loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-07-2019

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy,

Kính bạch Thầy, con có câu hỏi kính Thầy chỉ dẫn giúp con ạ.
Trong quá trình con học Phật, thực tập chánh niệm, trở về với thực tại con nghĩ con chưa hiểu thấu đáo.
Như trong công việc trước kia con luôn lập kế hoạch, dùng năng lượng hướng về phía trước phấn đấu để thực hiện mục tiêu.
Thời gian gần đây con bị mất năng lượng nên quay trở về với thiền tập, tập chánh niệm và con cảm thấy con không có nhu cầu lập kế hoạch, mục tiêu trong công việc, hay trong hoạch định kế hoạch tài chính nữa. Bởi vì nếu lập ra, con sẽ chưa thể bỏ được quán tính là dùng năng lượng để chạy theo, rồi lại mất năng lượng.

Nhưng nếu con đang ở trong trạng thái an tĩnh như hiện tại, dù là con đang cảm thấy bình thường, (giống như giọt nước đang lơ lửng trên không trung, không tiến về phía trước, cũng không lùi về phía sau). Nhưng bên trong con có thêm 1 suy nghĩ khác, nếu như thế này sẽ không ổn.
Ví dụ như đi làm là phải làm tốt, không thể làm làng nhàng, đi học là phải học tốt chứ không thể để mặc kệ ra sao thì ra.

Vậy con vừa sống cuộc sống vừa tu tập, vậy con phải ứng dụng như thế nào mới gọi là “tùy duyên thuận pháp” ạ? Với con con cũng cho rằng bất cứ điều gì cũng phải vạch ra rồi thực hiện mới có kết quả nhưng như vậy dễ bị bản ngã chi phối, nhưng còn chỉ quan sát ở hiện tại rồi làm thì con không nhìn được viễn cảnh tương lai như thế nào mặc dù con biết kết quả tương lai là phụ thuộc vào phẩm chất của phút giây hiện tại.

Hôm trước con đọc một bài của Thầy, có câu nói của Chúa đại ý là một người hiền nhưng vẫn cần có sự không ngoan như loài rắn. Mà con vẫn theo quán tính, khôn ngoan không thể tự nhiên có, phải qua rèn luyện, lập kế hoạch chứ để mặc kệ mọi thứ đến lúc phải đối diện thì không thể hành xử một cách khôn ngoan được.

Con không biết phải làm sao để vừa tu tập vừa đạt kết quả tốt trong công việc hay học tập.
Kính mong Thầy chỉ dẫn giúp con ạ.
Con kính đảnh lễ và tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Trước tiên con xin cảm tạ ơn đức Thầy đã chỉ dạy cho con, những điều Thầy chỉ dạy tuyệt vời vô cùng, giúp con sáng ra rất nhiều điều. Hàng ngày con tinh tấn tu tập theo pháp Thầy chỉ bày là trở về trọn vẹn với thực tại, với thân thọ tâm pháp nơi mình. Vì căn cơ chưa vững nên con có chút băn khoăn về con đường tu tập kính mong Thầy chỉ dạy:

Con hiểu có hai đường lối tu tập:
+ Một là, theo kinh Phật dạy: "Tu từ sơ phát tâm đến thành Phật phải trải qua 3 A-tằng-kỳ kiếp", có nghĩa tu từ từ, qua các hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuê,... đến khi viên mãn các hạnh đó chứng quả Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát,... rồi mới tiến lên thành Phật. Như vậy thì dài thăm thẳm.
+ Hai là, theo thầy dạy là trở về ngay tâm mình để buông xả tâm tướng, hiển hiện tâm tính. Tuệ giác phát sinh và thành Phật. Như Thiền tông cũng nói: Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Con đường này có thể giác ngộ ngay trong đời sống này.

Con cám ơn bạch Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-06-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, vậy là con chỉ cần trọn vẹn tỉnh thức với thực tại, thân thọ tâm pháp đang diễn ra với mình đã là thiền rồi ạ, cũng là đang tu mà như không có gì để tu ạ.
Con xin đảnh lễ tạ ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-06-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy, con học được nhiều thứ từ pháp thoại của thầy, con cũng tập cố gắng chánh niệm, nhưng con có tật nghiện điện thoại, suốt ngày cầm điện thoại chơi fb, đọc báo... Mỗi khi cầm điện thoại lên con lại chăm chú vào đó không còn biết gì xung quanh nữa, con xin hỏi thầy có cách nào giúp con được hay không, con nên bỏ chuyện cầm điện thoại mới giúp giữ chánh niệm hay vẫn có cách giữ chánh niệm lúc cầm điên thoại ạ, câu hỏi của con hơi ngô nghê nhưng con mong được thầy hoan hỉ giúp con, con cảm ơn ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. Con có đôi chút thắc mắc, rất mong được nghe sự góp ý từ thầy ạ.
- Cuộc sống mỗi người một hoàn cảnh, chả là vừa rồi con có một chút nghịch cảnh làm thay đổi khá nhiều cuộc sống của con, cũng từ đo con tìm hiểu về Phật pháp nhiều hơn. Con hay đi chùa vào cuối tuần, đọc kinh địa tạng ở nhà, ăn chay tháng 10 hôm. Nhưng dạo này con có cảm giác do cuộc sống của con có tích cực và chuyển biến tốt hơn thì con lại ít đi chùa, ít đọc kinh, ăn chay cũng không được đều. Con cảm nhân thấy mình sai sai, nhưng lại bị chi phối để rồi cái sai đó vẫn sai.
- Như vậy hành động của con trước và sau là thuộc hình thức nào của người theo đạo Phật vậy ạ và con cần thay đổi như nào vậy thầy?
Con chả biết nói sao. Chắc hơi khó hiểu. Mong thầy bỏ qua, bớt chút thời gian góp ý giúp con đôi chút ạ.Con xin chân thành cảm thầy. Kính thấy luôn an lạc

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2019

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Thầy. Con xin Thầy khai thị cho con ạ.
Từ nhỏ, con là một đứa trẻ hay bị mắng, bị chê nên lớn lên con rất hay tự ti và sợ hãi. Con làm gì cũng sợ không vừa ý người khác, con nói gì cũng sợ làm người khác buồn. Lấy chồng thì lúc nào cũng sợ chồng sẽ bỏ mình. Con nhìn đâu cũng thấy những điều không tốt sẽ xảy ra, con làm gì cũng nghĩ đến thất bại. Ai hay việc gì không đúng ý con, con đều nghĩ đến từ bỏ.
Từ ngày con biết đến Phật pháp, con biết theo dõi những gì đang diễn ra trong con, con biết trở về với sự thở, con biết mỉm cười và nhìn sâu vào mọi việc thì con đã tự tin hơn, bớt lo sợ hơn.
Con đã tự nói với con là con mong muốn được tha thứ cho những người làm con đau, làm con tổn thương và con mong muốn con tha thứ cho con để con và những người con yêu thương được sống cuộc sống hạnh phúc.
Nhưng, có những lúc con bị những cảm xúc đau khổ, khi những lời nói hay hành động gì đó xuất hiện, nó tàn phá con rất nhiều mà chỉ khi nó qua rồi con mới nhận ra.
Bạch Thầy, con xin Thầy chỉ cho con một con đường tu tập để con luôn trọn vẹn được với những gì đang diễn ra, để con không phải qua rồi mới biết nó đã tàn phá mình, để con tự tin hơn trong cuộc sống, để con buông bỏ được hết những gì đã được ghi dấu trong con người con về một chuẩn mực nào đó (hiện tại chồng con là một người hoàn toàn ngược lại với những gì mà bố mẹ con đã dạy dỗ con về một chuẩn mực).

Con tha thiết mong nhận được câu trả lời từ Thầy.
Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Năm nay con 20 tuổi và đang học đại học. Hôm nay con muốn hỏi thầy một số câu hỏi.
Câu hỏi 1: Năm ngoái con có theo học một khóa thiền Vipassana 10 ngày tại thủ đức. Trước đó do con bị bệnh về tâm là con hay suy nghĩ lung tung và liên tục không ngừng nghỉ nên con lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi và căng thẳng. Và rồi sau khóa đó con thấy là mình ngồi và tiếp tục hành thiền nhưng sao nó vẫn cứ suy nghĩ (bây giờ con nghiệm lại thì lúc đó do con quá cố gắng), nhưng tự nhiên một hôm con đang ngồi đi học trên xe bus thì đột nhiên con xuất hiện một trạng thái buông xả hoàn toàn cả thân lẫn tâm, con thấy người con nhẹ như muốn bay lên, nó vui vẻ, nhẹ nhàng và không còn 1 suy nghĩ nào nữa hết. Nhưng khoảng khắc đó chỉ được 1 phút rồi mọi suy nghĩ lại quay về. Cho con hỏi cái trạng thái như con vừa nêu trên khi con đang ngồi trên xe bus là trạng thái gì vậy ạ?

Câu hỏi thứ 2: Nhà con là một nhà không theo đạo. Mà con là một đứa thích tìm tòi về tâm linh nên con đã tìm hiểu may sao là ra Phật giáo. Thì cái hôm đó lần đầu tiên con tìm đến là của thầy Thích Nhất Hạnh, Thích Tâm Nguyên…, con cũng có tìm mua sách của Thầy Nhật Từ ở chùa Giác Ngộ. Mà cái lạ là tại sao khi mà con nghe mấy thầy thuyết pháp hay đọc sách thì con chả hiểu gì (nếu con hiểu thì chỉ hiểu được con ngôn ngữ sơ sơ). Hôm đó đang trên đường về quê thì con nghe pháp của thầy video: Thiền và đời sống, lạ một điều là con hiểu ngay lập tức không cần suy nghĩ là phải áp dụng như thế nào, nên hiểu cái đó như thế nào. Vậy câu hỏi của con là con có cần bắt buộc phải thiền định hay chỉ đơn giản là quay về thấy ra như chân thật tại bây giờ là được rồi ạ?

Câu hỏi 3: Con có về nói cho ba và mẹ con nghe điều mà con thấy là: “Bây giờ nếu ba mẹ làm cái gì đó thì chỉ thấy nó như nó đang như vậy thôi đừng có suy nghĩ về một cái gì khác, quan sát chuyển động của nó và chú tâm hoàn toàn. Lúc đầu thì hơi khó do tâm mình hay phóng dật nhưng từ từ rồi có sức định trong đó thôi” Ba mẹ nói con là “Mày nói trừu tượng vậy ai mà hiểu, toàn lý thuyết không à?”. Con không hiểu là tại sao sự thật nó nằm ở đây, quá xác thực đơn giản mà tại sao mọi người lại không thấy ra ngay lập tức được ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2019

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông,
Con thích và hợp với thiền chánh niệm hơn là thiền định, vì con hay bị căng thẳng, nhưng con lại cảm thấy con thiếu định tâm. Con phải tu tập như thế nào để tâm bớt tán toạn, ổn định và không bị người khác dễ kích động kiểu "đi lẹ lên" hay "nhanh lên" trong những lúc gấp gáp không ai kêu con cũng làm hết tốc lực và khi mệt thì dễ nổi sân ạ. Sư ông chỉ cho con nên làm gì ạ. Con kính tri ân sư ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-06-2019

Câu hỏi:

Con có cái thấy như này xin Thầy khai thị cho.
Cuộc đời cho mình những bài học. Và nó rất quý giá, giúp thái độ mình ngày càng trưởng thành hơn. Nhưng chỉ khi sự tỉnh thức của mình trong sáng, và có chút quán tính thì khi đó mình mới đủ khả năng để học. Nếu không phần lớn là khi bài học khó tới mình sẽ bỏ chạy hoặc đuổi nó đi vì mình sẽ phản ứng theo bản năng. Vì vậy cần có 1 thời gian để sống tách bớt những ngoại duyên, cũng sống bình thường và quay về thường xuyên. Để dần dần sự tỉnh thức có mặt thường xuyên hơn, chánh niệm có dần dần có quán tính, sau đó mình sẻ trải nghiệm dần những thăng trầm, những bái học cùa cuộc đời.
Nói tóm lại khi sức mình yếu thì sẽ lựa bài dễ, nếu trong lúc đó bài khó tới thì tính sau. Nhưng sau khi có đủ khả năng thì tăng độ khó lên, chứ đang yếu mà toàn đối diện bài khó thì không khôn ngoan. Phải tránh để dưỡng.
Xin thầy khai thị, con thấy thế ổn không?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2019

Câu hỏi:

Dạ, con xin đảnh lễ Thầy.
Con đang học Pháp của Thầy, có phải là mỗi ngày trong cuộc sống mình phải thận trọng chú tâm quan sát, rồi sẽ đến trở về trọn vẹn tỉnh thức, rồi sẽ tới sáng suốt định tĩnh trong lành và cuối cùng là rỗng rang lặng lẽ trong sáng, không cần phải ngồi thiền phải không ạ? Đời con khổ lắm, con thích tu nhưng lại không ngồi thiền được. Kính xin Thầy dạy cho con. Con xin cảm ơn ạ.

Xem Câu Trả Lời »