loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 339 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'sự thật, chân lý, pháp, tánh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-02-2015

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy. <p>
Hôm nay con chợt được thấm lời dạy của thầy, hạnh phúc và khổ đau đều là do tâm ta tạo.
Khi con làm việc chưa tốt, con tự cảm thấy xấu hổ về bản thân mình, xấu hổ và dằn vặt. Đó có lẽ là do pháp vận hành. Cho con biết là con làm gì chưa đúng, từ đó để điều chỉnh lại. Đau khổ lần này con thấy ra là bồ đề thật. Tự nhiên đau khổ và tự nhiên điều chỉnh bản thân. <p>
Con cũng rõ hơn lời thầy về giới. Rằng giới được định ra là cho ta bớt đau khổ. Khi con không giữ được điều này. Khi con làm mình buồn và người khác buồn, đau khổ với con nhân lên gấp nhiều lần. Với người mình càng yêu quý, mình lại càng khổ tâm. Con lại hiểu là sao lại phải giữ mình, sao lại phải nhẫn nhục. Nhẫn nhục không phải là tự hạ mình, để đè nén, để chịu đựng một điều gì đó. Không phải thế. Nhẫn là cho chính mình, cho tâm mình thanh thản, cho tâm người thanh thản. Cuối cùng thì cũng là tốt cho mình thôi. Điều gì đáng nhẫn mà nhẫn thì tâm mình thanh thản, điều gì không đáng nhẫn mà nhẫn thì tâm mình nôn nao. Cũng là mình tự tạo cho mình điều tốt và điều xấu. Có phải ý thầy khi nói học ra bài học giác ngộ (một phần nào đó) là như này không ạ? <p>

Con hay lên đây để đọc bài của mọi người. Có vài lần con thấy các anh chị đi trước đã thấy ra lời thầy dạy, thấy thật tánh pháp hành, con cũng mừng vui lắm, thật là lành thay thật là lành thay. Khi một người thấy ra được điều này thì biết bao nhiêu người được biết bao nhiêu là lợi lạc. Thật là không gì bằng pháp. <p>
Con xin được cám ơn thầy với tất cả lòng thành kính. Con cám ơn thầy vì đã dẫn dắt chúng con. Có lần con đã khóc. Nhưng với những giọt nước mắt này, con lại tự hào và vui vì chúng. Con được biết thầy đã là điều may mắn lắm. <p>
Còn về con thì con chẳng biết gì thầy ạ. Chỉ là con vẫn cứ đi.
Con xin đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, xin thầy giúp con và các bạn tu khác những thắc mắc sau: <p>
- Con nghe nói Phật tánh vốn sẵn có ở mỗi người. Xin thầy cho con biết Phật tánh là gì? Làm cách nào để sống với tánh Phật của mình?<p>
- Khi đối diện với những tình huống hoàn cảnh trên đời, ngay lúc đó phải làm sao? Khi tình cờ thấy một cảnh sex trên màn hình internet, nhìn một cô gái đẹp với đường cong tuyệt mỹ trong tâm mình phải áp dụng cách tu tập như thế nào? Con người ai cũng phải có ý thích về ăn uống, tình dục. Đó có phải là tội lỗi? Người tu phải làm sao? <p>
- Đối với cư sĩ tu tại gia, ngay lúc quan hệ nam nữ, thưa thầy, ngay lúc đó tâm phải như thể nào?<p>
- Tất cả những cảnh hiền, dữ, khổ đau, hạnh phúc, chê bai, ganh ghét, giận dữ, buồn, vui... xem kỹ lại chúng đến rồi đi trôi qua trong đời giống như cảnh trong mộng, trong phim... Chúng có ý nghĩa gì không? Nếu biết tất cả là cảnh trong mộng trong phim, như điển chớp, bào ảnh thì như vậy có xem như người ngủ tỉnh giấc hay không?<p>
- Nếu chỉ biết sự thật, sống với sự thật thì người tu có cần biết, đọc, tụng kinh sách hay không?<p>
- Hạnh phúc khổ đau có phải do tâm trạng của từng cá nhân tự đặt vào đó hay không? Chúng sinh, nói gần hơn là con người tự trói buộc, đóng khung mình rồi tự mình thấy khổ đau hạnh phúc? Thưa thầy nếu biết tất cả như dòng chảy, âm thanh, sắc tướng, mùi, vị, xúc chạm, tâm ý đã qua không nắm bắt, hoặc không làm vướng mắc được. Sống với quy luật tự nhiên đó có phải là kiến tánh và sống với sự thật không?<p>
- Khi còn biết mình là con người thì vô hình chung đã sống trong cộng nghiệp. Khi còn biết mình là anh thợ, bác sỹ, hoà thượng thì tự mình đã sống trong nghiệp riêng, đã tự trói buộc mình với vai diễn của riêng mình. Xin thầy cho biết phải làm sao để tự cởi trói để sống với cái tự nhiên sẵn có?<p>
Kính mong thầy luôn khoẻ mạnh. Đời vốn ngắn mà bài toán sinh tử quá khó khăn. Trên con đường này, trong thời đại mà mọi người đang sống, không biết có ai đi đến đích hay không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, con đọc thêm mấy cuốn về Lão Tử, Trang Tử của cụ Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, đọc Krishnamurti, Osho, bác Nguyễn Duy Nhiên, Ekhart Tolle.v.v... Hay tuyệt vời. Bây giờ con mới hiểu tại sao Thầy bảo "Hãy đau khổ cho đến tận cùng đi", bởi vì "Bản ngã không đau khổ đến chỗ tuyệt vời, không thể nào giác ngộ giải thoát". <p>

Con thấy trong có vài phút mà tâm khởi không biết bao nhiêu chuyện, mà mỗi lần khởi nó phải đi hết quán tính của nó thì mới lặn được. Nhiều khi con vẫn còn áp đặt muốn đè nén nó, hoặc đôi lúc nhìn cũng không kịp. Nhưng cũng có lúc rất tĩnh, có thể thấy rõ tâm khởi và rồi sau đó cơ thể phản ứng theo điều khiển của tâm, rất nhanh, nhanh lắm. Con rất vui.<p>

Con chỉ có một thắc mắc là nếu có thể làm được vậy sao giáo pháp lại sẽ đến lúc băng hoại đi, rồi lại chờ không biết bao nhiêu a-tăng-kỳ kiếp mới có Phật ra đời? Do "khát ái" khó cưỡng hay sao? Con nhớ Thầy cũng bảo đây là điều rất kỳ lạ, mọi người dường như sợ chấm dứt những giấc mộng của mình. Nhưng con vẫn cứ thắc mắc tại sao? Nếu được Thầy giảng cho con nhé. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2014

Câu hỏi:

Kính xin thầy giải thích sự giống và khác nhau giữa thiền của Thầy và thiền Tâm Bất Sinh của thiền sư Bankei.
Xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2014

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy! <p>
Một giọt nước ở trong đại dương thì ai cũng hiểu, nhưng cả đại dương ở trong một giọt nước lại là điều không dễ gì hiểu được. <p>
Thưa Thầy, Khi tâm ta bung ra phủ trùm lên cả không gian và thời gian thì đó là "cả đại dương ở trong một giọt nước" có phải không ạ? Kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy! Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2014

Câu hỏi:

Xin Hoà Thượng giải thích câu "Nhất thiết duy tâm tạo" giúp con rõ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy phần lớn bức thư con gửi thầy đã trả lời. Tuy nhiên vẫn còn những điều con chưa rõ: <p>
- Đạo Phật vốn rất rõ ràng, rõ như một ngành khoa học. Nếu ai theo đúng cách mà đức Phật đã hướng dẫn thì sẽ đến nơi ngài đã đến. Vậy xin thầy cho con biết trong đời này có ai theo lời Phật, Chư tổ dạy mà đã đến nơi tâm thái mà các ngài đến chưa? <p>
- Con đã đọc nhiều tác giả như kinh của Phật Thích Ca, Pháp Bảo Đàn kinh, những sách bài giảng của tác giả Osho, Krisnamurti, Eckhart tolle, Duy Tuệ, Tuệ Hải. Mỗi tác giả đều giúp con giải toả một vài vấn đề chưa rõ. Nhưng trong mỗi tác giả đều chưa thoả mãn cho con vài điểm. Con nghĩ đến những hành giả như con, thực tâm muốn tìm đạo, thì thực là vấn đề khó, vì giữa rừng kinh luận nhiều vô kể phải đọc sách, kinh nào, từ đâu. Giữa quá nhiều tác giả phải nương dựa vào tác giả nào. Hay phải như Phật nói, phải tựa vào chính mình. Nhưng tựa vào mình, thì mình có nhiều điểm chưa đúng, như vậy có phải chăng? Riêng con tin rằng, bên ngoài mình còn có những lực vô hình, không biết gọi bằng gì. Nhưng theo con họ vẫn theo tất cả mọi chúng sinh, trong đó có con. Họ giúp con tiếp xúc từng người, từng sách, từng bạn hữu, từng hoàn cảnh để dần dần con biết được đâu là con đường để trở về quê cũ. Nếu đúng vậy hôm nay có duyên gặp thầy xin thầy khai ngộ cho con. <p>
- Chân thành cảm ơn thầy đã có những nhận xét về con. Nhưng con tự nghĩ mình vẫn loay hoay mãi mà còn đứng ngoài cửa rào. <p>
- Với lòng thật tâm muốn tìm lại và sống với Phật tánh, bản tánh vốn có, xin thầy hướng dẫn cho con qua email hoặc thầy cho con cơ hội để tiếp xúc với thầy học hỏi ở thầy, những kinh nghiệm mà thầy đã đi trên đường đạo để bây giờ thầy được như ngày hôm nay. Con chân thành cảm ơn thầy. Chúc thầy nhiều sức khỏe để giúp đỡ mọi người theo như ý nguyện của thầy. Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, <p>
Con xin thành tâm cảm tạ sư ông đã từ bi chỉ dạy con qua câu trả lời ngày 16-4. Thưa sư ông, dù hôm đó con - với một tâm trạng băn khoăn và bối rối (có lẽ là do thiếu chánh niệm) đã hỏi sư ông về việc ra một quyết định. Nhưng con đã đọc qua nhiều câu hỏi trên mục hỏi đáp và con cũng cảm nhận được, sư ông sẽ không ra một quyết định giúp Phật tử bao giờ. Theo con nghĩ, bởi lẽ sư ông tự tại trong tỉnh giác sẽ thấy rằng vấn đề không phải là quyết định như thế nào mà là sự phân vân, hoài nghi của bản ngã. Ngay khi đó là vô minh thì tìm cách giải quyết vô minh lại càng đi xa trong sự mê mờ. <p>

Khi tâm con rỗng lặng tự nhiên, con thấy trong các oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, thấy, nghe... dù vắng mặt cái tôi thì vẫn được thực hiện chính xác và hoàn hảo. Có thể đối với con hoặc một số Phật tử mới hiểu đạo, sự băn khoăn để đưa lý vào sự là không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Và con phát hiện ra khi con muốn áp dụng những nguyên lý học được vào cuộc sống là đã có bản ngã xen vào làm mất đi sự trôi chảy tự nhiên của pháp. Nói đến đây con chợt nhớ đến điều sư ông từng dạy: "thật ra thì chỉ có pháp tự tu, chứ không có ai tu cả". Nếu con chỉ giữ tâm trong sáng, rỗng lặng, chánh niệm, tỉnh giác trong hành động thì khi đó dù ra quyết định gì đi nữa cũng là ứng với điều kiện ngoại duyên mà làm. Và khi đó thì con không còn nhớ được những điều sư ông dạy nữa, không nhớ đến Phật, Thánh hay nguyên lý nào để dựa vào nữa. <p>

Ví dụ khi con nghe tiếng nước chảy, khi đó dù không có cái tôi tính toán đúng sai, nên hay không nên, con vẫn biết và hành động ứng ra lập tức là đi vào kiểm tra để khóa nước lại. Hoặc giả trong cuộc sống, khi những ngoại duyên đưa đến khiến tâm phải đưa ra quyết định để giải quyết thì cứ ngay đó mà làm một cách khách quan. Nếu như ngay đó mà dừng lại suy tư, tính toán, kẹt giữa đúng sai thì dù ra quyết định gì đi nữa cũng sai với pháp đang vận hành tự nhiên. <p>

Thưa sư ông, vậy có phải chỉ cần chánh niệm để nhận ra cái tôi ảo tưởng khi nó bắt đầu bép xép muốn xen vào thôi? Còn hành động hay quyết định thế nào cứ để cho tánh biết ứng ra hồn nhiên là được? Và hãy tin vào quyết định hồn nhiên, khách quan khi chưa có bản ngã xen vào nghĩ đúng nghĩ sai của tánh biết, vì tánh biết hoàn toàn có khả năng giải quyết mọi vẫn đề của pháp, không phải đúng nhất mà là phù hợp nhất tại thời điểm đó? <p>

Còn một điểm nữa là tánh biết khi ứng ra giải quyết hay hành động thì đó là hậu đắc trí (vì đã hàm chứa kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được). Vì con thấy nếu một em bé chưa hiểu gì thì khi nghe tiếng nước chảy sẽ không tự biết đi tìm vòi nước để khóa lại. Điều này chỉ được học và tích lũy trong vô thức như một kinh nghiệm và khi cần sẽ tự ứng ra. Còn khi không có gì để hành động hay giải quyết thì tánh biết sẽ trở về trạng thái rỗng lặng, trong sáng tự nhiên của vô sư trí? Nếu dùng khái niệm để nói thì vô sư trí là thể, còn hậu đắc trí là dụng; chúng không một mà cũng không khác. <p>

Con xin cung kính đảnh lễ sư ông. Xin sư ông từ bi khai thị thêm cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-02-2014

Câu hỏi:

Kính xin được trình hỏi Thầy về trường hợp của con. Sau một thời gian rất dài nghe pháp, đọc trong mục hỏi đáp và hai cuốn sách "Sống trong thực tại" và "Thực tại hiện tiền", cho đến thời gian gần đây con luôn tỉnh thức quan sát thân tâm trong từng phút giây của cuộc sống. Như lời Thầy dạy, con chỉ quan sát thôi, không xen vào thích thú hay chán ghét, không lấy làm kinh nghiệm hoặc lưu giữ, mỗi sự việc dù giống nhau nhưng con cảm nhận mỗi lần xảy ra là mỗi lần khác nhau Thầy ạ. <p>
Nhưng thời gian gần đây con băn khoăn tự hỏi, vậy học đạo theo ý thầy chỉ dạy như vậy thì quá đơn giản phải không? Rồi con mày mò đọc thêm kinh điển này nọ, nhưng con cảm thấy không hiểu gì thầy ạ, đôi khi làm rối thêm cuộc sống vốn vẫn cứ xảy ra theo quy luật của nó. Vậy con kính hỏi thầy rằng trường hợp của con nó như thế nào? Con có cần phải học thêm hay cứ ngay nơi thực tại mà thấy mọi việc xảy ra, cảm nhận và không tham ưu làm gì? Kính xin Thầy từ bi chỉ pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, kính xin Thầy hoan hỷ dạy cho những điều sau đây: <p>
1. Có chúng sinh hữu hình hay là có cả chúng sinh vô hình và hữu hình? <p>
2. Khi Phật thuyết kinh chỉ có chúng sinh hữu tình, hữu tướng nghe hay là có cả những chúng sinh vô tình, vô tướng cũng cảm nhận được (dù không qua ngũ căn)? <p>
3. Vì có vọng thức nên con người từ cái vọng thức này mà làm ra chủ nghĩa duy tâm. Nền tảng của vọng thức là chân tâm, vì là chân tâm nên không vướng mắc ở bất cứ chủ nghĩa nào. Nếu lấy cái tâm vọng này để giải thích tất cả mọi sự tướng và cảm nghiệm của chúng sinh thì đó có phải là một sự thiếu sót lớn lao? Trong khi đó, dựa vào đâu để xác quyết những cảm nghiệm này là từ vọng mà có, nếu nói rằng tất cả những cảm nghiệm đều là vọng tưởng thì trong kinh đã không nói đến "cảm ứng đạo giao nan tư nghì"? <p>
4. Vì nhân duyên, quả nghiệp đưa đẩy, một chúng sinh hữu tình bị người thế gian giam giữ trong tù ngục, thì chúng sinh vô hình có bị giam giữ ở một nơi tù ngục nào đó không? Nói tóm lại, có địa ngục không? Nếu nói rằng địa ngục do tâm tạo thì tâm chỉ tạo những điều ngũ căn cảm nhận được (hữu tướng) hay là tâm tạo được cả những điều mắt thường (chưa chứng thiên nhãn) không thấy được? <p>
5. Sắc là do tâm tạo, như vậy cái vô sắc có do tâm tạo không? Nếu không thì tại sao trong tam giới có cõi vô sắc? Nói tóm lại, cái gì không thấy bằng mắt thường không có nghĩa rằng cái đó không hiện hữu, có đúng không? <p>
6. Vọng tâm tạo được vọng tâm thì vọng tâm cũng tạo được huyễn sắc. Huyễn sắc này chỉ có mặt trên thế gian hay là có mặt ở những chỗ phi thế gian khác? <p>
7. Kinh nói có chư thiên, quỷ, thần, a-tu-la... Người thế gian với mắt thường không thấy những chúng sinh này hình dáng ra sao. Như vậy có chư thiên, quỷ, thần, a-tu-la không? <p>
Kính xin Thầy từ bi trả lời riêng rẻ từng câu hỏi theo thứ tự để Phật tử dễ theo dõi. Xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »