loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-11-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con xin được hỏi là khi con đọc sách về phát triển bản thân, có 1 cuốn sách tên là Luật Hấp Dẫn (The law of attraction), họ nói đó là quy luật các doanh nhân thường dùng để thành công bằng cách suy nghĩ về cái mình muốn thật nhiều để đạt được mục tiêu. Mà điều đó nó đi ngược lại với Pháp. Vì giống ví dụ trái mít thầy hay nói với tụi con, trái mít chín là sự vận hành của Pháp. Mà nếu đặt trường hợp nếu vận dụng luật hấp dẫn vào đây, là lúc nào mình cũng muốn nghĩ về trái mít chín thì nó thành tham sân si rồi thay vì là tinh tấn tưới nước chăm sóc mỗi ngày, thì đến một lúc ta sẽ có mít chín mà ăn. Xin thầy khai sáng cho con. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Thầy cho con được hỏi là Thầy hay dùng cụm từ "thấy ra Sự Thật", vậy Sự Thật thấy ra ở đây là gì ạ? Xin Thầy hoan hỉ giải đáp cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy.
Con có vài ưu tư xin được thầy làm sáng tỏ. Một nửa con đã biết câu trả lời, một nửa lại chưa. Con xin thầy chỉ bày cho con thấy rõ.
Con vẫn nhớ câu nói: "văn minh là sản phẩm của tính dục". Con thấy điều này đúng. Có những thứ càng phát triển thì lại càng rời xa cái gốc tự nhiên bên trong mỗi người. Bên trong con vẫn có mong muốn làm xã hội, tổ chức phát triển ví dụ như văn minh hơn, giàu mạnh hơn... nhưng qua trải nghiệm con thấy văn minh và giàu mạnh chưa chắc đã tốt, nếu không khéo, càng văn minh giàu mạnh lại càng phiền não khổ đau.
Con cũng thấy điều đối lập, văn minh giàu mạnh cũng có cái hay, ai sống đúng tốt thì người đó được, văn minh giàu mạnh chỉ là điều bên ngoài.
Con đã suy nghĩ vấn đề này khá lâu, băn khoăn giữa hai thái cực, một là văn minh giàu mạnh mình muốn làm. Hai là giá trị đích thực mình cũng muốn giữ. Hai điều này có vẻ trái ngược nhau nhưng vẫn có thể hài hoà. Quan trọng là bản thân mình có đủ nhận thức để sống đạo giữa đời hay không. À, vậy thực ra do con không chắc chắn về khả năng của mình. Do con hướng đến cái hoàn hảo mà không thấy ra điều tuyệt diệu trong cái bất toàn Thầy nhỉ?
Vậy chắc con cứ tiến lên thôi phải không thầy?
Con kính đảnh lễ thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Khoảng gần nữa tháng nay thời gian ngồi thiền của con bị hạn chế, chánh niệm, tỉnh giác trong công việc cũng không tốt như trước, ngồi thiền vào buổi sáng có lúc con hôn trầm, và như vô ký nữa ạ. Kính mong Thầy chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, trước hết con xin cảm ơn thầy vì đã dùng chữ nhẫn và lòng từ bi đối với những học trò 'tăm tối' như con.
Bây giờ con mới hiểu vì sao gọi đời này là 'mạt pháp' hay 'ngũ trược ác thế' vì bản thân con lúc sáng ra lúc lại mê mờ, chính bản thân mình muốn thoát ra lại càng vướng vào phiền não.
Nhưng con hôm nay đã thấy ra một chân trời mới vì con đã hiểu thế nào là 'vận hành của pháp' và học ra bài học của mình, đâu đâu cũng là bài học chứ không chỉ trên kinh điển mới học được.
Càng muốn trở thành thì càng mắc vào cái bẫy của bản ngã, càng muốn trốn chạy cái gọi là khổ của thế gian thì càng thất bại và chìm đắm trong vỏ bọc tằm kén của mình tự tạo.
Lần đầu tiên hôm nay con tự mình đối mặt với 1 nghịch duyên, con mới cảm nhận: à thì ra đó là mình đang sợ, và trước giờ mình vẫn hành sự như vậy. Nhưng con thấy ra cái hay của cái sợ là giúp mình giải quyết vấn đề thận trọng hơn, còn hơn giải quyết những chuyện ngoài khả năng của mình mà không biết sợ là gì rồi gây sai lầm thất thoát.
Vì tăm tối sẽ vẫn còn đeo theo con, cảnh khổ vẫn còn. Không có gì thay đổi nhiều ở ngoại cảnh. Nhưng con thấy trong thâm tâm, cái thấy đã điềm tĩnh, đã an nhiên và sẵn sàng chào đón những bài học, bài kiểm tra... khó đoán, bất ngờ từ cuộc sống.
Con cám ơn thầy rất nhiều. Kính chúc thầy mọi việc đều viên mãn và tăng long phước thọ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Mô Phật. Con xuất gia tu học gần 5 năm. Con nhận thấy niệm dâm dục quả khó trừ. Bạch thầy, giữa quán bất tịnh thì cần chú ý điểm gì, thực hành ra sao, khi nào chuyển quán tịnh? Còn thấy như đó đang là cần sự nhận biết ra sao? Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con tu theo hệ phái Trúc Lâm Yên Tử, vậy qua chỗ thầy tu học cần những gì, có được không thầy? Con năm nay 32 tuổi. Con xin hồi âm của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp và xin gửi tặng đến các đạo hữu đang nghiêm túc và nhiệt thành trên con đường tu tập về những trải nghiệm của con.
Đầu tiên con xin trình bày về cốt tủy của thiền Vipassana. Theo con thì mỗi người khi nhận ra cốt tủy này thì việc tu tập trở nên vô cùng dễ dàng đó là: “Khi tâm lặng yên thì tánh thấy tự thấy”. Chỉ vậy thôi là đủ. Là đủ là vì tánh biết sẽ tự nhận ra mọi thứ mà không cần bất kỳ kiến thức tu tập hay kinh nghiệm gì, đây là chỗ hoàn hảo của pháp không thể nghĩ bàn. Lặng yên tức là ý thức không chạy theo những phản ứng của cái ta ảo tưởng thì liền bất động nhường chỗ cho tánh biết thấy pháp như nó đang là. Hôm Tết vừa rồi vợ con có được thầy tặng cho bàn kệ:
Khi mê cứ tưởng ta tu
Tỉnh ra mới biết pháp tu một mình
Cái ta mộng tưởng vô hình
Lăng xăng tạo tác tử sinh luân hồi.
Khi cái ta tu thì có tinh tấn miên mật, khi pháp tu thì thực ra là khám phá sự thật.
Khi tâm tĩnh lặng thấy pháp như nó đang là thì đó là an. Chỉ có cái ta mới lăng xăng, ồn ào, sinh diệt, sinh diệt tự tạo ra bất an. Buồn cười là bất an cũng là ảo luôn.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông,
Con bị trầm cảm, suy nhược thần kinh và cơ thể đã lâu, con cũng đã điều trị bằng thuốc tây nhưng không hiệu quả chỉ làm tình trạng con thêm tệ vì phải phụ thuộc vào thuốc. Giờ con thực tập thiền và học Phật pháp để tìm hiểu và cảm nhận về bệnh của con. Con đã bị bệnh một thời gian dài hơn 10 năm trước khi gặp Phật pháp, và một mình con phải chống chọi với nó mỗi ngày vì xung quanh con không ai hiểu về bệnh này cả. Họ chỉ biết bệnh là bệnh của thân còn bệnh của tâm khi đi khám không tìm được nguyên nhân nên không coi là bệnh, và khi con chia sẻ về khó khăn của con để gia đình hiểu thì gia đình cho con là giả vờ bệnh.
Con rất đau khổ và căng thẳng, mỗi ngày những đợt bão tố tinh thần kéo đến bất ngờ bất cứ khi nào, mỗi lần nó kéo đến con thấy rất đau khổ yếu ớt mặc cảm, như lửa địa ngục đốt rất khó chịu đựng, nó làm con tê liệt, mất năng lượng rất nhanh và không làm được gì cả. Trước đây con dùng thái độ đối kháng để chống chọi, nên làm bệnh tình con thêm nặng. Khi biết đến Phật pháp thì con tập quan sát cảm nhận thư giãn khi trầm cảm kéo đến nhưng vì con đã dùng thái độ đối kháng căng thẳng đã lâu nên người con lúc nào cũng căng thẳng, mặt mày cau có và mất khả năng thư giãn. Con muốn thư giãn thì con cũng phải cố, cố một hồi thì con thấy rất mệt và mất năng lượng nhiều hơn, người mệt lả và chìm vào hôn trầm, một lúc sau thì con giật mình tỉnh giấc người rất mệt như rơi vào khoảng không vô định. Một ngày con cứ rơi vào trạng thái này liên tục. Con cảm nhận hệ thần kinh con bị suy yếu và chậm chạp nên khi con muốn học hay ghi nhớ điều gì thì con phải gồng lên để tập trung ghi nhớ và mất rất nhiều thời gian so với người khác, vì con không làm vậy thì đầu óc con rất lan man và không tập trung được. Khi giao tiếp với người khác nếu con không căng đầu óc lên thì con bị lơ đãng trong câu chuyện không nắm bắt được lời nói của họ.
Bởi vậy mở mắt ra là con rất căng thẳng, dần dần căng thẳng như thói quen của con vậy, nên con rất dễ mất sức và tụt năng lượng. Con thấy con như ở 2 thái cực thái quá của dây đàn là căng quá và chùng quá, con không biết làm thế nào để thư giãn và trả về trạng thái cân bằng, nhiều lần con nghĩ là con thư giãn nhưng lại rơi vào trạng thái chùng, tê liệt. Người trong gia đình vì không hiểu được cản trở trở ngại tinh thần con đang gặp phải, lúc nào cũng cho con giả vờ, hối thúc con mau mau nhanh chóng tự giải quyết ổn định tinh thần, vô tình lại mang đến cho con những áp lực, những căng thẳng mới là con làm gì cũng trong tình trạng vội vã gấp gáp và tâm thì cứ mong cầu phải nhanh hết bệnh. Hiện tại, con thấy rất mặc cảm và vô dụng với gia đình nhưng đồng thời con lại nghĩ áp lực gia đình mang đến cho con cũng hay vì tạo điều kiện cho trầm cảm và căng thẳng khởi lên mạnh mẽ để con quan sát nhiều hơn. Nghĩ vậy nên con không chia sẻ, giải thích về bệnh của con nữa mà quan sát cảm nhận bệnh nhiều hơn. Hiện tại, con thấy rất cô đơn cô độc đối diện với bệnh của con Sư Ông ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Xin Thầy chỉ rõ cho con thấy nghiệp nào dẫn đến làm thân nữ và cách chuyển nghiệp thân nữ ạ. Con phận là thân nữ và con cảm nhận được đúng là hình như có chướng duyên trong thân nữ này, làm thân nữ rất khổ ạ! Mô Phật, con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2017

Câu hỏi:

MÔ PHẬT! Dạ khoảng thời điểm nào trong năm là còn chỗ để ở lại được ạ? Khi đến ở lại tu hoc cần chuẩn bị những gì ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »