loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-08-2013

Câu hỏi:

Đường thế tục mịt mù tăm tối <p>
Biết đâu là đường lối thoát thân?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-08-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con thấy tâm vắng lặng quá, sợ mọi người bỏ rơi con, với một nỗi đau như đá trong tim con, cảm giác như sống lâu mãi không chết. <p>
Xin Thầy cứu con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-08-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Xin Thầy cho con hỏi một người nào đó muốn xuất gia, gia nhập vào hàng ngũ Tăng-Ni có cần những điều kiện như là góp công quả xây dựng Chùa, Tịnh Xá hay là phải qua lớp đào tạo trung cấp Phật học hay những việc làm nào khác nữa không?
Con xin chân thành cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-08-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Thầy có nói: Khi mình sân thì mình đã đốt cháy cả một rừng công đức. Con vẫn chưa hiểu câu này, con cứ tự hỏi vì sao sân lại đốt cháy cả rừng công đức được. <p>

Con quan sát bản thân mình thì thấy khi tâm sân khởi lên do những ý nghĩ tham, không thỏa mãn của cái Ta xuất hiện, tùy theo mức độ sân ít hay nhiều thì nó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng của mình theo mức độ đó. Khi mình sân nhiều, con thấy rõ cái sân ấy đang thiêu đốt nội tạng của mình. Và cũng thấy tùy theo mức độ sân đó mà cơ thể mình sẽ tỏa ra 1 luồng khí xấu mạnh hay nhẹ xung quanh mình và luồng khí này sẽ ảnh hưởng không tốt đến những người xung quanh. Và con hiểu rằng khi sân, mình đã tự đánh mất sự bình an, hạnh phúc của chính mình ngay lúc đó và cũng ảnh hưởng không tốt đến người xung quanh mình. Con quan sát và chỉ hiểu được vậy, còn việc tâm sân đó đốt cháy cả rừng công đức của mình thì con vẫn không thể hiểu được tại sao. Kính xin Thầy chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-08-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy kính mến, con rất mừng vì sáng nay mở máy tính đã thấy Thầy trả lời câu hỏi cho con. Qua đó con thấy Thầy động viên con nên hỏi Thầy. Vì thế con xin phép chép lại đoạn văn mà con lúng túng khi đọc lên đây: <p>

"Tuy nhiên, có một điều rất nguy hiểm dễ đưa đến nhầm lẫn giữa cái không tên nhưng có khái niệm và cái không tên vượt ngoài khái niệm. Chính vì điều này mà trong văn học Abhidhamma, Đức Phật đã phân tích “cái tên không tên” một cách rõ ràng hơn Lão Tử Đạo Đức Kinh nhiều. Có hai cái không tên: <p>

a) Cái không tên nhưng có khái niệm gọi là nghĩa khái niệm hay vật khái niệm (attha pannatti), nghĩa là tưởng chỉ nắm bắt đối tượng qua ý tượng (hình ảnh) hay ý niệm (ý nghĩa) chứ không thâm nhập được bản thể chân như (yathàtathatà) hay tự tánh (sabhàva) của pháp. Nói gọn là chỉ thấy tướng không thấy tánh. Hay chỉ thấy ngoại diện mà không thấy toàn diện. <p>

Ngoại diện đại khái gồm có: <p>

- Khái niệm về hình dáng (santhàna) như núi cao, sông dài, đất rộng, mây trắng, nước trong v.v… <p>

- Khái niệm về tổng hợp (samùha) như xe, nhà, làng, bức tranh, pho tượng v.v.. phải tập hợp nhiều yếu tố mà thành chứ không thể tự nhiên có. <p>

- Khái niệm về phương hướng (disà) như Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới, trong, ngoài v.v...<p>

- Khái niệm về thời gian (kàla) như sáng, trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông v.v... <p>

- Khái niệm về khoảng không (àkàsa) như hư không, lỗ trống, kẽ hở giữa các sắc tứ đại v.v... <p>

- Khái niệm về đề mục thiền (Kasina) như đất, nưốc, lủa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v... <p>

- Khái niệm về thiền tướng (nimitta) như những hình ảnh thô tướng, tợ tướng, quang tướng v.v... trong thiền định. <p>

b) Cái không tên không khái niệm tạm gọi là chân đế hay đệ nhất nghĩa đế (paramattha sacca), chính cái thực tánh này Lão Tử cũng nói không có tên nhưng tạm gọi là Đạo (Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo). Đó là thế giới bản nguyên, tự nhiên, của thiên địa vạn vật mà Đạo Phật gọi là tự tánh pháp (paramattha dhammà).<p>

Trong danh chỉ định nếu ta bỏ cái danh đi mà chỉ thấy cái được chỉ định thì có hai trường hợp: <p>

- Trong trường hợp thấy bằng tưởng tri (sanjànàti) hay thức tri (vijànàti) chỉ thấy được vật khái niệm hay nghĩa khái niệm mà thôi (thấy ngoại diện và phiến diện) <p>

- Trường hợp thấy bằng tuệ tri (pajànàti) thì mới thấy được thế giới đệ nhất nghĩa đế hay bản nguyên chân thực của Đạo (thấy toàn diện) <p>

Con lúng túng vì không chắc mình hiểu hết ý Thầy cảnh báo. Và con cũng lúng túng khi liên hệ với việc thực hành trong thấy chỉ có thấy, khi thực hành con nên thấy như thế nào để có thể biết được là đang thấy như mục a hay thấy như mục b trong đoạn văn trên. Ví dụ khi con đang suy nghĩ con thấy đầu tiên là đang suy nghĩ rồi tiếp tới con thấy cả trán đang nhăn, hơi thở không đều, tay chân không tự nhiên... vậy có phải cái thấy đầu tiên là thấy qua khái niệm "suy nghĩ" tức là vẫn ở cảnh báo trong mục (a) phải không ạ, thưa Thầy? Kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-08-2013

Câu hỏi:

Thầy kính, có người gặp nghịch cảnh, con chỉ chia sẻ một câu là họ ứng dụng lợi ích ngay. Sao có người con chia sẻ cả năm trời mà không thấy có sự chuyển hóa nào? Chắc con và họ không có duyên. Từ đó con không nói nữa, con cũng không buồn gì cả, chuyện của họ để họ giải quyết, con trở lại việc làm của con. Con xử lý vậy có đúng không thưa Thầy? Con kính chúc Thầy an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy kính mến, con có việc này xin thưa hỏi Thầy: <p>
Đã có lần con được Thầy chỉ cho cách học theo cách Trương Vô Kỵ và khi thực hành theo con thấy rất hay. Có những điều Thầy dạy con đọc cách đây vài năm con chưa thực hiểu thì nay nghe hay đọc lại con đã hiểu được. Đọc hay nghe lại những điều Thầy dạy đã và đang giúp con tu học. Mấy hôm nay khi đọc lại và nghe lại lời Thầy giảng trong khóa 8 và sách Thầy viết về chương 1 Đạo Đức Kinh của Lão Tử, con thấy nên viết hỏi Thầy mà không nên cho qua như những lần trước đã đọc, nghe. Con dần thấm nhuần nguyên lý "trong thấy chỉ có thấy... không có cái ta trong đó" và thường xuyên thực hành theo. Khi đọc đến đoạn Thầy cảnh báo về việc dễ nhầm lẫn cái tên không tên qua thấy bằng tưởng tri hay thức tri với thấy bằng tuệ tri thì con lúng túng và lần nào cũng thế vì có lẽ con mới chỉ học tới thấy chỉ là thấy không có cái ta trong đó. Vậy con có nên hỏi Thầy để được Thầy giải thích, để hết lúng túng khi đọc đến đoạn này hay vẫn nên bỏ qua như mọi lần và tiếp tục thực hành "trong thấy chỉ có thấy" để rồi một ngày tự con khám phá ra, thưa Thầy? Con cảm ơn Thầy. Con Phan Anh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, <p>

Con đi dạy thêm ở nhà học trò, con thấy học trò con học lớp 6, lớp 9 có nếp sống không ngăn nắp, không xếp mền mỗi khi ngủ dậy, sách vở để không gọn gàng. Con cũng đã nhắc nhở và hướng dẫn nhưng chỉ vài lần nghe theo rồi chứng nào tật nấy. Con cũng lại nhắc nhở rồi cũng vậy, con thấy ba mẹ các cháu cũng không xếp mền sau khi ngủ dậy nên việc này chỉ mình con thôi thì không tốt... Con muốn hướng dẫn các em không chỉ học giỏi mà phải biết cách sống cho tốt không dựa dẫm ỉ lại thầy cô, cha mẹ. Đôi lúc con rất bực mình và thể hiện ra thái độ về những việc này của các em. Con thấy mình khởi tâm muốn "cho các em tốt" thì có phải dính vào tham/sân nên mới khó chịu như vậy. Nhưng không khởi tâm này, con dửng dưng cách sống như vậy thì con lại thấy không đúng với trách nhiệm làm thầy của mình. <p>

Vậy con phải làm sao, con nghĩ cứ mỗi ngày đi dạy con lên phòng học trò tự xếp mền lại nhiều lần để cho các em thấy là việc này rất quan trọng, thầy rất mong muốn các em sửa, rồi từ từ hiểu ra và sống tốt hơn.<p>

Hay là con "cứ để vậy như nó là" "tâm con có sao thì vậy như nó là" để học trò con sống không ngăn nắp thì kệ như nó đang là để các em sau này nhận lấy bài học của chính các em. <p>

Mong Thầy chỉ dạy cho con ạ. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2013

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, <p>
Từ ngày con gặp được Thầy, con thấy vui lắm. Con gặp thầy 3 lần, lần đầu tiên con rất đau đầu khi ngồi nói chuyện với Thầy, 2 lần còn lại trong lòng con nhẹ nhàng và thanh thản. Sau đó, hằng ngày con đọc những gì Thầy khuyên con đọc, mỗi ngày một chút con ứng dụng những gì Thấy nói vào trong cuộc sống. Thế rồi, trong vòng một tuần lễ nay đầu óc con lại trở về như lúc trước, suy nghĩ, đắn đo, tâm không an lành. Con tự nhủ con tiếp tục lắng nghe Thầy, nhưng con lại không toàn tâm toàn ý để học. Sau khi gặp Thầy về, con nghĩ Thầy đã cho con công cụ và con cần học để tự giải những bài toán trong cuộc sống thường ngày. <p>
Mỗi câu chuyện Thầy chia sẻ là những bài học trong cuộc sống. Ví dụ như, khi có ai đó chê bai con, la rầy con, con liền buồn bã và tức giận. Ban đầu con kiềm chế để cho qua, và con thấy không hiệu quả lắm. Sau đó, con học cách lắng nghe và quan sát cảm xúc của con, và khi con thấy mọi thứ trôi qua như vốn dĩ nó là vậy con vui lắm và tự cười một mình. <p>
Nhưng mấy ngày gấn đây, tâm trạng con rối bời, con lại tự hành hạ bản thân con. Những lúc bất lực con hay tự đánh vào cơ thể của con và bây giờ con lại như vậy. Con thật tệ, lúc nào con cũng nghĩ sẽ cố gắng làm tốt việc của con cần làm và bước đầu học tập về đạo. Vậy mà con lại không làm được, lại để thời gian trôi qua phí hoài. Đúng như Thầy nói, tâm bình thường là tốt nhất. Con lại hay tự tưởng tượng mọi thứ và tự cho mình làm được, nhưng khi không được như ý con thì con lại buồn.
Có những lúc trong lòng con thấy ai cũng thân thương, con đều nở nụ cười với mọi người. Nhưng có nhiều lúc cái Tôi trong con che mờ tất cả. Mặc dù trước mặt mọi người, con là người có thể lắng nghe những suy nghĩ của mọi người, nhưng đôi khi những lời khuyên của con lại có sự toan tính và ích kỷ trong đó. Và những lúc đó, con lại phiền lòng. <p>
Thầy ơi, dù sao con rất hạnh phúc vì con được biết đến Thầy và cả Đạo Phật nữa. Học chữ Buông, không đơn giản như con nghĩ. Những dòng suy nghĩ của con nó lộn xộn quá. <p>
Con thành kính chúc Thầy luôn sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, nhờ duyên lành mà con tìm được những bài thuyết pháp của thầy để nghe và hiểu về đạo Phật.
Hôm nay con xin hỏi thầy một việc ạ. <p>
Hiện tại con đang yêu một người đã có gia đình và đã ly dị (trước đó ly dị để 2 người đi qua Mỹ sống nhưng sau này muốn ly dị thật thì gia đình không đồng ý), con thì chưa lập gia đình. Con xin hỏi thầy nếu con đến với người đó con có mang tội phá vỡ hạnh phúc người đó không? Và con phải xử sự như thế nào để cho đúng đạo lý. Hiện tại con rất mệt mỏi con muốn xin ý kiến của Thầy chỉ cho con con đường sáng. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »