loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 339 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'sự thật, chân lý, pháp, tánh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-09-2011

Câu hỏi:

Thưa sư, con muốn hỏi là thân sinh ra thọ, thọ sinh ra tâm, tâm sinh ra pháp. Vậy cái pháp này nó còn có ý nghĩa nào khác không ạ? Kính mong sư giải đáp giùm con. Con cám ơn sư rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2011

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông, trong câu trả lời cho câu hỏi: "Làm thế nào để biết mình thiền đạt kết quả?" ngày 15/09/2011, con chưa hiểu 3 điều này nghĩa là gì ạ:<p>
Điều 8: Thấy ra trong thực tánh chân đế tánh biết và pháp đã tự hoàn hảo nên không còn phân vân nghi hoặc.<p>
Điều 9: Thấy ra không cần nương tựa và bám víu bất kỳ sở đắc nào nên không còn tham ái trở thành (không còn chỗ sinh y).<p>
Điều 10: Thấy ra không có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả nên không còn ngã mạn, trạo cử và vô minh.<p>

Con xin Sư Ông dạy cho con hiểu ạ. Con cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2011

Câu hỏi:

Kính bạch sư! Làm thế nào để biết mình thiền đạt được kết quả?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-09-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, qua những bài giảng con đã nghe, con có vài nhận xét như sau:<p>
1. Rốt cuộc lại, chân lý được chỉ bày trong đạo Phật xoay quanh vấn đề khổ, nguyên nhân của khổ, diệt khổ và đi đến giải thoát (Niết-bàn). Con người khi thận trọng, chú tâm, quan sát hay sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì có thể
nhận ra được những điều vừa kể trên và tự động điều chỉnh, sống theo vận hành của pháp, đi đến giác ngộ giải thoát. Như vậy, nếu có một người làm được những điều trên, họ vẫn giải thoát được mặc dù chưa hề nghe giảng về đạo Phật bởi vì chân lý tự bản thân nó không lệ thuộc vào tôn giáo.<p>
2. Ngoài vấn đề xung quanh khổ nêu trên, đạo Phật còn nói về những vấn đề gì khác không? Đức Phật đã nói, những gì Ngài nói ra như nắm lá trong bàn tay, còn những điều Ngài biết như lá trong rừng. Có ai từ khi Phật nhập diệt đã biết và giảng thêm những gì ngoài nắm lá trong bàn tay mà Phật đã dạy không?<p>
Xin thầy chỉ dạy cho con. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!<p>
Con là một Phật tử thuần thành, con học giáo lý rất nhiều, hiểu biết nhiều nhưng chỉ là lý thuyết, con chưa áp dụng được bao nhiêu vào đời sống thực tại. Mỗi ý niệm khởi lên con đều nhìn thấy rất rõ, nhưng con không xử lý theo cái hiểu của con được. Ví dụ: Khi con nổi giận, con rất biết là con đang giận, nhưng khi thì con kềm được khi thì không. Trước đây mỗi khi như vậy thì con thấy bực mình, phiền não lắm, vì thấy mình quá tệ. Nhưng sau thì con thấy bực mình cũng vô ích, con tự khoan dung với mình, biết mình tệ thì từ từ rồi sửa, chớ cứ uất ức với mình thì cũng chẳng ích gì, gây ra phiền não gấp đôi. Tóm lại là con rất tỉnh táo với từng niệm sinh khởi của mình, nhưng để xử lý nó theo cái hiểu của mình thì con chưa xử lý rốt ráo được.<p>
Con cũng biết đã làm người vào cõi này lại sinh làm thân nữ thì chắc chắn là nghiệp nặng rồi, con đâu dám mong cầu ngày một ngày hai mà thoát ngay được. Nhưng có nhiều lúc phiền não quá sức chịu đựng của con, con cầu cứu, tìm gặp thì vị thầy nào cũng khuyên con những điều con đã biết, con chưa tìm được cách gì hữu hiệu có thể giúp đỡ hỗ trợ cụ thể được cho con. Ví dụ giờ đây, con đang yêu thương một người, con biết con yêu thương người đó là vì người đó yêu thương con, thật ra con yêu người đó cũng là vì người đó thỏa mãn cái tôi của con. Hoàn cảnh trái ngang chúng con không thể đến với nhau được (thật lòng thì con đã có quyết tâm không lập gia đình, không sinh đẻ con cái, đời này kiếp này con lỡ vướng vào mối quan hệ cha mẹ anh em, nhưng con đã phát nguyện đời sau con xin làm tu sĩ, nên kiếp này con dứt khoát không lập gia đình), con muốn chia tay. Con tìm mọi cách để chia tay, nhưng con biết, lòng con không muốn chia tay nên dù con có cố tìm cách gì cũng vô hiệu. Làm sao để tâm con có thể thật sự "MUỐN" chia tay??? Dù con hiểu rất rõ là nên thế này nên thế kia... tâm mình ích kỷ, tâm mình tham đắm v.v... con hiểu rất rõ... nhưng con không dứt được, con cứ bị cái ngã của mình sai sử. Con đổ thừa cho Duyên Nghiệp, nhưng con biết đó cũng là cách ngụy biện của con, nếu mình quyết tâm thì nghiệp cũng có thể chuyển mà. <p>
Thầy ơi! Kính xin thầy từ bi, chỉ dạy cho con, làm cách nào để có nghị lực LÀM được những điều mình hiểu. Con là người rất có nghị lực trong nhiều lãnh vực khác của cuộc sống, chớ không phải là người yếu đuối lắm đâu ạ, nhưng sao trong chuyện này con quá bất lực! Con xét kỹ, cũng không phải vì con quá yêu người này, chỉ là thực tế thì con chưa tìm được ai có thể yêu thương, thỏa mãn cái tôi của con như người này thôi. Con phân tích mình kỹ đến vậy mà vẫn không chịu buông bỏ cái sự tham đắm của mình. Giờ con phải làm sao để có thể "tự trị" nổi mình hở thầy? Kính xin thầy chỉ dạy cho con một cách THIẾT THỰC nhất. <p>
Con cung kính đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-08-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, trong đời sống thường ngày muốn có chánh niệm tỉnh giác viên mãn, không gì khác phải có tinh tấn và nhẫn nhục Ba-la-mật. Và muốn có việc này thì phải giữ giới. Như vậy Phật tử chúng con hiện nay phải làm gì để sự thường biết rõ ràng luôn ở mãi trong tâm? Con kính lễ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2011

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy,
Đầu thư con xin được chúc Thầy vạn sự an khang. Con chưa có hạnh ngộ được trực tiếp nghe thầy giảng Pháp, nhưng nhờ duyên lành mà biết đến trang Trung Tâm Hộ Tông và vẫn thường xuyên vào Thư Viện đọc sách và nghe Pháp Thoại. Con có một câu hỏi vẫn đau đáu trong lòng bấy lâu nay, tuy hơi ngô nghê một chút nhưng con thực lòng kính mong Thầy gỡ đi cái gai trong lòng con.
Theo cái hiểu của con, những nỗi khổ đau mà con người ta gặp phải đều vì sống không tùy duyên, không thuận pháp, đều vì nảy ra những ham muốn do điều động của Vô Minh, Ái Dục (dục ái, hữu ái, phi hữu ái). Thế nhưng, nếu con người bỏ đi những ham muốn đó (và chỉ giữ lại những ham muốn thuộc bản năng sinh tồn như ăn uống ngủ nghỉ...) thì phải chăng là ta cứ sống mà không nỗ lực, không ước mơ, không phấn đấu gì sao? Làm sao ta có thể phân biệt giữa ham muốn thuộc Vô Minh và ham muốn có tính tích cực? Con lấy ví dụ, một sinh viên học không khá, nhưng cậu ta quyết tâm "lấy cần cù bù thông minh", ngày đêm đèn sách, như vậy cái quyết tâm học giỏi và cái nỗ lực của cậu sinh viên này có phải là Khổ hay không? Có phải là trái duyên trái pháp hay không? Phải chăng, nếu như tùy duyên thuận pháp thì cậu ta sẽ thấy ngay từ đầu là không nên cố gắng làm gì? Phải chăng, những ai yếu kém thì cứ nên chịu phận yếu kém mà không nên nỗ lực, mong cầu?
Suy rộng ra, con thấy là những thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người đạt được, những tiện ích mà chúng ta dùng ngày nay, phải chăng ở một mức nào đó đều là "trái duyên trái pháp"? Nếu như tất cả khoa học gia đều buông bỏ, không nỗ lực đấu tranh (với bản thân mình, với thiên nhiên, thậm chí với cả xã hội), không mong cầu, thì không rõ xã hội con người sẽ đi đến đâu? Và cao cả hơn tất thảy, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni toàn năng của chúng ta, phải chăng nếu Ngài thuận Pháp thì Ngài đã ngồi lại dưới cội Bồ Đề mà không bôn ba đi cứu chúng sinh (bởi chúng sinh thì làm sao hiểu được Pháp)?
Kính thưa Thầy, có lẽ Thầy sẽ cười khi đọc những câu hỏi này của con, bởi chúng thể hiện kiến thức Phật Pháp hết sức yếu kém của con. Nhưng với con, việc giải đáp được những khúc mắc này có tính chất cực kỳ quan trọng cho con đường mà con sẽ lựa chọn ở phía trước.
Con xin tri ân Thầy và kính chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2011

Câu hỏi:

Có một bữa khi tâm xuất ra khỏi thân, con muốn cử động chân tay mà thân vẫn nằm im nên con thấy được sự vô thường, vô ngã. Và một bữa, khi tâm không dính mắc (buồn vui, mừng giận, bản ngã) thì nó bình lặng như hư không, không trong không ngoài, không dài, không ngắn... Đó có phải là thấy đạo ở trong tâm? Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-01-2011

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy con cảm thấy hình như tánh biết của Phật với tánh biết của mỗi người chúng ta đều khác nhau. Vì sao vậy? Vì khi người khác ăn cơm thì người khác no chớ chúng ta không có no. Người khác bệnh thì người khác đau đớn chớ chúng ta không có đau đớn. Người khác nhập định thì người khác an lạc chớ chúng ta không có an lạc. Vì vậy theo con tánh biết đó chính là ta. Nếu ta trở về sống với tánh biết đó thì ta sẽ được giải thoát khỏi mọi khổ đau. Còn nếu chúng ta bỏ quên tánh biết đó chạy theo trần cảnh thì sẽ bị trầm luân sanh tử. Con hiểu như vậy có đúng không xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy. Nam mô Hoan hỷ tạng bồ tát.

Xem Câu Trả Lời »