sự thực hành cũng như va chạm những nỗi đau, nhất là bệnh tật, những nghịch cảnh trong cuộc sống, con cảm nhận thật sâu sắc những điều Thầy đã dạy. <p>
Con thấy rằng: nếu chỉ đơn thuần nghe giảng mà không có sự trải nghiệm thực tế trong đời thường, và nếu có sự trải nghiệm mà không học ra điều gì thì khó có thể lãnh hội được sự thật chân đế về khổ, bất toại nguyện và vô ngã, được minh chứng cụ thể trong lời dạy của Thầy. <p>

Con xin trình với Thầy về suy nghĩ của con, và con rất mong được Thầy dạy thêm cho con: <p>
Với sự sáng suốt, định tĩnh, trong lành, thận trọng, chú tâm, quan sát, con nhìn thấy rất rõ bản chất thật sự của tâm con. Có lúc nó rất xấu, có lúc nó khô khan chai đá, có lúc con cảm thấy bất lực trước những nỗi đau về thể xác do bệnh tậtv.v... còn rất nhiều những cung bậc lên xuống của Tâm tùy theo hoàn cảnh. <p>

Nhưng Thầy ơi, hôm nay con đã hiểu và cảm nhận sâu sắc lời Thầy dạy: Khi con nhận thức tâm con khô khan, chai đá, thì cũng từ nơi đó đã có sự dịu dàng, êm ái. Khi con nhận thức được tham-sân-si nơi con là con đã tháo mở một khe hở để cho ánh sáng rọi vào. Sự thấy biết của con càng rõ ràng hơn khi con từ những khổ đau, nghịch cảnh mà hiểu rằng: người ta không thể cảm nhận được điều gì nếu không có cái “đối nghịch” với nó, không có bóng tối thì người ta đâu biết đến ánh sáng, khi con thấy con “khô khan, chai đá” thì con mới ý thức rõ rệt được sự “dịu dàng, thương yêu”, khi con bị “giới hạn” về mọi mặt thì con mới cảm nhận được cái “vô biên” của đất trời, của vạn vật. Bản thân con sẽ không thể biết được chính con, mà chỉ có cái gì “khác với con” mới giúp con ý thức được chính mình. Như, khi đau khổ vì bệnh tật, thì con mới thấy được giá trị của một cơ thể khỏe mạnh, khi sống không có ý nghĩa trong một ngày, thì con mới thấy được sự quý giá của từng phút giây hiện tại. <p>

Kính bạch Thầy, phải chăng con đã thấy được một phần nào đó như là vị ngọt, sự cay đắng... trong lời Thầy đã dạy con? Bên trong những nỗi đau, những điều bất như ý lại ẩn giấu một sự thật mà chỉ có bản thân tự trải nghiệm, có học ra bài học thực tế thì mới thấy được. Con mong Thầy chỉ dạy để con được khai tâm mở trí. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »