loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 339 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'sự thật, chân lý, pháp, tánh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con xin viết bài thơ:

Tâm lặng lẽ sáng trong -
Tấm gương không tì vết
Vẫn hằng soi thật tỏ
Bất thiện lẫn vô minh

Càng nhìn lại tâm mình
Càng minh càng thấy nhọ
Thấy rõ ra hình tướng
Khuôn mặt ảo chẳng xinh

Chán, buông bất thình lình
Âu chỉ là cái bóng
Buông hoài rồi còn lại
Duy chỉ một chữ "Không"

Tấm gương ấy vẫn trong
Vẫn hằng soi thật tỏ
Trong gương ta thấy rõ
Sông núi vẫn điệp trùng.

Dạ thưa Thầy, con cảm hứng viết bài thơ không vần điệu này khi mà thấy cái tâm càng sáng thì càng rõ ra cái bản ngã nhọ nhem, để rồi con cứ buông dần từng chút một, như tước đi từng lớp vỏ... Nhưng càng tước đi càng thấy nơi mình chẳng còn lại gì, "không" và trống rỗng. Nhưng rồi, cái gương tâm kia vẫn cứ trong như thế, để khi soi vào đó con thấy vạn pháp vẫn điệp trùng.
Thực lòng, khi cái gánh nhẹ bớt, đâu đó có một cảm giác hụt hẫng thưa Thầy - một sự hụt hẫng lặng thinh, không tham ưu. Con chợt nghĩ đến con lạc đà trong một câu trả lời của Thầy khi nó rũ bỏ tất cả để hòa chung vào cát bụi giữa sa mạc.
Thầy ơi, khi vô minh ta đồng hóa mình với ảo ảnh của bản ngã, khi nhận ra ảo ảnh, ta tách mình khỏi nó, nhưng khi không còn nó thì không còn "ta", ta khi ấy lại là một với vạn pháp chân thật phải không Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau khi hành thiền và đọc về Pháp, con lại càng cảm thấy sợ thế giới này. Trước đây khi đối mặt với khó khăn và nghịch cảnh, con có thể dùng lý trí, tư duy để át đi nỗi đau, mạnh mẽ hơn. Nhưng khi phải quan sát và chấp nhận sự thật, con lại càng cảm thấy mọi thứ hư ảo như 1 màn sương mờ. Con đâm ra sợ thế giới và sợ chính mình. Con không biết phải đối mặt với cuộc sống ra sao. Con không dám yêu, làm việc, đi chơi, giao tiếp vì con sợ con sẽ lại tham sân si rồi đau khổ tiếp đau khổ. Con chỉ muốn chấm dứt thân xác này để chấm dứt khổ. Con thấy nếu con đi tu con sẽ vẫn chán nản và đau khổ tham sân si rồi dính mắc bám chấp. Con ghê sợ cái tham sân si và bám chấp của mình. Con giờ chỉ nhốt mình trong nhà vì con sợ ra ngoài cuộc sống con sẽ không thể định được tâm. Giờ ngoài việc muốn giải thoát đau khổ con không thấy hứng thú điều gì. Vậy làm sao con có thể tự nuôi mình ăn nếu không làm việc. Mà ra ngoài làm việc con lại không hứng thú việc gì và lại tham sân si bám chấp. Xin thầy hãy cho con lời khuyên với ạ. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2018

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Xin Thầy cho con hỏi: chữ "Pháp" trong 12 xứ cần được hiểu nhu thế nào cho đúng.
Con xin đảnh lễ, tạ ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-05-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Con được nghe Thầy dạy chỉ cần mở được mắt là thấy sự thật, nhưng không mở được vì trong mắt có bụi tà kiến và bụi tham ái. Con kính mong Thầy chỉ cách gạt bỏ các hạt bụi này. Xin đội ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Dạ con nói cụ thể hơn câu hỏi trước. Trước đây thu nhập hàng tháng con cao, nhưng bây giờ thu nhập hàng tháng con thấp. Con buồn nên con muốn cố gắng làm nhiều hơn để con có được thu nhập tốt hơn, ổn định. Bên cạnh đó con cũng có ước muốn làm kiếm nhiều tiền để phụ giúp gia đình và làm phước. Thu nhập thấp nên người thân cũng lo lắng cho mình nên con càng buồn hơn. Chính những mong muốn, lo lắng làm con bất an, không trọn vẹn với hiện tại mà hướng về tương lai.
Nhờ Thầy cho con lời khuyên.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-03-2018

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Trong một câu trả lời cho một Phật tử, Thầy có nhắc bài kệ:
"Không bờ này bờ kia
Chỉ ngay nơi thực tại
Tâm - Pháp chẳng phân chia
Đến đi đều vô ngại."
Xin Thầy giảng cho con hiểu về câu "Tâm - Pháp chẳng phân chia" là thế nào ạ? Có phải là ý nói cái khổ phát sinh từ chỗ phân chia "đây là tâm tôi, còn kia là pháp". Từ đó tâm tham đắm những pháp như ý và muốn loại trừ những pháp bất như ý, liền sinh ra khổ. Nếu không chấp cái gọi là "tâm của ta", chỉ xem tâm đó cũng là một pháp sinh diệt thì sẽ không có dính mắc, thì sẽ "Đến đi đều vô ngại". Con hiểu câu đó như vậy có sai lệch không thưa Thầy. Kính xin Thầy giảng để con hiểu đúng và đầy đủ về câu đó ạ.
Con thành kính tri ân Thầy! Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và nhiều thuận duyên trong chuyến hoằng pháp sắp tới.
Con kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-03-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. Con về quê ở mấy tháng nay. Có duyên tình cờ gặp được anh tu theo Địa Mẫu và nhất tâm niệm Phật, chơn linh và trình độ căn cơ thấy pháp. Những lời nói của anh con nghe cảm nhận giống lời thầy dạy, con bất ngờ luôn thầy. Không ngờ ở vùng đất này lại có người nói được pháp như vậy. Anh chỉ là cư sỹ tại gia. Cúng kính và nói chuyện được với người âm luôn. Con thắc mắc không hiểu rõ. Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy.
Con thành kính đảnh lể cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2018

Câu hỏi:

Bạch sư ông,
Con đã tu tập theo nhiều hệ phái. Đại thừa, Khất sỹ, Nguyên thủy Phật giáo. Và thậm chí cũng có dự các buổi thuyết giảng của phái tân tăng của Nhật. Trong lòng con vẫn muốn khát khao được dành trọn đời mình để tu tập nhưng vẫn cảm thấy chưa gặp được vị thầy tế độ và cũng chưa gặp được pháp nào có thể giúp mình và giúp cho người xung quanh mình phù hợp với căn cơ của mình. Ngoài ra có đôi khi con cảm thấy 250 giới thật rất nhiều và có nhiều khi người tu sĩ cũng chẳng thể nào giữ giới nổi. Để rồi bản thân con nghĩ, thôi mình cứ làm tại gia cư sỹ giữ ngũ giới cho toàn vẹn sẽ tốt hơn. Xin sư ông cho con lời khuyên. Ngoài ra gia đình con chỉ có con là con trai. Họ muốn con lập gia đình và có con cái để nối dõi. Nhưng bản thân con thì thấy như vậy là mua dây buộc mình.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2018

Câu hỏi:

Dạ. Thưa Sư Ông cho con được hỏi thêm, con từng là người tu theo pháp niệm Phật nhưng hiện tại con không phải là hành giả chuyên về niệm Phật, nhưng con có suy nghĩ niệm Phật nhất tâm bất loạn có phải giống như việc đắc định trong thiền chỉ (Samatha) không Sư Ông? Tuy hành giả có được tâm Định nhưng không có sinh Tuệ nên không thể dẫn đến nhận ra chân đế vô thường, khổ, vô ngã nên không thể chấm dứt sự tái sanh, vẫn còn trong tam giới vì định trong niệm Phật và định trong thiền chỉ Samatha khác với định trong thiền quán Vipassanā.
Tại vì con thấy cách tu của thiền chỉ và niệm Phật giống như chúng ta lấy đá đè nén không cho cỏ phát triển nhưng đến khi chúng ta lấy tảng đá ra thì cỏ vẫn mọc và phát triển bình thường vì ta chưa có diệt tận gốc rễ. Hôm qua con hỏi nhìn vào Tự tánh có giống như việc tu Thiền quán hay không, Sư Ông nói phải đúng không ạ? Con đọc được Ngài Bodhidharma (Bồ-đề Đạt-ma) có nói rằng: "Nếu không nhìn vào tự tánh thì niệm Phật cũng chẳng ích gì" và một câu nữa của ai nói con không biết là "Tự tánh di-đà, duy tâm tịnh độ", giống như một câu nói trong kinh Vakkali "Ai thấy pháp, người đó thấy Như lai, vì thấy pháp tức là thấy Như lai, thấy Như lai tức là thấy pháp" và con cũng nhớ rằng Đức Phật có nói: "pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu” (Kinh Tăng chi bộ).
Vậy đọc vài câu này con có ý nghĩ rằng tu hành cái quan trọng nhất là cái thấy, mà muốn có cái thấy đúng đắn thì phải có Tuệ - Tuệ nhãn mà thiền chỉ và niệm Phật không thể dẫn đến việc phát sanh Tuệ nên cũng giống như Ngài Bồ-đề-đạt-ma nói: "Nếu không nhìn vào tự tánh thì niệm Phật cũng chẳng ích gì" nghĩa là nếu không tu thiền Tứ niệm xứ thì niệm Phật cũng chẳng ích gì vì Tự tánh là thân, thọ, tâm pháp trong câu Tự tánh di-đà nên niệm A-di-đà là phải hành Tứ niệm xứ mới đúng như lời Ngài Bồ-đề-đạt-ma nói như vậy mới có Tuệ.
Cho nên con nhận ra như sau:
- Thiền Tông (Phật giáo Phát triển) lấy sự thấy Tự tánh để làm nhân hạnh tu tập, sau đó có kết quả là giác ngộ thành Phật.
- Thiền Phật giáo nguyên thủy cũng lấy Tứ niệm xứ (Tự tánh) làm nhân hạnh tu tập và quả là sự giác ngộ như bên Thiền tông. Mà con có đọc được một bài dịch là Thiền tông cũng có thể một nhánh của Phật giáo nguyên thủy.
- Pháp niệm Phật nếu muốn tu đúng có nhân để giác ngộ và giải thoát thì cũng phải nhìn vào Tự tánh (Tứ niệm xứ) giống như Ngài Đề-đề-đạt-ma nói.
Như Sư Ông từng nói Giác ngộ là yếu tố quyết định cho sự Giải thoát mà thường người ta chỉ muốn giải thoát chứ ít ai nghĩ đến giác ngộ. Nếu chỉ tin và cầu xin một đấng nào đó để được cứu rỗi để giải thoát thì đó là điều không thể vì không có đủ tín, tấn, niệm, định, tuệ trong pháp tu của họ.
Cả 3 Thiền tông, niệm Phật của Tịnh độ và Phật giáo nguyên thủy tu đúng chánh pháp Phật dạy thì điều phải có Tứ niệm xứ trong đó. Con nghĩ đó là đúng. Vì Đức Phật dạy lấy Giới làm thầy và không nương tựa một điều gì khác ngoài việc hành Tứ niệm xứ đó là chúng ta tự thắp đuốc lên mà đi.
Ban đầu con chỉ muốn hỏi Sư Ông nhất tâm bất loạn trong niệm Phật có giống như đắc định trong thiền chỉ hay không, nhưng tự nhiên con có hý luận suông ra nhiều quá. Nghĩ lại không biết nên gởi cho Sư Ông hay không nữa. Con sợ nhận được câu trả lời "Tự con chiêm nghiệm mà đưa ra lời giải đáp cho mình nhé"! Đúng là những điều trên đây phần nhiều là do con luận ra chứ hành thì thực sự chưa bao nhiêu, có tự mình chiêm nghiệm mới biết đúng hay sai. Con viết ra là do thắc mắc thôi, mong Sư Ông hoan hỷ. Chúc Sư Ông vui và khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2018

Câu hỏi:

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính thưa Sư Ông cho con xin hỏi Tự tánh là gì? Con chưa biết. Nhìn vào Tự tánh là như thế nào? Có phải giống như là Thiền Tứ niệm xứ nhìn vào tự tánh là quan sát thân, thọ, tâm, pháp không? Tự tánh cũng vô ngã phải không Sư Ông? Con cảm ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »