loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 339 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'sự thật, chân lý, pháp, tánh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-10-2017

Câu hỏi:

Thế gian là một cuộc vui
Tử sanh là một trò chơi rất dài
Chúng sinh và Phật không hai
Đồng như hoa đốm giữa ngày nắng trong.
Đúng không xin chỉ dạy cho con thưa Hòa thượng. Con rất cảm ơn Hòa thượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2017

Câu hỏi:

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Bạch Thầy.
Con không phải một phật tử nhưng có chút yêu thích Thiền sau một thời gian tự mày mò tìm hiểu con có những suy nghĩ về Thiền, nhưng chẳng biết có hợp với lý đạo hay không. Mong Thầy hạ cố chỉ giáo cho con biết chỗ đúng sai đời này kiếp này mà có được chánh kiến biết được chân lý thì quý biết bao. Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Bạch Thầy con thấy những điều căn bản sau:
1: Đạo là nguồn gốc của vũ trũ, là Thái tổ của trời đất, của muôn loài, tất cả những loài hữu tình đều được sinh ra bởi Đạo và sự khát ái tác hợp với ngoại duyên hoặc lậu nghiệp nên chúng được sinh ra trong đủ loại hình hài cao thấp, xấu đẹp, hơn kém, giàu nghèo, thú vật, cỏ cây nhưng dù cho chúng có tự coi mình là chúa tể của muôn loài hay dầu thấp kém như hàng muông thú, vô tình như hạng cỏ cây, đâu đâu trong chúng cũng vẫn có hình bóng của đạo lưu chảy âm thầm, chúng đều được đồng một thứ nuôi dưỡng và che chở. Ngoài cái hình hài số phận do duyên hay nghiệp dở tự chúng tạo lên, thì chúng đều tồn tại trong mình cái linh minh của Đạo.
Lão Tử nói:
(Đạo sinh ra vạn vật thấp thoáng mập mờ, thấp thoáng mật mờ trong đó có vật, sâu xa tăm tối trong đó có tinh).
Quan trọng hơn cả Đạo tuy nuôi dưỡng vạn vật nhưng lại không có muốn làm chủ vạn vật giống như Thái dương hừng đông đem ánh sáng nuôi sống muôn loài nhưng chiều lại lặng lẽ lặn về Tây. Tương tợ như từ bi của Phật vậy, không những từ bi với kẻ yêu mến mình mà từ bi luôn với kẻ căm ghét mình.
2: Vì Đạo là như thế nên trong vũ trụ quan của Phật giáo vạn sự vạn vật là viên dung vô ngại hay nói theo văn phong nhà Phật (lý sự vô ngại, sự sự vô ngại). Tức mọi sự, mọi việc, mọi vật nó đều có liên quan ràng buộc với nhau không có việc nào, vật nào có thể tách riêng ra một góc mà không ảnh hưởng đến cái khác cả. Nói rõ hơn không có một việc nào, vật nào tự nhiên không gọi mà đến, không đuổi mà đi cả, cái này nó là cái kia, cái kia liên đới đến cái này, mọi thứ dung thông mà vẫn không trở ngại, có nhà hiền triết nói một cái búng tay có thể làm rúng động những thiên hà cách ta ba nghìn thế giới giống như lời ngạn ngữ cổ Ân Độ “Tất cả những người ta gặp trong đời đều là những người xứng đáng gặp ta cả"

3: Chân lý của Đạo đã là như thế, sẽ là như thế, và luôn là như thế (giống như trước khi có abraham thì đã có ta vậy) cho nên Vũ trụ không những tròn về phương diện vật lý mà còn tròn cả về mặt tâm linh. Nghiệp lực và nhân quả muôn loài tự mình tạo ra làm cho chúng muốn cũng không được mà không muốn cũng chẳng xong. Vì vậy bản thể của Đạo không thể dùng một ngôn ngữ văn tự nào có thể diễn tả ra được nhà Phật tạm giải là: Vô thủy Vô chung, Vô hình Vô tướng, Trạm nhiên Tĩnh lặng, Thanh tịnh Thường hằng.
4: Với những cái thấy trên Chư Tăng Cổ Đức lại đều xác quyết: Đạo tức Tâm. Tâm tức Phật vậy con người Tâm là căn bản. Chính là linh minh của Đạo nó chẳng có chẳng không, chẳng trong chẳng ngoài, chẳng thiện chẳng ác, tự nhiên viên dung đầy đủ, còn tất cả những hình hài những khát vọng danh lợi, tiền tài, thiện ác, hay dở, gia đình, sự nghiệp mà chẳng phải riêng gì loài người theo đuổi mà bất cứ loài nào mong cầu cũng chỉ là ảo mộng tại sao: Bởi cuối cùng thì dù theo đuổi cái gì đạt được cái gì thì cũng chỉ là giả tạm bởi gốc Đạo luôn giữ sự bình đẳng công bằng trong muôn việc, muôn sự. Dù rằng nhất thời anh được cài này còn tôi mất cái kia, nhưng vào lúc khác cái anh được lại là cái hại của anh còn cái tôi mất lại thành cái lợi của tôi và cuối cùng Đạo sẽ lại cho anh và tôi chẳng ai được ai mất nên câu (Thiện ác giai thiên lý chính là ý này ) từ đây mà suy ra cho cùng thì sự sự việc việc cũng thế mà thôi. Bởi sắc tức thị không, không tức thị sắc. Đạo đã bình đẳng, quân bình như vậy? Thì muôn loài còn muốn làm chi? Nên ngài Đức Sơn mới nói (Đừng động đậy, động đậy ăn ba mươi gậy)
5: Vậy thực chất một người chân tu cần phải làm gì. Chính là dẫn Tâm mình trở về với cái nguồn gốc không sinh không diệt vắng lặng tròn đầy thanh tịnh vô vi kia là đủ, hãy trông coi Tâm mình đừng để cho nó chạy theo bản ngã, đừng để dục vọng và lòng khát ái quấy phá bởi chỉ cần một niệm sinh ra là trời đất phân chia rồi tùy theo nó mà trôi lăn trong luân hồi ra đi không có ngày thấy được đường về. cho nên Phật mới nói (Biển khổ vô bờ quay đầu là bến) ngài còn nói (Nhất thiết duy Tâm tạo, Tâm sinh thì vạn pháp sinh, Tâm diệt thì vạn pháp đều diệt) cho nên cái Tâm ấy chẳng chấp vào đâu, chẳng vướng chỗ nào, chẳng trụ vào đâu thì thiên hạ tất phải thái bình. Còn kỳ dư dù có tụng đọc giảng giải bao nhiêu kinh điển bất quá cũng chỉ là những phương thuốc độ đời được diễn ra trên sách vở chỉ là thứ bánh vẽ ăn chẳng đủ no. Chẳng có tác dụng gì khi đứng trước ông già Diêm vương cả. Ngược lại làm người dù là xuất gia hay tại gia mà tu luyện tâm mình đứng trước ngũ phong bát dục của cuộc đời mà tự tại, ngây thơ, ngu ngơ như bò đội nón ấy là quý lắm, được như vậy thì một ngày kia thân xác này tan vào cát bụi có đứng trước 10 ông diêm vương mặt sắt đen sì thì vẫn có quyền hét lên rằng: Ông thấy tôi có nghiệp ở đâu mà sao dám đến đây bắt người? bởi sống trong nhung lụa mà còn đi mê vải vóc bên ngoài, tự mình có đầu lại còn đi cắm thêm cái đầu mượn thật chẳng mê mờ lắm ru.
Bạch Thầy con tự biết mình còn u mê tăm tối, mà Chân lý thì u huyền sâu thẳm không có thầy điểm đạo thì khó có ngày mở mắt ra, nên vì lòng yêu thích mà mạo muội viết ra đây vài cảm nghĩ ngu ngơ của mình mong thầy hạ cố lưu tình đội ơn Tam Bảo vì kẻ ngu mê mà chỉ giáo cho con. Con xin trân thành cám ơn Thầy và các đạo hữu gần xa.
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật./.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Xin Thầy giải nghi cho con: Đạo Phật tự cho mình là có "chánh kiến" tức là phủ nhận 62 loại "tà kiến". Bây giờ phát sinh thêm ông Lý Hồng Chí (Pháp Luân Công) nói rằng ông ý mới là chánh kiến. Lý do ông ấy nói vậy là vì ông ấy bảo ông đã khai mở "con mắt thứ 3" nên nhìn thấy rộng hơn Đức Phật và giảng cao hơn Đức Phật. Xin Thầy cho con biết ông ấy "chánh kiến" hay Đức Phật "chánh kiến" hơn?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2017

Câu hỏi:

Đá tĩnh lặng nằm nghe suối chảy
Đất cần cù ươm ngọn cỏ xanh
Cầu đi liễu đứng rủ mành
Thảo đình ngồi tụng thời kinh sớm chiều.

Thưa thầy đây là lần đầu tiên con được đọc thơ thầy, bài thơ này quá hay nhưng con ngu muội không biết nó hàm ý điều gì ạ, chắc chắn phải có đạo tâm gì đó. Xin thầy khai thị ạ. A Mi Đà Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Pháp có nghĩa là gì ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-09-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con có nghe thầy nói Pháp ở tại đây và bây giờ nó đã đủ đã hoàn chỉnh rồi, không còn thêm bớt gì nữa. Ví dụ ngay tại thời điểm này mình đang đau đớn vật vã, đang đói bụng và ở trong cái hè nóng bứt... làm sao mình thấy nó đã đủ rồi thầy?
Xin thầy giải thích thêm cho con.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-08-2017

Câu hỏi:

KÍNH BẠCH THẦY,
Vừa nghe bài 3 của khóa 17 con lại liên hệ đến chữ HÒA.
Sống trong đời một khi cảm nhận bị trói buộc ở đâu thì tự gỡ trói buộc ở đấy và chỉ có một con đường duy nhất là tự gỡ trói buộc tại chỗ đấy mà thôi. Như vậy là giải thoát.
Và không ai làm thay được cả.
Cũng vậy đối với KHỔ.
Để nhận ra được TRÓI BUỘC, ĐAU KHỔ thì không còn đường nào khác hơn là TRỞ VỀ, TRỌN VẸN, TỈNH THỨC.
TRỌN VẸN VỚI CÁI ĐANG LÀ, TRỌN VẸN HOÀN TOÀN tức là HÒA KỲ QUANG, ĐỒNG KỲ TRẦN. Chỉ là CÁI ĐANG LÀ và chỉ có CÁI ĐANG LÀ, không gì nữa cả.
Qua cảm nhận này, con thấy sự phân biệt ĐẠO và ĐỜI có chỗ không đúng.
ĐỜI là CÁI ĐANG LÀ lúc nào cũng có ĐẠO ấn áo trong đó.
ĐỜI luôn có ĐẠO nên ĐỜI mới SỐNG (bao ham luon CHẾT) mới THÔNG LƯU.
Vì phải nói ra nên mới có ĐỜI có ĐẠO.
Kính chúc Thầy nhiều khang kiện.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Thầy Kính!
Con đọc một bài viết của Ngài Krishnamurti có đoạn "... nếu ta không biết sống là gì thì làm sao biết chết là gì? Sống và chết có thể chỉ là một chuyện thôi và việc chúng ta cứ tách chia chúng ra có lẽ là nguồn gốc của mối phiền não to lớn này..." Con thấy hay và đúng quá thưa Thầy. Nếu thật sự "sống" ("chết đi cái ngã rộn ràng") thì "sống và chết chỉ là một", đâu còn luân hồi (quá khứ), sinh tử (tương lai) nữa phải không Thầy? Có gì con xin Thầy chỉ dạy thêm!
Con kính chúc Thầy mạnh khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-08-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy Quý Kính,

Hôm nay, trong mục H/Đ con thấy có một bạn chia sẻ là trên mạng có vài người phản đối về “Tánh biết” mà Thầy chỉ bày.

Con thấy những người phản đối đó thật đáng thương, một điều đơn giản nhất mà họ cũng không biết là: “Nếu con người mà không có tánh biết thì đã đồng với cây, cỏ, gỗ, đá mất rồi.”

Thật đáng thương thay cho họ! Họ có bảo vật vô giá, bởi vì chưa từng được biết đến mặt mũi của tánh biết đó mà không thể đem ra sử dụng được. Rồi vì cứ để cho bảo vật sẵn có bị chôn vùi, che lấp, lấm lem mà họ phải làm người cùng tử nghèo khó đi lang thang đây đó. Đến nay đã có Thầy từ bi, thương xót chỉ bày cặn kẽ để thấy ra "tánh biết" vậy mà họ vẫn còn chưa dám nhận lại báu vật của họ.

Kính bạch Thầy, nhìn Thấy trường hợp của những người này, con cũng nhớ đến một lời dạy của Đức Phật:

“Quả thật điều nguy hại
Người ngu sinh sở tri
Hủy phần sáng của mình
Tự chẻ đầu chính nó” (Pháp Cú 72)
Kính bạch Thầy Quý Kính,

Con cảm thấy con thật là may mắn làm sao! Trước khi được đủ phước duyên học với Thầy, con cũng đã từng bơi lội, suýt chết ngộp trong đám chữ nghĩa, và cũng đã từng tu đủ cách, nhưng việc tu học của con vẫn là “Giả tràng xe cát biển đông. Nhọc nhằn mà chẳng nên công trạng gì!”

Nhờ nghe Pháp Thoại của Thầy, mà con buông dần được những sở tri chướng đã dầy công tích lũy và nhận ra được tánh biết sờ sờ có sẵn.

Trong niềm hạnh phúc được sống với sự dìu dắt tận tụy của Thầy, và vững tin vào sự vận hành tuyệt vời của Pháp, con kính mong ngày càng có nhiều bạn Đạo xa gần nhờ biết thận trọng, lắng nghe kịp lúc mà tránh khỏi việc vội vàng đưa ra những kết luận hời hợt để phản đối những điều mà mình chưa hề được biết đến, nên không phải bị mang trọng tội: Hủy báng Phật Pháp và Thất kính với các bậc Trưởng Thượng Tôn Kính đạo cao đức trọng.

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Con Sujatā ở Canada.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy. Có phải tất cả mọi người đều liên quan với nhau không ạ, như trong cây có nước, có đất, có không khí... trong mình cũng như vậy phải không thầy. Con nghĩ trong con cũng có những thứ đó và còn có những người khác nữa như ba mẹ, ông bà,... hay những người giúp hình thành nên con... và những suy nghĩ trong con... cũng có thầy nữa và ngược lại. Con nghĩ vậy có đúng không thầy.
con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »