loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-10-2014

Câu hỏi:

Mô Phật, con kính chào thầy ạ, con Diệu An Bình Phước. <p>
Thưa thầy tối qua con đọc thư của bạn ở Zurich, con rất xúc động và cảm ơn bạn ấy trong sự tương giao về tánh biết, bạn ấy dường như có cảm nhận về con rất nhiều. <p>
Thưa thầy sáng nay con có gọi các bạn và những anh chị cùng tu học đến để kể về người bạn ở Zurich đã phát tâm từ như vậy. Các bạn cũng xúc động hoan hỉ và khuyên con đi chữa, nhưng sao tâm trạng con lúc này thật nhẹ nhàng và thuận pháp. <p>

Thưa thầy con bị đau đầu từ năm con 22 tuổi, tới giờ con 42 tuổi. Cách đây 4 năm con đi khám và xét nghiệm tổng quát, con bị nhiễm kí sinh trùng, ngực có một u nhưng lành tính. Con đã chữa kí sinh trùng 3 năm liền mà chỉ bớt được 60%. Thế là con buông xuôi bỏ cuộc, nghỉ một năm qua, con thấy nhiều lúc mệt lắm. Con đã kể cho bác sĩ, bác sĩ khuyên con nên đi khám tổng quát. Con đã đi khám, kết quả là kí sinh trùng chưa hết, phần ngực đã phát triển đa u, phổi phải có nốt vôi, cộng đường ruột rất yếu. Bác sĩ khuyên con làm xét nghiệm kiểm tra đa u, bác sĩ nói vậy là lớn chuyện rồi. Lúc đó con mỉm cười và thưa rằng từ từ con sẽ xét nghiệm sau, bác sĩ nhìn con với ánh mắt thương cảm vì biết 3 năm rồi con đã tốn tới 60.000.000 VND. <p>

Về phần con, thực lòng con đã chấp nhận cái chết vì con biết thân này đến lúc hoại rồi không níu giữ nữa, chết gọi là chết vậy thôi, sanh không thực sanh, chết không thực chết. Đủ duyên thì hội tụ, hết duyên thì rã tan. Con không muốn trước khi chết lại nhẫn tâm mang hết của cải ra đi rồi mới chết, để những tài sản nhỏ này lại cho người thân còn sống. Thưa thầy, thật là bất khả tư nghì, khi con buông xả niệm chết với cuộc sống vô ngã vị tha, con luôn mỉm cười với các pháp, những lúc ốm đau bệnh tật... thế này, từng giây phút chiêm nghiệm chưa bao giờ con biết nay biết, chưa bao giờ thấy nay thấy, chân lý vốn tự nhiên rất hoàn hảo, muôn đời như nó vẫn là. <p>

Thưa thầy, con có đôi lời cám ơn người bạn ở Zurich ạ: "Bạn ơi, từ đáy lòng sâu thẳm, mình cám ơn bạn nhiều lắm! Mình cũng đang cảm nhận về bạn đó, đúng là một người bạn:<p>
"Xuân bất tận ở lòng ai hoan hỉ <p>
Đạo vô cùng trong bản thể tịch nhiên"... <p>

Con thành kính tri ân thầy, tận đáy lòng thâm sâu vô lượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2014

Câu hỏi:

Ama bhante!

Con xin đem lòng thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2014

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, giờ này con ngồi viết thư gửi thầy mà lòng biết ơn sâu sắc. Con học pháp của thầy đã 1 năm rồi. Thưa thầy con xin được tóm tắt cuộc đời học Phật của con với ước mong được thầy chỉ dạy thêm. <p>

Con là Phật tử tu theo Tông môn Tịnh độ được một vị thầy hướng dẫn ăn chay niệm Phật, trì các bài chú, tụng kinh rất nhiều, công quả làm phước. Con đã tu như vậy mười năm trời, ngày đêm cầu nguyện hồi hướng công đức để đến chết được sanh về thế giới Cực Lạc ở phía Tây, chưa bao giờ chúng con được học và biết tu thiệt là thế nào, trở về trọn vẹn và tự mình khám phá tiếng lòng nội tâm vi diệu như thầy đã giảng nói và đang giảng nói như bây giờ. Nếu chúng con đi chùa khác là bị giận ngay nên chúng con sợ không dám đi đâu. <p>

Cho tới một ngày, sự thật phũ phàng được vỡ òa ra, thái độ đạo đức của vị thầy đó không phải như con từng tôn kính, dù trước đó con đã thấy rất nhiều nhưng không phải với con, vì thế con luôn che chở và bảo vệ, chỉ tới khi đến lượt con, con mới thật sự tin và chấp nhận. Ngoài sự ngụy trang về hình tướng, vị thầy đó không khác một người bình thường, lúc đó con bất mãn buông hết ra không tu hành gì nữa, “từ nay mình sẽ là một người tốt, chấp nhận nhơn thừa”, nhưng từ đáy lòng con luôn thích học Phật. <p>

Cho tới một hôm, con đi tìm một thầy khác để học. Thời gian học pháp của thầy ấy, con luôn đạt được định, thấy ánh sáng và những trạng thái hỉ lạc, khinh an. Nhiều lúc con thấy thỏa mãn và tự hào vì mình gặp thầy giỏi có chứng đắc thật nên mình cũng đi đúng đường, đôi khi có chút nghi ngờ về cái hiểu của mình nên con luôn ước mong sớm gặp được nhiều người thầy chứng đắc thiệt, con sẽ cầu học tiếp. <p>

Thưa thầy, rồi một hôm nhân duyên con được một người bạn giới thiệu trang web của thầy, thế là con vào đọc sách “Sống trong thực tại”. Có nhiều bài con đọc hiểu và thích lắm, nhưng khi đọc tới đoạn thầy phân tích về định, bỗng dưng con sanh tâm không bằng lòng nhưng vẫn ráng đọc hết rồi mở pháp thoại của thầy để nghe. Con hoan hỉ khi nghe thầy giảng về hành sự và khâm phục trí tuệ thầy vô biên, nhưng mỗi khi nghe thầy giảng về định, nhất là đoạn “người đạt được định cao chừng nào thì coi chừng đó lại là trở ngại cho con đường giác ngộ giải thoát chừng ấy” thì con lại không bằng lòng. Lúc đó con tự khuyên mình rằng mình nghe để học pháp hành, có lẽ thầy là người đắc pháp hành, 30 năm sau chưa chắc mình thiền được thế này nên con ứng dụng và thực hành theo. 1 năm trôi qua, con luôn tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha, trở về ngay nơi thân tâm cảnh thực tại hiện tiền, con luôn xem tâm mình rớt vào trạng thái của pháp giới nào trong 10 pháp giới, nếu rớt vào trong đường địa ngục ngạ quỷ súc sanh, liền trở về trọn vẹn pháp như nó đang là với thái độ bình thường. <p>

Thưa thầy vừa qua do một duyên khiến con đau khổ, lúc này những lời của thầy cứ trôi về trong trí óc con khiến con an trú trọn vẹn ngay nơi tâm phiền não, con dần dần phát hiện bản ngã thật đáng sợ. Trạng thái hỉ lạc khinh an đã ẩn rồi, hiện tại bây giờ là khổ đau, vậy mà cứ ôm sở đắc, thấy mình đạt được thiền này chứng đắc pháp kia. Khi tánh biết thấy ra con vẫn trọn vẹn với đang là, thì hoắt nhiên trong một sát-na con hòa trong biển rực sáng, đau khổ phiền não liền biến mất chứng minh lời thầy. Đây là thực tánh pháp, là cõi Phật cõi của 10 phương chư Phật, cũng là thực tánh của vũ trụ. Thực tánh của đất, nước, gió, lửa, hư không… và con kịp nhận ra rằng trong kinh các bậc tiền bối có chứng đắc thật đã miêu tả cảnh định đó không gì so sánh được, nên mượn tạm những thứ đẹp quý báu hữu vi mà ví như lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, san hô, hổ phách, trân châu… tất cả chỉ là danh ngôn chứa những ẩn ý của nội tâm sâu thẳm, chứ không có cõi Phật riêng lẻ toàn là những thứ báu như vậy, lúc đó hiển hiện trong con thầy dạy đúng quá những văn tự ngôn thuyết rỗng tuếch. Đọc thơ cầu ý, đọc sách cầu minh, chứ không có đức Phật A-di-đà thân tướng cao lớn, trang nghiêm, phóng quang tiếp dẫn như mọi người đã tưởng tượng. <p>

Tìm Phật bên ngoài không thể biết Phật là gì, cảnh định đó chỉ là trạng thái của tâm. Khi thanh tịnh, thực tánh hiển bày cũng không gọi là được; lúc vọng niệm, thực tánh ẩn cũng không gọi là mất, vì không có ai được cái gì bao giờ nên không có mất, các pháp vốn hoàn hảo muôn đời như nó vẫn là. Rời cảnh định đó ra con hoan hỉ vô cùng, mở lại bài giảng của thầy về các cảnh định để nghe lại, nước mắt con cứ tuôn ra sám hối thầy, vì lúc trước nghe con không chịu suy ngẫm, nên mới có thái độ không bằng lòng như vậy. Giờ con đã hiểu ôm sở đắc là đại ngã mạn, vĩnh viễn cắt đứt con đường giác ngộ giải thoát. <p>

Thưa thầy, những gì con nhận thức sai, thầy dạy thêm cho con. Người ngộ lý phải buông lý ra, lý sự phải dung thông, sự sự vô ngại mới là người tùy duyên thuận pháp, sự ghét, muốn, mừng, giận… chỉ là hoa đốm giữa hư không không thật có, nhưng nếu không biết thì cũng chính ghét muốn mừng giận đó cũng có thể đưa con người tới cùng cực của sự đau khổ. Người gọi là người vậy thôi, đó chỉ là một tổ hợp ảo hóa gá nương do nhiều duyên mà hình thành, sự tạm mượn của những tánh và chất của địa, thủy, hỏa, phong, hư không và tánh biết. Cuộc đời chỉ là những tương tục ảo. Người gọi là vào định thể nhập chơn như là người phát hiện ra từ trước tới nay do mình đã hiểu sai về các pháp. <p>

Thưa thầy, từ nhỏ tới giờ biết bao nhiêu lần pháp đã nhắc con rằng, đây chỉ là những tác duyên do nhân quá khứ đã tạo nay hình thành ra quả, và cũng là những tác duyên để cho con thấy các pháp là chơn như. Xúc như thực, thọ như thực và thấy như thực, giờ biết rồi thì nhẹ nhàng, pháp đến rồi pháp đi không buồn không trách ai, không bàn luận đúng sai, không phê phán không phân biệt, những gì đã qua không níu giữ, cái gì chưa tới không mong cầu, không đắm chìm hiện tại, trở về trọn vẹn pháp như nó đang là. Nghiêng về không hoặc về có đều là sự chấp mắc, như thầy dạy khúc gỗ kia mà tấp vào một bên bờ thì khúc gỗ đó không ra được biển khơi. Tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, thận trọng chú tâm quan sát, định tĩnh trong lành sáng suốt để không thọc gậy bánh xe pháp, từng giây phút con chiêm nghiệm thầy dạy không hư dối. <p>

Thưa thầy, thầy đã lớn tuổi rồi phải đọc thư con dài thế này, con muốn viết ngắn và thật tóm tắt nhưng không sao ngắn được, con phải lau nước mắt nhiều lần mới viết xong trang thư, giọt nước mắt vừa sung sướng ngậm ngùi, vừa sám hối thầy, cuộc sống con giờ chỉ còn tính được ngày chứ không tính được tháng, nhưng con vẫn đủ sáng suốt để nghe thầy dạy thêm. <p>

Xin thầy hãy chứng minh cho con, tận đáy lòng sâu thẳm, con thành tâm sám hối, đảnh lễ tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2014

Câu hỏi:

Kính gửi Thầy, kính mong thầy chỉ dạy cho con một câu niệm Phật theo Theravada (và cách đọc) mà con có thể niệm thường xuyên để có được sự bình an trong tâm hồn và khoẻ mạnh thể xác. Con nghe có sư dạy câu: Á-ra-hăng Đức Phật trọn lành (con không biết đọc sao cho đúng âm Pali). Còn câu: "Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa" dài quá con không đọc được khi đang lái xe đi đường vì dễ mất tập trung. Kính mong Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2014

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy. <p>
Thưa Thầy cho phép con được hỏi thăm sức khỏe của bạn Diệu An ở Bình Phước. Không biết thân bịnh của bạn ấy bây giờ ra sao? Có thuyên giảm chút nào không? Với lòng chân thành tương giao con có thể giúp gì cho bạn ấy thì con sẵn sàng để được yêu cầu. Kính mong Thầy chuyển lời dùm con. <p>
Sáng nay đi bộ qua rừng con bỗng nhớ đến Thầy. Con nghĩ sẽ viết như vầy như vầy để trình Thầy, bỗng nhiên con lại cười cho con vì toàn là tưởng không. Con phát giác ra là ngay đến Bậc Thầy mình tôn kính như vậy mà đôi khi cái Ngã của mình cũng muốn thêm thắt này nọ nhưng bây giờ thì con ít bị mắc bẫy nữa rồi. Qua đó con cũng trực nhận đươc thế nào là Chánh ngữ. Càng thận trọng chú tâm quan sát con càng phát hiện nhiều cái vui vui về sự ngu dại kỳ lạ của vọng tâm mình, nó như thích đeo tràng hoa bằng bong bóng nước vậy. Từ dạo thường xuyên nhìn thấy mặt nó con đỡ mệt lắm Thầy ạ vì không bị nó lôi cưốn nữa. <p>
Con viết vài hàng này để thăm và vấn an sức khỏe Thầy. Con kính đảnh lễ Thầy.
Con TN.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! <p>
Lâu rồi phật tử HN chúng con không đươc gặp Thầy, lời đầu tiên con xin kính chúc Thầy luôn được mạnh khoẻ.
Thưa Thầy! Sau một thời gian dài tập làm theo lời Thầy chỉ dạy, đó là quan sát thân tâm và chánh niệm mọi lúc khi đi đứng ngồi nằm đồng thời thu thúc lục căn, con đã thấy tâm mình lắng dịu rất nhiều, cụ thể là trong những ngày vừa qua, con cùng một số Phật tử lên núi thiền tập. Khi con ngồi quan sát hơi thở vào ra con thấy tâm lắng dịu dần và hơi thở trở nên rất nhẹ nhàng, tim cũng đập rất nhẹ. Tâm quan sát hơi thở vào ra càng lúc càng khăng khít chặt chẽ càng lúc càng vi tế dần dần con thấy một cảm giác nhẹ nhàng tĩnh lặng không có một suy nghĩ nào qua tâm, khi đó con biết một vài tiếng động sinh lên rồi diệt, tiếng động rất rõ và trong nó dường như được nhận biết qua da (cảm giác) và truyền thẳng vào tim không qua một ngôn từ hay ý nghĩ nào (con chỉ thấy như nó vậy thôi). Trong lúc đó, tâm con vẫn khăng khít nơi hơi thở vào ra không rời, lạ kỳ là tâm không hề phản ứng với những tiếng động đó mà nó vẫn bình yên dịu dàng đầy yêu thương. Con thấy hai chân hơi tê một chút nhưng vẫn dễ chịu. <p>

Thế rồi một tiếng rưỡi qua đi trong cảm giác dịu dàng đầy yêu thương, con xả thiền xuống núi lòng bình yên chân bước nhẹ nhàng trong chánh niệm một cách tự nhiên không cần tác ý chánh niệm mà cảm giác dở đạp theo từng bước chân. <p>
Kính bạch Thầy, đó là cảm giác đầu tiên con có được sau một thời gian dài hướng về chánh niệm con cũng không biết đó là gì, xin Thầy từ bi khai mở cho con và chỉ cho con biết sẽ thế nào. Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con xin hỏi một vấn đề về Nhân quả: Nhân quả trong một đời người thì có thể chấp nhận được. Nhưng kiếp sau phải chịu quả báo do nhân kiếp trước để lại thì con thắc mắc. Theo một số kinh sách giảng giải về Ngũ Uẩn thì kiếp trước khi chết đi thân xác vật lý tan rã còn Tâm thức thì tồn tại "tái sinh vào một thân xác mới ở kiếp sau". Nếu đúng như vậy thì Tâm Thức kiếp sau chịu quả báo của nhân của Tâm Thức kiếp trước để lại là hợp lý, còn Thân xác vật lý mới kiếp sau cũng phải chịu quả báo của nhân Ngũ Uẩn kiếp trước để lại là không hợp lý vì là thân xác mới sao phải chịu quả báo của thứ khác gây ra. Theo cách nghĩ của con giải thích nhân quả qua các kiếp là: Tồn tại trong một đời người là vô lượng kiếp bởi bản chất vô thường của các hiện tượng, sự vật nên từng khắc, giây hay sau mỗi nhịp thở, thay đổi một nếp nghĩ là một con người cũ đã chết đi và một con người mới tái sinh ở một kiếp khác nên nhân của kiếp trước gây ra thì lãnh quả báo kiếp sau trong một đời người?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2014

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa thầy con xin cảm ơn thầy về mấy câu hỏi mà con đã hỏi thầy vài hôm trước về tính biết, pháp trần và sự tỉnh giác. <p>
Quả thật thưa thầy con đã nhìn ra được tính biết là như thế nào. Đúng là khi mình đã sống cùng với cái biết trong sáng rỗng lặng thì chẳng có gì ngoài cái biết đó cả. Sắc thân, ngoại cảnh, pháp trần cũng đều ngưng. Chỉ có tính biết... <p>
Thưa thầy hôm nọ con nghe xong câu trả lời của thầy, con cũng cố gắng hành thiền và con thấy ra được tính biết, con kể thầy nghe ạ: Thưa thầy khi con ngồi thiền con chánh niệm, pháp vận hành, sự tỉnh giác con thấy biết như vậy, con vẫn thấy tính biết là thứ gì đó không thể hiểu được. Nhưng sau đó con cố gắng quan sát cái biết của mình, con càng quan sát thì con càng cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm, sau được 1 lúc con bế tắc, không biết làm sao để mình có thể nhập vào tính biết và sống trọn vẹn với nó, những ý nghĩ cứ trôi qua, cứ xoay quanh vấn đề đó, tìm đủ mọi cách để muốn được cảm nhận tính biết, các câu hỏi, suy nghĩ, ký ức bao quanh con, con không tỉnh giác là bị cuốn đi với những suy nghĩ đó, cứ vậy tiếp diễn con quan sát tính biết, quan sát pháp với sự tỉnh giác, rồi con xoay qua quan sát cái tính biết đó thì con càng quan sát thì con lại càng cảm thấy thoải mái, đôi lúc sự tỉnh giác của mình mong manh với pháp trần, sau đó cảm giác đau chân lại dồn đến, rồi tự dưng con vững vàng không sợ đau chân, không sợ gì hết, chỉ chăm chú quan sát tính biết, pháp trần, qua sự tỉnh giác của mình... rồi tự dưng con cảm thấy như phần thân thể của mình biến mất, pháp trần cũng biến mất, thay vào đó là 1 cảm giác bao trùm, toàn cơ thể của con bao trùm trong 1 khối, chỉ còn tính biết, biết rõ mọi chuyện. Thưa thầy đó là 1 trải nghiệm mới của con, con xin thầy chỉ giúp cho con. Thành kính cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2014

Câu hỏi:

Dạ con kính bạch Thầy. Con kính thỉnh Thầy giải thích cho con được hiểu ý nghĩa những ngón tay của Đức Phật trong tư thế Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên và tượng Đức Phật đang ngồi Chuyển Pháp Luân (con xem trong cuốn Ngôi Bảo Tháp Gotama Cetiya mà không hiểu được). <p>
Con kính tri ân Thầy. Con kính chúc Thầy luôn an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2014

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông, đã mấy tháng nay con luôn niệm chết, trải rộng lòng từ bi hỉ xả, thân tâm thật cởi mở và nhẹ nhàng, trí tuệ con sáng ra mỗi ngày, con vui với thú vui nội tâm, luôn mỉm cười với các pháp. <p>
Tối qua lúc con hành thiền ngoài sân, vô tình con dẫm lên sợi dây mà ngỡ là con rắn, lúc đó tâm con phân tán với hai ý niệm. <p>
1. Con là người mang mấy bệnh, cám ơn chú rắn này đã trợ duyên cho con thay một lớp áo, lộn trở lại làm người con tu tiếp. Chiếc áo này cũ rồi tiếc làm gì. Nghĩ vậy lòng con hoan hỉ vô cùng. <p>

2. Bỗng nhiên con lại có ý thứ hai nảy ra, trí tuệ mình đang mở từng giây phút, mình phải đi chữa độc rắn, biết đâu sống một tháng nữa đang cái đà này tuệ mình sẽ sáng ra nhiều so với bây giờ, được thân người khó lắm, biết mình có sanh là người liền không? Hai ý đó dằng co nhau, cũng liền lúc đó con lại thấy ra, ai thấy tuệ mở ai là người ngộ nhanh. Đây chính là cái ta vi tế xen vào, vì bình thường mình vẫn niệm chết mà, cái chết nào chả giống nhau. <p>
Sư ông ơi, sư ông hãy dìu tiếp con đi.
Con thành kính đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »