loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-01-2011

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con đã từng bị điện giật cách đây nhiều năm, từ đó, não bộ của con thường bị căng thẳng và đôi khi không có khả năng tập trung cao. Những lúc như thế, con chỉ biết "đầu hàng" vô điều kiện, buông xuôi hoàn toàn. Khi tu tập pháp của Thầy, con chỉ thả lỏng để lục căn tiếp xúc với lục trần tự nhiên như nó là, từ đó con phát hiện ra lúc nào mình đang sáng suốt định tĩnh trong lành, lúc nào có bản ngã xen vào. Nhưng những lúc não bị căng thẳng do bệnh, con không thể thấy được, không thể quan sát được điều gì. Xin Thầy cho con được hỏi, vấn đề bệnh lý khiến não bộ mất sự minh mẫn có thể được xem là một pháp bình đẳng như các pháp và ta hoàn toàn có thể giác ngộ trên chính pháp đó hay không, hay nó là một trở ngại cho sự quan sát học hỏi các pháp thưa Thầy? Con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con vẫn chưa có khái niệm rõ phân biệt giữa Sắc Pháp và Danh Pháp. Kính mong thầy phân tích chỉ rõ giúp con. Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2011

Câu hỏi:

Đầu tiên con xin cám ơn Thầy về thư trả lời của Thầy.
Con xin có hai câu hỏi liên quan đến pháp hành kính mong Thầy rộng lòng từ bi giảng giải.
- Câu hỏi 1: Liên quan đến khái niệm về một vị thầy.
Trong hầu hết các tài liệu mà con đã đọc nói về thiền trong Phật giáo, kể cả Thiền tông, Mật tông, và thiền Nguyên thủy đều nhấn mạnh đến vai trò của một vị thầy, xem đó như là một điều kiện tiên quyết cho một người muốn dấn thân vào con đường tu thiền. Điều này đã gây không ít bối rối cho các hành giả cư sĩ tại gia, mặc dù họ có thể tiếp cận được các nguồn kinh sách thông qua mạng lưới thông tin hiện đại như ngày nay, hoặc được nghe các bài pháp thoại từ các giảng sư giàu kinh nghiệm (ví dụ như mạng Trung Tâm Hộ Tông chẳng hạn). Thật ra, trong giới cư sĩ cũng có người được trang bị một trình độ học vấn nhất định, giúp họ có được phương pháp luận khoa học khi tiếp cận vấn đề. Bản thân con mặc dù không trực tiếp được Thầy hướng dẫn nhưng thông qua mạng Internet con cũng tiếp thu được cơ bản nội dung pháp hành mà Thầy muốn truyền đạt. Các thắc mắc cũng đã được Thầy tận tình giúp đỡ tháo gỡ. Như vậy bản thân con xem như đã có một vị thầy chưa? Kính mong Thầy rộng lòng từ bi giảng giải. Việc kề cận một vị thầy còn mang một ý nghĩa tâm linh nào khác nữa không?
- Câu hỏi 2: Liên quan đến cái đau trong hành thiền.
Các thiền sư thường có lối giải thích và cách thức xử lý cơn đau trong lúc tọa thiền rất khác nhau. Bản thân con thì thích vận dụng theo lối tư duy “minh” và “vô minh" của Thầy để giải quyết vấn đề này. Cụ thể như vầy:
- Minh:
(1) Ngồi lâu thì phải đau (qui luật nguyên nhân – kết quả). Không có một tư thế hay oai nghi nào của con người mà không dẫn tới đau khổ, cho dù đó là một tư thế nằm thoải mái nhưng trước sau gì rồi cũng phải thay đổi huống hồ chi là ngồi lâu.
(2) Nhờ tư duy như trên nên tâm ít phản ứng hơn với cơn đau, điều này giúp cho thân tâm dễ kham nhẫn hơn.
(3) Cơn đau là một sự thật (chân đế) nó nằm trong bốn xứ (Thọ) để cho hành giả quán niệm nên không cần thiết phải dùng bất kỳ một phương pháp “Tự kỷ áp thị” nào để quên nó đi.
(4) Khi cơn đau tới hạn chịu đựng thì cứ tại đây, bây giờ thay đổi tư thế (trong thận trọng chú tâm quan sát) mà không một chút lo lắng vì sợ mất “định” .
(5) Thời gian từ lúc ngồi cho tới lúc đau là bao lâu không trọng, vì cơ địa mỗi ngưới khác nhau, ngay cả trong một con người do bị chi phối bởi luật vô thường nên thời gian dẫn tới cơn đau mỗi lúc mỗi nơi cũng khác nhau. Việc ngồi rất lâu mới thấy đau chẳng nói lên một thành tựu nào về giải thoát, mà đó chẳng qua là sự thích nghi của cơ thể theo cơ chế phản xạ có điều kiện.
(6) Con rất thấm thía câu nói của Thầy “Đừng biến hành thiền thành hành khổ”
(7) Đau đớn và an lạc đều là pháp nên tâm quan sát phải bình đẳng. Điều này giúp cho hành giả tiến gần hơn với tâm buông bỏ, xả ly.
- Vô minh:
(1) Đẩy cao cái ngưỡng chịu đựng cơn đau rồi xem đó như một thành tựu thì đó chẳng qua là biểu hiện của tự ngã.
(2) Ở trình độ thấp kém này mà muốn thấy được sự sanh diệt trong từng sát-na của cơn đau như có thiền sư từng giải thích thì vô minh.
(3) Khi tâm quan sát không còn rỗng lặng trong sáng mà cứ muốn tiếp tục quan sát cơn đau trước sau gì cũng dẫn tới tham sân.
Con hiểu như vậy thưa thầy có đúng không? Kính mong Thầy rộng lòng từ bi giảng giải. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy! Trong thời gian gần đây con gặp một hiện tượng lạ nên muốn hỏi thầy. Trong giấc ngủ, thình thoảng toàn thân con có cảm giác "bừng bừng" tỉnh. Mặc dù khi đó con đang ngủ, nhưng con biết rất rõ toàn thân. Cảm giác này "rất rõ ràng" từ đầu đến chân. Hiện tượng này xuất hiện và kết thúc trong vài phút. Khi đó nếu con thích thú chú ý hoặc ngắm nhìn thì sau khi hết, con có cảm giác hơi căng thẳng và đau đầu. Nhưng cũng có một số lần con không đau đầu. Vậy đây có phải là hiệu ứng của pháp hành thiền tuệ không ạ? Con xin thầy cho con lời khuyên ạ. Con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có được nghe thầy thuyết Pháp vài lần. Nhưng trước đó, con cũng học được rất nhiều từ sách của thầy cũng như các vị thiền sư nổi danh như Ngài U. Jotika, Ngài Pandita, Ngài Achan Cha... Có nhiều điểm con không tán đồng. Rồi sau vài năm thực hành miên mật, và đọc lại kinh điển, nhiều điểm con đồng ý kiến, nhưng có những điểm khác con vẫn thấy Đức Phật đúng hơn. Vậy là sự thấy biết của mỗi hành giả là khác nhau và cũng thay đổi liên tục phải không ạ?
Nếu mình chấp vào một kinh nghiệm nào đó, hoặc một vị thầy nào đó, hay ngay cả kinh điển là một sự không sáng suốt phải không ạ?
Theo như con thì, ngay cả học kinh điển cũng cần phải đọc trọn vẹn cả ít nhất cũng là 2 tạng hoặc tốt thì cả 3 tạng luôn, cùng vớí sự thực hành chăm chỉ dài dài, may ra mới có sự hiểu biết tạm thời nào đó phải không ạ?
Con xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy. Kính chúc thầy dồi dào sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-01-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Có 1 nhà Sư nói với con rằng: những người đã quá vãng rất sợ người thân của mình bỏ rơi vào dịp năm hết Tết đến, nên gia đình cần làm lễ cầu siêu vào cuối năm để hồi hướng công đức đến họ vào dịp cuối năm là rất tốt. Vậy con kính xin thầy hoan hỉ cho con biết như vậy có đúng không? Vì con cho rằng sau khóa lễ hàng ngày con vẫn thường hồi hướng cho người thân đã quá vãng nên việc làm như nhà Sư kia nói cũng không cần thiết lắm, phải không thưa thầy? Con kính chúc thầy luôn an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi, ba con mới mất được 2 năm, theo mẹ con kể thì khi còn trẻ ba làm 1 số điều sai trái, nên khi ba mất con rất sợ ba con sẽ bị đau khổ, khi nào làm điều thiện con đều hồi hướng cho ba nhưng bản thân con, con nhận thấy chưa đủ tốt thì sao con có thể hồi hướng cho ba con? Và thưa thầy cho con hỏi, khi mình làm điều thiện thì có thể hồi hướng cho người thân không ạ? Người thân có nhận được phần phước đó không? Xin Thầy chỉ dạy cho con. Con xin thành tâm tri ân Thầy. Kính chúc sức khỏe Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2011

Câu hỏi:

Thưa Sư, con trích một đoạn trong Sống Trong Thực Tại ở mục thư viện nhờ Sư giải thích thêm:
"Trong thiền Vipassanā, chánh niệm tỉnh giác là hai yếu tố cốt lõi, nhưng nếu thiếu tinh tấn thì vẫn không đủ lực để thể hiện giác niệm một cách đúng mức cần thiết cho sự quán chiếu trung thực."
Con thắc mắc là đa phần các cố gắng và nỗ lực là tạo tác hữu vi của bản ngã. Vậy thì năng lượng của chánh tinh tấn này được lấy từ đâu? (Vì năng lượng của tà tinh tấn lấy từ bản ngã và ham muốn thành tựu hay loại bỏ cái gì đó của thực tại).
Con thấy vấn đề "tinh tấn" hay cố gắng này rất tinh tế. Xin Sư giải thêm cho con và các bạn đồng đạo được tỏ tường.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con có vài thắc mắc, xin thầy vui lòng giải đáp cho con:
1. Con người lúc còn vô minh thì có bản ngã. Khi mạng chung, mất thân người, bản ngã vẫn còn hay không?
2. Các loại thực vật vẫn có cái biết theo bản năng mà không có tham sân si, vậy có phải cây cỏ luôn sống trong Niết-bàn không?
3. Những loài vật thông minh vẫn có tánh biết, vậy có thể nói loài vật cũng có Phật tánh hay không?
4. Con người theo lục đạo luân hồi mà tái sanh, phải chăng con người đánh mất Phật tánh của mình khi tái sanh vào các cõi thấp hơn?
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin hỏi:
Chiêm nghiệm lại "bản vẽ" của mình từ hiện tại trở ngược về những gì đã xảy ra trong quá khứ, để nhìn ra bản ngã được tạo thành ra sao, để thấy rõ mình đã tham sân si ra sao..., từ đây sự hình thành của bản ngã được nhận rõ..., có phải việc làm nầy là chánh tư duy không?
Có cần làm điều nầy mới đánh bật được gốc của bản ngã và vô minh ái dục không? Chúc Thầy sức khỏe tốt.

Xem Câu Trả Lời »