loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-09-2013

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy! <p>
Con có điều băn khoăn không biết suy nghĩ của con đúng hay sai, con mong Thầy chỉ dạy cho con. <p>
Thưa Thầy lúc còn nhỏ con thường đến chùa tụng kinh, rồi lớn lên có nhiều điều không hiểu nên không đi nữa, sau thời gian dài gián đoạn, con trở lại tìm hiểu Phật Pháp, và bây giờ con lại thích nghe giảng để hiểu hơn là tụng, vì vậy con ít đến chùa tụng kinh mà hằng ngày con đều nghe giảng và xem những bài giảng như lời nhắc nhở con từng ngày để thực hành. Bây giờ khi biết trang web này con cũng vào hằng ngày để xem mục hỏi đáp.
Như vậy không thích tụng kinh có phải giải đãi không ạ? <p>
Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! <p>
Nhờ nhân duyên con gặp được thầy. Con rất vui mừng khi được gặp Thầy và nghe Thầy giảng đạo.<p>
Từ nhỏ đến lớn con chưa biết về ĐẠO hay PHẬT là gì, con chỉ nghĩ đó là tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh mà con người mê tín. Khi vào đây, và nghe thầy thuyết giảng con mới biết là con đã thấy những gì con nghĩ và con từng cho là "thấy". <p>
Khi con đối diện với những sự việc đang diễn ra xung quanh mình, con nhận biết nó, nhưng để xử lý với vấn đề đó thì con lại e dè, ngại ngùng. Con sợ sai, con sợ mọi người nói này nói kia... <p>
Có phải con thiếu lập trường, do dự, thiếu tự tin, hay do sự lười biếng của con. Có phải con còn thiếu tố chất nào đó để bản lĩnh và giải quyết vấn đề mình đang gặp phải? <p>
Ví dụ: <p>
- Trong công việc con hay do dự cho một kế hoạch, thiếu quyết tâm và động lực để làm nó. <p>
- Trong đám đông con không trình bày quan điểm cá nhân của mình được, con vẫn nói nhưng vẫn run...<p>
- Khi tâm sự chia sẻ với một ai đó, con nói thì hay nhưng con không làm hay. <p>
- Khi Thầy nói mọi người góp ý cho câu trả lời, thì Thầy chỉ nhận được sự im lặng từ lời đề nghị đó, con buồn lắm, con muốn nói, tại sao con không thể nói? <p>
- Trong con người con, luôn tồn tại một con người thứ HAI để ngăn những hành động của con lại, con muốn thoát nó ra bằng cách nào? <p>

CON LÀ NGƯỜI KHÁ KIÊN NHẪN, VÀ LÀM VIỆC RẤT CHĂM CHỈ KHI AI ĐÓ NHỜ CON LÀM VIỆC GÌ, NHƯNG CON LẠI LƯỜI BIẾNG VỚI KẾ HOẠCH CHO CÔNG VIỆC CỦA CON. <p>
MONG THẦY DẪN LỐI CON ĐI. <p>
CON XIN CẢM ƠN THẦY.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con mong mẹ mình hiểu mình nhưng không như con nghĩ, con mong mẹ mình là một người mẹ hiền luôn lắng nghe con nói những gì con suy nghĩ, những lúc sai con mong mẹ phân tích cho con được rõ, nhưng mẹ con chỉ nổi sân không lắng nghe con nói. Con rất buồn. Mùa Vu-lan ai cũng nói về mẹ, con nghe rất hay, rất cảm động. Tại sao con không được như vậy? Chị họ con cũng như con vậy, tại sao các bà mẹ bây giờ bận việc mà quên con của mình? Con không biết bây giờ phải làm gì, con mong Thầy chỉ dạy cho con. Con xin đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
Năm nay con về giỗ Sư Tổ Hộ Tông con thấy rất đông vui, được nghe Sư Hộ Pháp thuyết pháp Phật giáo rất hay và biết Sư Hộ Pháp đã viết xong bản thảo bộ sách mới mà chưa in. <p>
Con đến cúng dường thì được 3 sư cô tặng cho 1 đĩa Hạnh Phúc Đích Thực và Sống Thiền thầy giảng ở chùa Pháp Luân Huế 2013, con về xem tu học có nhiều kết quả tốt đẹp. Con cảm ơn các sư thầy sư cô và các Phật tử ấn tống. <p>

Con cũng được 3 sư cô cho con cuốn sách mới TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG của Ngài GOENKA khoá thiền vipassana 10 ngày. Con cảm ơn quý vị đã đóng góp ấn tống và bố thí pháp. <p>
Khi con xem cuốn sách này con mới hiểu được giá trị: tất cả mọi người phải đến các trung tâm trường thiền để hạ thủ công phu dưới sự hướng dẫn của 1 thiền sư thì tu hành có nhiều kết quả tốt đẹp, đúng và nhanh. <p>

Con đọc phần bài giảng ngày thứ tám từ trang 87 đến 96: <p>

Ví dụ trong mỗi người đều mang 1 thùng dầu lửa hoặc xăng, nếu có 1 tia lửa, một hậu quả do phản ứng trong quá khứ, lập tức đưa tới 1 sự bùng nổ. Những sankhara mới sẽ tạo thêm những ngọn lửa mới, tạo thêm đau khổ trong tương lai. Bằng cách tu tập vipassana, ta từ từ làm cạn hết thùng dầu, những tia lửa sẽ vẫn tiếp tục xảy ra do sankhara cũ của mình. Sau này ta tự nhiên tạo ra nước mát của tình thương và lòng từ bi, và thùng chứa sẽ chứa đầy loại nước này. Bây giờ, ngay khi một tia lửa tới, nó liền bị dập tắt. <p>
Đức Phật nói trên thế gian này có 4 hạng người: hạng người đi từ chỗ tối đến chỗ tối, hạng người đi từ chỗ sáng đến chỗ tối, hạng người đi từ chỗ tối đến chỗ sáng, và hạng người đi từ chỗ sáng đến chỗ sáng. <p>

Vipassana dạy ta cách làm chủ bản thân bằng cách phát triển được ý thức và sự bình tâm đối với các cảm giác, và hưởng được hạnh phúc thực sự ngay tại đây và bây giờ. Nguyện cho tất cả chúng sanh được hạnh phúc. <p>

Câu hỏi con xin hỏi thầy là thông thường nếu mọi người không được dạy về tu thiền vipassana thì sẽ có nhiều sankhara đau khổ. Nếu mọi người đã có học và hành theo thiền vipassana thì đã phát triển sẵn có nước mát của tình thương và lòng từ bi… và đã có thể dập tắt được các sankhara. Phát triển được ý thức và sự bình tâm. <p>

Khi con áp dụng pháp thầy đã dạy cho con trở về - trọn vẹn – trong sáng; Sáng suốt – định tĩnh - trong lành; Thận trọng – chú tâm – quan sát… thì khi các sankhara bùng nổ các tia lửa, con chỉ quan sát chính mình và các sự việc diễn ra như nó là, xem xét tâm ta có bình tĩnh hay không và con không còn thấy sự đau khổ… lúc đó tự nhiên con mỉm cười an lạc trong sáng suốt – định tĩnh – trong lành. <p>

Như vậy trong con đã có sẵn nước mát của tình thương và lòng từ bi… trong khi đó thiền sư Goenka lại nói sau này ta tự tạo ra nước mát của tình thương và lòng từ bi? <p>

Cũng như quý vị Phật tử khi tu học và hành có những đĩa các sư giảng hay, những cuốn sách hay mới in, họ đã đóng góp biếu tặng mọi người để mọi người được hưởng nước mát của đức Phật, các vị Pháp sư, thiền sư với tình thương và từ tâm. Sự tươi sáng ở ngay trong hiện tại và cả trong tương lai, như vậy tình thương và sự quý kính của chúng con đến đức Phật và các bậc Thầy Tổ, pháp sư, thiền sư như dòng nước mát tình thương và từ bi ngày càng phát triển dập tắt được những sankhara phát sanh?


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2013

Câu hỏi:

Thầy Tôn kính! <p>
Bạch Thầy, con có một thắc mắc xin trình lên Thầy mong Thầy từ bi giảng thêm cho con được hiểu rõ hơn ạ. <p>
Thưa Thầy, con có duyên lành nghe được đoạn pháp Thầy giảng rằng: "Sau một ngày với rất nhiều việc, với rất nhiều sự sinh diệt của thân-thọ-tâm-pháp thì giấc ngủ sẽ có nhiệm vụ sắp xếp và cân bằng lại mọi thứ vì lúc đó tánh biết vẫn tiếp tục làm việc và những nhân đã gieo vào tiềm thức vẫn hình thành quả". Vốn kiến thức ít ỏi và sự trải nghiệm của con thì con chưa thông suốt được "tánh biết vẫn làm việc trong giấc ngủ", mong Thầy giảng thêm cho con đựợc hiểu câu này ạ. <p>

Ví như bản thân con, rất hiếm khi con có đựợc giấc ngủ trọn vẹn và bình yên, lúc thì con cứ hay thấy về thế giới vô hình, lúc thì con luôn bị ám ảnh chuyện lúc nhỏ, chuyện gia đình... Con nghĩ do thần kinh con yếu, sức khỏe không tốt nên con mới bị như vậy. Nhưng khi con nghe Thầy giảng đoạn pháp trên, con tự hỏi phải chăng con không có giấc ngủ trọn vẹn như người khác là do cái Ý, cái SUY NGHĨ của con vẫn làm việc liên tục trong cả giấc ngủ mà vô tình che lấp đi cái tánh biết nên con mới bị như vậy? Con mong Thầy khai sáng cho con. Con xin tri ân và kính chúc Thầy thân Tâm luôn an lạc ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2013

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!<p>
Tuy chưa một lần được gặp thầy song ngày nào con cũng vào đây để nghe pháp thoại hoặc đọc mục hỏi đáp để được nghe thầy chỉ dạy. Con thấy thầy giản dị và gần gũi biết bao. <p>
Thầy ơi! Con có một số vấn đề còn thắc mắc chưa giải đáp được xin thầy chỉ cho con với ạ. <p>
Con chưa hiểu gì về nhân duyên, nghiệp báo và nhân quả. Con có vào mục pháp thoại để tìm bài giảng của thầy về vấn đề này mà chưa tìm được. Thầy có thể vui lòng chỉ giúp con những vấn đề này thầy giảng ở trong trang nào không ạ? <p>

Thầy ơi, có phải người thân của mình trong kiếp này cũng đều do có duyên nợ từ kiếp trước với nhau không ạ? Nếu là người thân nhưng khi sống chung họ cứ làm mình tổn thương thì phải cư xử thế nào với người đó? Chẳng lẽ cứ để mọi chuyện như nó đang là vậy ạ? Con cứ thấy trong tâm mình như có một cái gì nặng trịch và u uất không thoát ra được. Con phải làm gì lúc này thưa thầy? Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-09-2013

Câu hỏi:

Thầy kính! <p>
Ngày nào con cũng vào đây đọc và vẫn thấy thầy thật gần gũi. Vẫn chỉ dạy cho chúng con mỗi ngày. <p>
Hôm nay là ngày giỗ Ngài Hộ Tông, mọi người chia sẻ ảnh trên Facebook con thấy thật ấm áp và xúc động. Con thấy nhớ muốn về thăm chùa Tổ và thăm thầy quá! Dù lâu con không viết thư hay liên lạc với thầy nhưng thầy vẫn luôn ở trong tâm con bởi mỗi ngày con vẫn vào đây để nghe thầy dạy bảo. <p>
Thưa thầy, cuộc đời là những chuỗi dài những bất toàn và nhàm chán nhưng nghe thầy giảng rồi con thấy mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn! ,p>
Hà Nội đang vào Thu, con viết mấy dòng thăm thầy và thêm một lần nữa con muốn nói lời tri thầy và tri ân Tổ. Con kính chúc thầy mạnh khỏe, an vui, thầy nhé!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-09-2013

Câu hỏi:

Thầy kính! Hôm nay con có vấn đề này xin thầy chỉ dạy! Khi mới tìm hiểu đạo Phật, con có đọc “Tâm Kinh Bát–nhã ba–la–mật– đa“. Lúc đó con chẳng hiểu gì cả, thấy vừa mơ hồ, vừa thú vị muốn tìm hiểu và ấn tượng nhất cái câu “Độ nhất thiết khổ ách!” mà con bắt đầu tìm hiểu về Tâm Kinh . <p>

1/ Đầu tiên: Có cô Phật tử bảo với con rằng: ”đọc tụng kinh này nhiều lần, sẽ được nhiều phước đức, mọi việc thi cử sẽ dễ dàng (lúc đó con đang là sinh viên năm 2), tai qua nạn khỏi!“ trong lòng con thấy sao nó mơ hồ và “mê tín” quá! Con hỏi cô Phật tử này: ”Cô có hiểu về Tâm Kinh muốn dạy gì không?” Cô trả lời: ”Bồ tát Quan Thế Âm thực hành theo Tâm Kinh này mới thành tựu, Còn mình người trần mắt thịt làm sao hiểu hết được! Đạo Phật cao siêu lắm, cố gắng tu được bao nhiêu thì tu!” Con thấy cô nói có lý, và câu “Độ nhất thiết khổ ách” lúc này được con hiểu là: Tụng kinh này nhiều sẽ được Bồ Tát Quan Thế Âm phù hộ vượt qua mọi đau khổ, tai ách vì đây là “Thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.” <p>

2/ Một thời gian sau, Con có duyên đọc được những bài viết giải thích về Tâm Kinh trên mạng, con đã có những hiểu biết (sở tri) chút ít, tuy vậy vẫn thấy rất “lơ mơ” khi nhắc tới câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc”! Mơ hồ về cái được gọi là “Tánh Không”! Bằng sở học, con cố dùng tri thức và lý luận để giải thích và cố tạo cho mình một cách hiểu: Tất cả các vật chất trên cuộc đời này đều do những phân tử, nguyên tử kết hợp lại với nhau nên thành có, Không ở đây là khoảng không giữa các phân tử, nguyên tử chứ không phải không có vật thể đó! Thân người cũng từ tứ đại hợp thành, khi hết duyên thì tan rã! Về mặt “Tâm” thì do “Thọ tưởng hành thức” kết hợp lại mà thành và giữa “Thọ Tưởng Hành thức” nó cũng có cái khoảng không? Vậy không là khoảng không và “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm“! Nhưng “Thọ Tưởng hành thức diệc phục như thị” tức là: “Thọ Tưởng hành thức “bất dị không, không bất dị “Thọ Tưởng Hành Thức”, nếu lý luận như trên thì cái khoảng không của Thọ là gì? Của Tưởng, hành, thức là gì?! Thật là khó hiểu, đau đầu, phiền não! Còn lý luận, còn suy tư, càng thấy rối rắm, và mệt mỏi! Nên thôi không quan tâm đến nó nữa, Và tự thấy căn cơ mình thật thấp kém! Chấp nhận tạm thời chưa hiểu nó, còn hơn cố hiểu để thấy rối loạn hơn! <p>

3/ Hôm nay, tự dưng con thấy ra một điều mới lạ từ “Tâm Kinh” cái mà đã lâu rồi con không muốn nghĩ đến! Con xin trình bày ra đây cái thấy của mình, xin thầy chỉ dạy: <p>

- Trong câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc”, từ “Không” trong câu này hay còn gọi là “Tánh Không” chính là “Cái Thấy Biết” khi tâm rỗng lặng trong sáng! Là cái “thấy biết” thầm lặng như một nhân chứng đứng độc lập chỉ quan sát, quan sát tự nhiên thôi, không có cái cố gắng quan sát và không có một cái nhận xét nào! “Thấy chỉ là thấy, trong thấy chỉ có thấy”! <p>

- “Tánh KHông” này sẵn có của Tâm chứ không phải trên sự vật hiện tượng! Khi tâm rỗng lặng trong sáng thì nhìn thấy sắc là sắc! Nhưng khi bị che mờ bởi khái niệm định nghĩa, kinh nghiệm… đã được ghi nhớ (bản ngã) thì nhìn thấy sắc không là sắc nữa mà là “tùm lum” theo cái biết đã được tiếp thu và giữ lại (Sợi dây thừng đã thành con rắn)! Thật là khó diễn tả, con xin lấy ví dụ cụ thể: Ví dụ như nhìn thấy "cái ghế"! Trước đây nhìn thấy cái ghế là: có bốn chân, được đóng từ gỗ và dùng để ngồi! Bây giờ khi tâm rỗng lặng trong sáng nhìn thấy cái ghế là “cái ghế” mà không phải là cái gọi là “cái ghế”! <p>

- Tương tự như sắc thì: “Thanh Hương vị xúc pháp, Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, Thân Thọ Tâm Pháp “Tức thị không & bất dị không, tức thị & bất dị “Thanh Hương vị xúc pháp, Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, Thân Thọ Tâm Pháp“! Chỉ là khi ứng ra để sinh hoạt trong đời sống thì như cái biết thông thường, còn khi rỗng lặng trong sáng thì “nó như nó đang là”! <p>

- Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức tạo ra Bản Ngã, Cái bản ngã này không chân thật, ảo tưởng! Nên khi thấy biết thông qua cái bản ngã này rồi coi nó là thật là mình thì đem đến phiền não, tham lam, giận hờn, thù oán… khổ đau! Nhìn nhận thông qua cái bản ngã thì đúng như câu “Nhất thiết duy tâm tạo”, tưởng tượng tạo ra đủ thứ hết như Đôn-ky-hốt nhìn cối xay gió rồi tưởng là người khổng lồ nên mới “đánh nhau với cối xay gió”! Sợi dây thì cho là con rắn! Nhưng cũng cần cái bản ngã này (ứng ra) để tham gia vào đời sống, để trao đổi, học tập và vẫn biết nó chỉ là cái bản ngã không thật thì không còn phiền muộn nữa! (Độ nhất thiết khổ ách)! Nếu không có cái bản ngã này thì cũng không có phương tiện để học tập, tiếp thu, để được thầy chỉ dạy! Bản ngã là phương tiện, thấy nó biết nó thì không khổ còn đồng nhất với nó thì sẽ khổ! <p>

- “Tâm kinh” là dạy và chỉ rõ “Tâm” như thế đó! Chứ không phải “Tâm Kinh” là kinh thuộc lòng để luôn ghi nhớ trong trí não! Chắc có lẽ vì hành "Thâm Bát-nhã” kinh này nên mới gọi người hành là “Quán Tự Tại Bồ Tát”! <p>

- “Vô đắc, dĩ vô sở đắc cố!” Cố tu để đắc cái này, đắc cái kia tức là đem cái bản ngã đi tìm cái “đắc” và đồng nhất với cái bản ngã tìm cầu đó thì chắc chắn đau khổ! <p>

- Trong cuộc sống khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi, lòng tự hỏi tại sao hoàn cảnh này lại đến với mình mà không đến với người khác! Sở tri mới giải thích rằng đó là do nghiệp trong quá khứ gây ra, giờ phải nhận quả! Vì vậy phải thực hành nhẫn nhục để trả hết sẽ vượt qua! Nhưng nếu thấy cái hoàn cảnh đó và sự nhẫn nhục của cái bản ngã như nó đang là một cách định tĩnh trong lành thì cuối cùng gọi là nhẫn nhục mà là không có cái gì gọi là nhẫn nhục!<p>

Thật là khó diễn đạt và trình bày nên con viết hơi dài! Mong thầy từ bi hoan hỉ chỉ dạy! Ơn Thầy to lớn!


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-09-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Xin thầy giải giúp con vướng mắc mà con đang gặp phải trong cuộc sống của con. Kính thưa Thầy, từ khi gặp được pháp thoại của thầy trên mạng con học và làm theo, con luôn tác ý rằng tâm sáng suốt định tĩnh trong lành như lời thầy dạy. Con cũng thấy được an tịnh rất nhiều. Nhưng gần đây con có đi sinh hoạt ở nhà thờ tin lành, ở đó giáo lý nói rằng chỉ có duy nhất qua sự cứu chuộc của Chúa Jesus mới là con đường giải phóng con người ra khỏi xác thân tội lỗi nầy, và không một người nào có khả năng tự thân thoát được. Vậy nếu nói là tất cả mọi con đường đều dẫn đến MỘT tại sao chổ nầy có sự sai biệt? Vậy con hoang mang không biết thế nào là đúng. Kính xin Thầy giảng cho con hiểu. Kính cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-08-2013

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,<p>
Đây không phải là câu hỏi nữa mà là những lời tri ân của con kính dâng lên Thầy. Con vô cùng xúc động về tấm lòng từ bi của Thầy, thấy con vẫn u mê không hiểu, nên Thầy đã tận tường cặn kẽ chỉ dạy cho con. Nay con đã hiểu rồi Thầy ạ. Những lời chỉ dạy của Thầy như ánh thái dương rực chiếu quét sạch những mảng tăm tối trong tâm hồn con, làm cho tâm trí con bừng sáng tỉnh ngộ như người vừa qua một cơn mê. Ơn khai thị của Thầy con không biết lấy gì để đền đáp, con cảm thấy như mình vừa được hồi sinh trở lại, nhìn thấy mọi sự chung quanh thật là tươi đẹp và đáng yêu và trong lòng dâng lên một niềm an lạc vô vàn. Bây giờ niềm nguyện ước của con là được gặp Thầy để được quỳ dưới chân Thầy nghe Thầy dạy dỗ, Thầy có lịch trình nào sắp đi Canada hay Mỹ không thưa Thầy, con sẽ thu xếp để tìm đền với Thầy, hiện giờ con đang ở Canada. Con kính mong Thầy sống lâu thật lâu để là chỗ nương tựa tinh thần cho chúng con giữa biển đời mênh mông đầy sóng gió.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »