loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 73 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Niệm tâm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-05-2018

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy con muốn chia sẽ 1 chút pháp hành và sự trải nghiệp trên thân tâm của con với bạn bị bệnh lo âu và mất ngũ giống hệt như con trước đây con thấy mà phát tâm thương cho bạn ấy vì con cũng vậy trước đây.
Bạn ơi mình năm nay 43 tuổi có gia đình và 2 con. Trước đây mình cũng vậy giống bạn lắm, 6 năm trời mình phải sống trong cảnh lo âu suốt ngày cứ nghĩ tới bệnh... bệnh gì khởi sanh lên là mình rất sợ, sợ mình bị ung thư, sợ cái đau của căn bệnh này rồi sanh lên tưởng tượng đủ thứ làm cho thân tâm trở nên suy sụp mệt mỏi vô cùng rồi, mình chạy đi tìm bác sỉ uống thuốc chữa bệnh. So với mình bạn bệnh còn ít đó. Mình đủ thứ bệnh, nào là viêm xoang, viêm nao tử, viêm đại tràng, tim và huyết áp, rối loạn thần kinh thực vật, nhiễm giun lươn và giun đầu chó, gai cột sống cổ. Vẹo vách ngăn mũi, bị nhiễm nấm, viêm nang long, máu mở... nói về bệnh chắc bệnh mình quá nhiều. Nhưng bạn ơi sai lầm của mình do sợ mà uống thuốc mỗi ngày quá nhiều thứ để chữa giờ đây nó tác dụng phụ lên đôi mắt của mình làm cho mình bị đục thủy tinh thể đã mổ 2 con rồi nhưng giờ có đỡ đâu nó cứ biến chứng đủ thứ mà mình phải đi khám mỗi tháng làm cho mình hết tiền của cũng vì lo âu sợ hãi mà ra, cuối cũng có bệnh gì hết đâu, uống chữa bệnh này thì sinh bệnh khác nó cứ lẩn quẩn như thế, mình rất thương 2 đứa con của mình sợ nó không còn cha để lo vì chúng còn quá nhỏ, mình bệnh như vậy mà vợ mình chưa có 1 tiếng hỏi thăm cô ấy cứ lo đôi khi mình còn bị vợ mắng chữi nữa. Nhiều lúc mình muốn li dị nhưng nghĩ tới con sợ con sẽ khổ sau này cha ở 1 nơi mẹ ở 1 nơi con nó sẽ hư và tội nghiệp chúng thôi thà bản thân mình chịu đựng để cho chúng có cha có mẹ mà chúng vui vẻ vì mình đã tạo ra chúng thì mình phải chịu đựng mà lo cho chúng thôi.
Rồi mình quay về nghe pháp thoại của Thầy hơn 2 năm nay vừa nghe vừa trải nghiệm trên thân thọ tâm pháp. Giai đoạn đầu mình cũng không thích nghe đâu vì nó chán lắm mình cứ lo sợ trên thân này thôi vì cái bệnh tâm lý nên khổ lắm, buộc mình phải nghe rồi dần dần pháp của Thầy thắm nhuần vào trong người mình lúc nào không hay cùng với sự trải nghiệm mình mới thấy ra sự thật sao đúng với mình quá rồi mình mới thực hành ứng dụng đơn giản thôi. Khi tâm bất an thấy tâm bất an là niệm tâm khi đau thấy đau là niệm thọ, khi nằm thấy nằm đi thấy đi làm việc gì thấy làm việc đó là niệm thân, khi mắt tai mũi lưỡi tiếp xúc với trần cảnh gây ra sự trói buộc gì là niệm pháp. Cứ như thế tâm trở nên yêu mến pháp rồi tự nhiên thấy thân này không còn vấn đề nữa. Tự nhiên bạn sẽ có niềm tin rồi dù có bệnh cũng chẳng sao. Bệnh là cơ hội để cho bạn trở về với thân thọ tâm pháp mà thôi là giúp mình sớm giác ngộ giải thoát thôi. Bạn nên đặt giác ngộ giải thoát lên hàng đầu chứ không phải thân này lên hàng đâu dần dần bạn sẽ thấy tâm bạn trở nên chói sáng và trở nên bớt sợ trước mọi pháp. Nhiệm vụ mình là giữ chánh niệm còn mọi thứ để cho pháp lo dần dần bạn sẽ thấy sự vi diệu trong đó. Cố gắng nghe pháp thoại Thầy, nắm được hướng đi cho chính xác. Chúc bạn mau sớm lấy lại chính mình. Còn 1 điều là hành theo pháp thầy hướng dẫn đừng mong là hết bệnh nha, bệnh vẫn là bệnh thôi mà chỉ thấy ra sự thật là chính. Bệnh là cơ duyên để giúp mình quay trở lại chính mình. Xin chào bạn. Con viết quá dài mong Thầy hoan hỷ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Khi ngồi thiền hay làm việc gì con hay nhìn vào tâm mình xem nó như thế nào, có tham sân si ở đó không. Đây là sự tu tập hằng ngày của con. Kính mong Thầy từ bi chỉ dạy.
Tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-04-2018

Câu hỏi:

Con kính chào thầy,
Bạch thầy con xin hỏi thầy là tại sao trong bài kinh đại niệm xứ trong niệm thân Đức Phật chia nhỏ làm sáu mục, niệm tâm chia làm mười bốn mục ạ,... và khi thực hành thì con chọn một trong 6 mục niệm thân để thực hành làm đối tượng đề mục chính có phải không ạ, hay là Đức Phật chia nhỏ thành các mục đối tượng nhỏ để khi đối tượng nào đến thì mình nhận diện được và thực hành ạ, con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2018

Câu hỏi:

Dạ Bạch Ngài,
Con có 1 câu hỏi xin nhờ Ngài dạy cho con. Trong bài kinh Đại Niệm Xứ gần cuối trong phần Chánh Định của BCĐ câu:

''Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.''

Dạ con thắc mắc đây có phải là 4 tầng thiền Định SG với 5 chi thiền là TẰM, TỨ, HỶ, LẠC, ĐỊNH mà ĐBS đã đi qua trước khi Ngài vào thiền QUÁN không ạ. Dạ khi con thiền quán thì con sẽ phải đi qua 5 chi thiền này không? Xin Ngài dạy cho con.

Khi thiền QUÁN, đối tượng thay đổi giữa DANH và SẮC còn thiền ĐỊNH chỉ có 1 cho nên những chi thiền của QUÁN có yếu hơn ĐỊNH không ạ . Thí dụ khi con đang quán THỌ trên thân thì 1 ý tưởng hiện lên trong tâm đủ để con chuyển từ niệm THỌ qua niệm PHÁP hay niệm TÂM rồi quay trở lại với niệm THỌ là quan sát những cảm thọ trên từng phần cơ thể.

Vậy là trước khi nhập vào dòng thánh, hành giả phải đắc 4 tầng thiền SG, vượt qua 5 triền cái trước khi đắc Đạo. Dạ làm sao có thể biết được là 1 hành giả đắc ĐẠO, như đắc được qủa Dự Lưu sau khi diệt được Thân, Kiến, Hoài nghi, Giới Cấm Thủ ạ.

Dạ xin nhờ Ngài dạy cho con và con xin cảm ơn Ngài.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-02-2018

Câu hỏi:

Năm mới con kính chúc Thầy và chư Tăng nhiều sức khoẻ, an lạc trong đạo mầu!

Thưa Thầy con muốn xin Thầy lời khuyên ạ. Con 35 tuổi chưa lập gia đình, con thấy có vợ thì cũng có cái hạnh phúc, nhưng cũng có quá nhiều ràng buộc, tính cách con cũng không phù hợp với cuộc sống gia đình lắm: thích ở một mình, không ưa chốn ồn ào, cũng may con có biết chút ít đạo nên con cứ sống vậy tuỳ thuận hoàn cảnh. Nếu duyên nghiệp phải lấy vợ thì lấy, không thì cũng chẳng sao, con sẽ chăm sóc Bố Mẹ. Con cố tu để hiểu đạo và cho Ba Mẹ và mọi người cùng hiểu, rồi khi đủ duyên con muốn xin xuất gia hoặc sống một mình cũng tốt.

Con có nói ra thì mọi người cũng không hiểu, vì nó khác với suy nghĩ bình thường của người đời. Bố Mẹ và và mọi người bảo nếu không lấy vợ thì con trở thành gánh nặng cho bố mẹ và mọi người, rồi sau này sẽ khổ lắm, không thể sống cứ thui thủi một mình. Con muốn chăm sóc ba mẹ giúp ba mẹ mà bây giờ con mới biết lại trở thành gánh nặng tâm lý cho bố mẹ đến thế... tâm trí mọi người bị quy định quá nhiều, con không biết làm thế nào cho trọn đạo làm con?

Con có một vấn đề nữa xin Thầy chỉ bảo: khi một mình trầm tư thì con chánh niệm tỉnh giác tốt, thấy biết cũng phát sinh theo, nhưng khi xúc chạm việc đời, ở chốn đông người, nói chuyện liên quan đến mình thì con bị kiểu như vong thân tha hoá, đánh mất mình, nghĩ lung tung, nhưng khi một mình thì con lại trở về được với mình, vậy làm sao để con luôn trở về với mình khi xúc chạm việc đời?
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy.
Cuối tuần trước con có nhận được lời khuyên của thầy khi hành thiền để không bị đau đầu, khó chịu là để tâm trong sáng, hồn nhiên và thanh tịnh. Con đã thực hiện theo lời thầy, để mọi việc tự nhiên không gò ép không mục đích thì con thấy những chuyển biến rất tích cực. Con không hề thấy đau đầu như những lần trước mà thấy rất thoải mái và tĩnh lặng. Sau mấy ngày thực hành con xin bạch thầy một số kết quả và các thắc mắc mong thầy từ bi chỉ bày thêm cho con:
1. Cảm nhận không có người chủ tạo tác: Con thấy thật sự chỉ để tâm thấy trong trạng thái tâm hồn nhiên trong sáng tĩnh lặng vô cùng vi diệu. Khi con đau chân con nhận biết rõ cái đau, cái tâm sợ đau, cái tâm muốn thoát khỏi trạng thái đau, con chỉ quan sát chúng. Nhưng cuối cùng con vẫn phải xả chân vì con chưa vượt qua được. Trong tối qua khi thực hành trong lúc sinh hoạt, con thấy rằng các Pháp liên tục sinh khởi, đặc biệt là các tâm. Việc đi, đứng, nói năng, lựa chọn… dường như tự nó tự vận hành mà không có một ai thực sự làm chủ cả. Con cảm nhận thấy hình như đó là một phần của lý vô ngã. Xong con lại băn khoăn, thế mình suy nghĩ, mình làm việc theo nguyên lý gì? Thì con lại lóe lên cảm nhận bởi nhân quả nghiệp lực có sẵn trong con có đủ duyên sẽ trổ quả thành ra ý muốn, tác ý, vận hành… mà mình vẫn dễ bị lầm tưởng bởi cái gọi là MÌNH LÀ CHỦ. Phần này con có cảm giác trong tâm tánh về các cảm nhận đó, nhưng con cũng chưa rõ lắm là Thấy THẬT hay do TƯỞNG THỨC SUY ĐOÁN thầy ạ. Mong thầy chỉ bày cho con.

2. Quán Pháp trên Pháp: Con thực hành tứ niệm xứ, nhưng trong đó, đặc biệt là Quán Pháp trên Pháp, khái niệm Pháp được Đức Phật trình bày dưới nhiều mô thức như năm triền cái, ngũ ấm, thất giác chi, lục căn, tứ diệu đế. Khi con nhận biết một pháp con thường hay bị thói quen là ghép cái mình thấy soi vào lời thầy dạy ví dụ như thấy mình đau, thì con ghép vào phần khổ đế, rồi con suy tưởng nó là thọ uẩn,… Khi làm như vậy con thấy rằng việc ghép và đối chiếu như vậy là các tâm Tầm và Tứ hoạt động. Thực sự con chưa rõ lắm cách thực hành niệm Pháp trên Pháp ra sao cho phù hợp. Mong thầy chỉ giúp con.

3. Cảm nhận tứ đại nơi thân: Trong phép quán Thân trên thân, con cũng muốn cảm nhận tính chất của tứ đại trong cơ thể như sự rắn, sự nóng, sự chuyển động, sự ẩm ướt… Nhưng thực sự con thấy cái thấy về tự đại nơi thân chưa thật rõ ràng và sâu sắc. Kính mong thầy có thể giúp con hiểu rõ vấn đề này hơn.

4. Tâm Từ Bi: theo như con hiểu từ bi và trí tuệ luôn cần được thực hành song hành và cái nọ bổ sung cho cái kia, khi được viên mãn thì hai cái đó sẽ gần như là một. Trong trường phái Bắc Tông lấy phát triển tâm Từ làm căn bản. Trong thiền minh sát con có cảm nhận là con đường làm rõ Tánh biết là trí tuệ, nhưng con chưa tìm hiểu được rõ là theo truyền thống nguyên thủy thì việc tu tập tâm Từ được thực hành ra sao? Con hiện nay vẫn sử dụng các Pháp phát triển tâm từ con hiểu được trong truyền thống Bắc Tông. Kính mong thầy chỉ bày để con hiểu rõ hơn về việc tu tập.

Trên đây con xin gửi thầy 4 câu hỏi, mong thầy từ bi chỉ bày cho chúng con được tiến bộ.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy. Bạch thầy cho con hỏi khi con ngồi thiền con thấy đau chân con cảm thấy khó chịu thì lúc này con nên thấy biết cái đau chân hay thấy biết cái khó chịu ạ? Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
Hôm qua con được nghe thầy giảng cho một đạo hữu đến tham vấn rằng thân, thọ, tâm, pháp chính là đời sống nơi mỗi người, nên tu chính là sống trải nghiệm đời sống ấy mà thấy ra sự thật, mà giác ngộ sự vận hành tất yếu của Pháp nơi chính mình, không kiếm tìm gì khác. Con thấy mọi hoạt động thân tâm nơi con đều là sự thật của đời sống giúp con giác ngộ sự thật chứ không có sự an toàn, hạnh phúc ở ngày mai hay một Niết-bàn tịch tịnh lý tưởng nào ngoài sự thật đang là. Chỉ đơn giản là trong những thành, bại, được, mất… mà không bị tham ưu, chìm đắm thì ngay đó thấy ra vẻ đẹp của nó.
Có lẽ vẻ đẹp không nhàm chán của cuộc đời chính là sự vô thường. Ra khỏi thực tại thì liền bất an, đau khổ, trụ lại thì sẽ nhàm chán. Ra khỏi hay trụ lại đều là sống trong ảo tưởng.
Con xin có chút chia sẻ trải nghiệm tu tập với đạo hữu:
Không nên có thái độ phân chia đây là niệm tâm, đây là niệm thọ, đây là niệm pháp, đây là niệm thân riêng biệt. Ngay cả khi có thái độ cố gắng trọn vẹn với thân đang đi… thì đã khởi lên khái niệm về trọn vẹn với thân... Còn ôm giữ khái niệm thân, thọ, tâm, pháp thì việc ngồi thiền hay đi kinh hành và cả hoạt động trong đời sống sẽ có khuynh hướng tu tập với ý chí tạo tác để trở thành rồi. Chỉ cần ngay đây thấy ra cái sai, trả cái đúng về với cái đúng thì chính là sống với cái đúng tự nhiên ngay nơi thực tại thân, thọ, tâm, pháp rồi chứ đâu cần tìm gì trong thân thọ tâm pháp, hoặc qua thân thọ tâm pháp mong đạt được gì hay đi tới đâu đâu. Đời sống là ngay nơi thực tại đây mà.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2017

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy kính mến của con. Hôm nay con xin trình sự trải nghiệm của con sau nhiều năm bị bệnh tật hoành hành mà con đã học ra được bài hoc để trình với Thầy và cũng là trải nghiệm chung cho những bạn hữu nào khi có bệnh để giảm được cái khổ tâm.
- Khi thân đau là cơ hội để quay về biết thân đang đau là niệm thân.
- Khi thân đau thấy khổ khởi sanh biết thọ khổ khởi sanh là niệm thọ.
- Khi thân đau thấy tâm đang bất an lo âu sợ hãi, chống đối loại bỏ loại trừ... là niệm tâm.
- Khi thân đau tâm bị dính mắt vào trong cái đau ấy gây lên sự trói buộc làm cho mình phải khổ sở thêm về cái đau ấy là niệm pháp.
Khi quay vể chính mình trọn vẹn với cái đau ấy là cơ hội để cho mình tu tập thì không còn lo âu và sợ hãi với cái bệnh nữa, chỉ có cái bệnh như nó đang là mà không có cái "Ta" bệnh. Mỗi lần bệnh khởi sanh lên là khổ vì có cái "Ta" xen vào muốn loại bỏ loại trừ không thích, tìm kiếm, tạo tác... nên sinh khổ. Vì mình chưa thật sự biết trọn vẹn với cái bệnh ấy và không đủ sức nhẫn nại với bệnh ấy nên sinh khổ càng lăng xăng chống đối thì khổ càng thêm khổ gây nên căng thẳng và mệt mỏi.
Trải qua nhiều cơn bệnh trên thân con luôn luôn điều chỉnh lại nhận thức của mình cho đúng tốt. Hôm nay con xin trình trải nghiệm nay với Thầy, có điều nào sai mong Thầy khai thị thêm cho con. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-07-2017

Câu hỏi:

Con xin tâm niệm đảnh lễ Thầy và xin được phép hỏi.
Tánh biết có phải là tâm hay không? Và nó thuộc loại tâm nào? Xin nói rõ hơn về cái xác định nầy. Mô Phật.

Xem Câu Trả Lời »