loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-04-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin trình pháp:

Người không thấy chính mình thì vô minh. Người thấy chính mình với mục tiêu sửa mình thì... cũng vẫn vô minh.

"Thấy" để "sửa" tức là đem vào lòng mình sự thù ghét, cáu giận với những điều ta không ưa trong chính bản thân ta. Lúc thì nó khiến ta tự ti, lúc tạo ra sự tự thù hận, khi lại sinh kiêu ngạo (khi ta thấy mình có hoặc vừa tạo ra một đức tính tốt nào đó).

Đôi khi còn góp phần hợp lý hoá các khía cạnh bị coi là "xấu" trong mình, để vẽ ra cái tốt giả tưởng. Và ta đã tự lừa dối bản thân.

Thấy mình mà không phán xét đúng sai tốt xấu - đó mới là cái thấy trong sáng, không còn tự kiêu cũng như không còn mặc cảm tội lỗi.

Giống như Phật dạy, khi cái gì khởi lên trong tâm thì biết cái đó, chỉ biết thôi. Cái thấy chi tiết, vô tư, không thành kiến ấy chính là "minh sát".

Trong cái "thấy" ấy, sửa là không sửa, còn không sửa lại chính là sửa.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2019

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Sau một thời gian học đạo trở về với đời con gặp những chuyện này:

Thật thà quá tạo điều kiện để người khác lừa dối mình.
Tốt quá tạo điều kiện để người khác lợi dụng mình
Hiền quá tạo điều kiện để người khác bắt nạt mình.

Mong Thầy cho con một lời khuyên.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-04-2019

Câu hỏi:

Bạch Thầy,

Người xưa như Khương Tử Nha, Chu Văn Vương, Quỷ Cốc Tử, Lão Tử, Khổng Tử, Tôn Tử, Trương Lương ... để học đạo đều chọn con đường độc cư để tu học, sau đó mới giúp đời. Phải chăng thời đó xã hội không phức tạp nên những người này chọn con đường đó, còn ngày nay phức tạp hơn nên cần tu giữa đời?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy
Con có tập thiền chánh niệm tỉnh giác, nhưng con nhận thấy nó không được liên tục. Khi nào ý thức con nhớ và nhắc hãy chánh niệm tỉnh giác thì con mới chợt chánh niệm tỉnh giác nhưng thời gian rất ngắn, không được liên tục. Tâm con thường hay nhớ về quá khứ và mặc cảm với tội lỗi của mình trong quá khứ. Xin thầy chỉ cho con cách để luôn có mặt trong hiện tại ko chạy về quá khứ và mặc cảm tội lỗi đã làm

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-04-2019

Câu hỏi:

Con xin trình thầy
Câu hỏi của con và các bạn còn bi kẹt ở chỗ này là khi mình đã nhận ra Phật tánh (chân đế) của mình rồi và sống được với nó trọn vẹn có nghĩa là.

1) Trong những lúc mình cần suy nghĩ (tục đế) để làm việc thì mình vẫn phải suy nghĩ bình thường. Mình chỉ cần sống với cái định tĩnh hằng biết rõ ràng và nhận ra từng niệm suy nghĩ đang khởi lên hay đang diệt đi chỉ có vậy thôi.
2) Còn lúc không cần suy nghĩ thì cũng sống với cái định tĩnh hằng biết rõ ràng và cũng thấy rõ từng niệm sinh diệt đang đến và đi, chỉ đơn giản có vậy thôi phải không thầy?
Con xin thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-04-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con muốn chia sẻ chút về vấn đề “thấy ra” của một bạn nêu lên.
Theo con nhớ thì Thầy hay nói Thầy dùng chữ “thấy ra” là để thay chữ giác ngộ, giúp người nghe dễ hiểu được hơn. Chứ không phải là “thấy ra, thấy vào” như bạn ấy nghĩ!
Hể mình chấp vào ý niệm, chữ nghĩa là kẹt dính ngay Thầy nhỉ? Con nhớ người xưa nói là thà chấp “có”, (thấy vào, thấy ra, thấy trước, thấy sau...) vậy mà mình còn sửa được, chứ chấp “không” rồi (trong thấy chỉ có thấy thôi) thì khó gỡ được lắm phải không thầy?
Những lời thầy dạy là để trải nghiệm, chứ không phải để phân tách hay suy luận.
Con cám ơn Thầy cho phép con được chia sẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-04-2019

Câu hỏi:

Con chào Thầy! Nếu con học khí công để bảo vệ sức khỏe, không phải đạt được điều này, điều nọ. Và con cũng xem khí công là việc phụ, còn chính yếu là luôn biết mình trong mọi hoạt động của thân, tâm, cảnh thì con học khí công có được không? Con chân thành cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-04-2019

Câu hỏi:

Mô Phật con kính lễ Sư.
Con thưa Sư con thấy một điều lạ như thế này: trong tu viện con đang sinh sống có nhiều ni sinh cùng nhau tu tập. Có những vị chuyên tâm đi hành thiền (thầy con cũng tạo điều kiện). Đi từ năm này qua tháng nọ, nhưng mỗi lần về chùa sư trụ trì nói gì, hay chúng mà nói gì không vừa ý là những vị đó lại vùng vằn lên. Đáng lẽ càng thiền thì tâm phải càng rỗng lặng chứ ạ. Còn con từ trước giờ con chưa vào trung tâm thiền nào nhưng con luôn thực hành pháp của hòa thượng, con thấy việc sống chung với chúng rất thú vị, mặc dù phiền não cũng có nhưng con thấy như mỗi ngày con nhận ra cách điều chỉnh nhận thức và hành vi đúng tốt hơn. Và con thấy con an vui trong mỗi ngày, mỗi lần ai chỉ lỗi con con lại vui hơn cứ như mình học được bài học mới vậy. Không chỉ bây giờ mà sau này con nghĩ con sẽ không đi vào trường thiền và hành theo pháp môn của ai cả, 6 căn và 6 trần tự con chiêm nghiệm mỗi ngày. Con đường tu tập con thấy vậy là đủ. Sư có thấy con chủ quan quá không ạ.
Con kính lễ Sư?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2019

Câu hỏi:

Dạ, con kính chào Thầy! Thầy cho con hỏi lần lượt 5 câu hỏi:
1/ Tâm con có một việc rất lạ nhưng con chỉ thấy nó trong vấn đề về tìm đạo. Ý là cái tâm con tự động biết cái nào đúng hơn khi có sự lựa chọn trong việc tìm đạo để giúp mình hết khổ. Ví dụ giữa phương pháp thiền hiện nay và thiền thật sự của thầy chỉ dẫn tự động tâm con biết thiền của thầy là đúng v.v... Khi nghe lời thầy giảng con hiểu được và trong quá trình trở về thì con mới biết tâm con mang nặng tâm si. Nên những lời giảng của thầy con cứ nghe vậy mà làm theo chứ không cần nghi ngờ. Và quả thật bệnh trầm cảm, sự khổ đau của nó đã có phần giảm đi. Con không biết đây có phải là Tuỳ Tín Hành không? Nhưng con có đọc trong sách hay nghe thầy trả lời ở đâu đó là không nên theo chỉ vì tin. Đối với một người đang ở trạng thái tâm si nặng như con thì giờ đây con biết rằng những điều thầy giảng là Chánh Pháp nên con chỉ biết nghe rồi làm theo. Con không biết đây có phải là sự nương tựa tiêu cực không?

2/ Trong một bài pháp, Thầy có nói rằng việc lặp đi lặp lại trong thiền sẽ làm tâm nhàm chán. Có lần con hỏi thầy bệnh trầm cảm của con và con đang bị áp lực thêm nhiều thứ. Thầy nói rằng con cần thư giãn và nghe pháp thoại. Khi con dành hầu hết thời gian hoặc một khoảng thời gian nào đó trong ngày để chỉ ngồi thư giãn và nghe pháp thoại vậy thì có rơi vào trường hợp lặp đi lặp lại không? Mặc dù con hỏi vậy nhưng khi ngồi thì quả thật ngồi lâu sinh ra cảm giác chán và khó chịu khi ngồi quá lâu. Vì nếu không ngồi thư giãn thì tâm con lại lăng xăng và rất mệt mỏi. Trong trường hợp này con nên làm gì?

3/ Trong những câu hỏi gần đây của các Phật tử, con thấy có một chị nói rằng nhờ những lời dạy của Thầy đã giúp chị vượt qua nhiều giông bão cuộc đời, nhưng tới giờ khi sự việc xảy ra chị vẫn còn đau khổ và strees nặng. Theo con hiểu là do mỗi khi gặp khó khăn đau khổ thì chị nghe lời pháp như một liều thuốc kích thích đứng dậy hơn là thực chứng cứu cánh đích thực nên sau bao năm khi gặp chuyện vẫn khổ đau. Con không có ý xúc phạm chị, chỉ là qua trường hợp của chị đã làm con suy nghĩ lại, con nên trọn vẹn chấp nhận những khổ đau như chính nó đang là mới đúng lời dạy của thầy, hơn là xem pháp thoại thầy ra như một phương tiện để đứng dậy. Mong thầy chỉ dạy điều này giúp con.

4/ Khi những cảm thọ khổ đau có mặt, có những cái con phải gọi tên khái niệm tục đế của nó thì con mới có thể ở đó có mặt với nó, ko thì sẽ bị hồi hộp, sợ hãi, bất an rồi bị cuốn theo. Và như vậy, có những lúc có những cảm thọ khổ đau những con không hề biết tên gọi tục đế của cái cảm giác này gọi là gì thì bên trong con liền nẩy sinh ra sự mâu thuẫn. Con có nên tìm kiếm tên gọi cho cảm thọ đó không? Trong trường hợp này con nên làm gì?

5/ Thí dụ như có những lúc chạy xe ngoài đương, vô tình một chuyện buồn gì đó khởi lên, xuất hiện cảm thọ khó chịu. Lúc này tánh biết thấy nó nhưng con thấy một điều làm con thắc mắc đó là nếu con để thấy tự nhiên thì không thấy được sự sanh diệt của cảm thọ đó. Nhưng nếu có có sự chú tâm vừa đủ thì con thấy được sự sanh diệt của nó. Mà sự chú tâm này con nhận thấy có sự tác ý của con chứ không phải tự nhiên. Như vậy con có đúng không? Mong thầy chỉ ra giúp con!
Con xin chân thành cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2019

Câu hỏi:

A-di-đà Phật con kính bạch Thầy, con xin Thầy chỉ giúp con một điều mà con đang thắc mắc trong lòng ạ.
Dạ con bạch Thầy, chùa của con đang ở sư Bà con thường xuyên làm từ thiện như là nấu cơm để phát cho mọi người ăn nên công việc rất nhiều và con cũng cố gắng làm hết sức mình có thể. Nhưng vì nhiều việc quá nên con không thể làm hoàn thiện tất cả công việc được, nên con cũng hay bị Sư bà con buồn phiền hoặc là rày la... Trước đây mỗi khi bị như vậy thì con rất buồn, nhưng bây giờ thì con không buồn nữa mà con tự an ủi là mình cũng làm tất cả những gì có thể rồi, bị rày cũng phải chịu thôi.
Nhưng cũng vì vậy mà mỗi khi con đang làm việc mà thấy Sư bà là con tránh đi một chỗ khác vì con rất sợ phải tiếp cận với sư bà và con cũng thấy lòng tôn kính của con đối với sư bà không còn tuyệt đối như ngày xưa nữa. Con rất sợ bị tổn phước vì điều này, vậy con xin Thầy chỉ giúp con làm sao để tâm con luôn trong sáng và quý kính sư bà như ngày xưa để con giữ trọn được phước đức ạ. Con rất cảm ơn Thầy.
Nam-mô A-di-đà Phật.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »