loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 29 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô sư trí & hậu đắc trí'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-11-2014

Câu hỏi:

Con chào Thầy, con có một vài thắc mắc, mong Thầy giải nghi dùm con ạ. <p>
1- Con chưa hiểu lắm về trí hữu sư và trí vô sư, 2 cái này thì cái nào giúp mình thoát ly sanh tử? <p>
2- Tánh giác thì biết Pháp, Trí tuệ thì giúp mình hành động đúng, vậy thì giữa Tánh giác và Trí tuệ có mối quan hệ gì không hả Thầy? Có phải khi mình trở về với Tánh giác thì phát huy Trí tuệ? <p>
3- Con không hiểu nếu người bị mù thì Tánh thấy của họ như thế nào nữa? <p>
Con chúc Thầy sức khỏe dồi dào, thân tâm luôn an lạc. Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin hỏi: <p>
(1) Tánh biết tự nó có thể thấy được các loại niệm khởi nào là của vô minh, ái dục để rồi tự điều chỉnh. Nhưng đối với một số vấn đề, tánh biết cũng phải dựa vào kiến thức để quy chiếu mà xác định được đúng hay sai phải không Thầy? Ví dụ để mưa hòa gió thuận thì con không biết nên phải làm thế nào: bảo vệ rừng, trồng rừng… hay lập đàn cúng tế thần thánh hằng năm là đúng, nhưng nhờ con đã học về kiến thức vật lý nên con biết được là không nên phá rừng mới là đúng tốt. ,p>

(2) Con thấy ngày nay họ mua cá, chim phóng sinh rất nhiều, nhưng con chưa tìm được bài kinh nào trong Nikaya khuyên nên phóng sinh. Như vậy việc phóng sinh có nên khuyến khích, phát huy hay không? <p>
Có lẽ con chưa nhận ra trọn vẹn được tánh biết nên nhiều thắc mắc không thể tự tìm đáp số, con kính mong Thầy từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2014

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lể thầy. Kính thưa thầy, khi con nghe pháp thoại của thầy giảng ở Munich, trong phần thầy giảng về tụê, câu: "vô sư trí hợp với hậu đắc trí thành..." cái gì con nghe không rõ do chất lượng máy thâu hoặc phát, kính xin thầy giải thích cho con. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, Con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi của con hôm trước. Thưa Thầy, con kinh doanh nên thường những nhận định và đánh giá thị trường khách quan thì thấy phần nhiều là đúng, nhưng khi con ra quyết định cuối cùng thì lại chủ quan và đi ngược với chính nhận định mà mình đưa ra nên dẫn đến thất bại liên tiếp. Từ suy nghiệm và từ học hỏi Phật Pháp, con thấy hình như khi nhận định là cái tâm trong sáng, còn khi ra quyết định là cái "ta" ảo tưởng cộng với tham dục nên dẫn đến sai lầm. Không biết con suy nghĩ vậy có đúng không, mong Thầy hoan hỷ chỉ bảo? Và làm thế nào để loại bỏ cái ta ảo tưởng để mỗi khi ra quyết định một cách sáng suốt? Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, <p>
Con xin thành tâm cảm tạ sư ông đã từ bi chỉ dạy con qua câu trả lời ngày 16-4. Thưa sư ông, dù hôm đó con - với một tâm trạng băn khoăn và bối rối (có lẽ là do thiếu chánh niệm) đã hỏi sư ông về việc ra một quyết định. Nhưng con đã đọc qua nhiều câu hỏi trên mục hỏi đáp và con cũng cảm nhận được, sư ông sẽ không ra một quyết định giúp Phật tử bao giờ. Theo con nghĩ, bởi lẽ sư ông tự tại trong tỉnh giác sẽ thấy rằng vấn đề không phải là quyết định như thế nào mà là sự phân vân, hoài nghi của bản ngã. Ngay khi đó là vô minh thì tìm cách giải quyết vô minh lại càng đi xa trong sự mê mờ. <p>

Khi tâm con rỗng lặng tự nhiên, con thấy trong các oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, thấy, nghe... dù vắng mặt cái tôi thì vẫn được thực hiện chính xác và hoàn hảo. Có thể đối với con hoặc một số Phật tử mới hiểu đạo, sự băn khoăn để đưa lý vào sự là không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Và con phát hiện ra khi con muốn áp dụng những nguyên lý học được vào cuộc sống là đã có bản ngã xen vào làm mất đi sự trôi chảy tự nhiên của pháp. Nói đến đây con chợt nhớ đến điều sư ông từng dạy: "thật ra thì chỉ có pháp tự tu, chứ không có ai tu cả". Nếu con chỉ giữ tâm trong sáng, rỗng lặng, chánh niệm, tỉnh giác trong hành động thì khi đó dù ra quyết định gì đi nữa cũng là ứng với điều kiện ngoại duyên mà làm. Và khi đó thì con không còn nhớ được những điều sư ông dạy nữa, không nhớ đến Phật, Thánh hay nguyên lý nào để dựa vào nữa. <p>

Ví dụ khi con nghe tiếng nước chảy, khi đó dù không có cái tôi tính toán đúng sai, nên hay không nên, con vẫn biết và hành động ứng ra lập tức là đi vào kiểm tra để khóa nước lại. Hoặc giả trong cuộc sống, khi những ngoại duyên đưa đến khiến tâm phải đưa ra quyết định để giải quyết thì cứ ngay đó mà làm một cách khách quan. Nếu như ngay đó mà dừng lại suy tư, tính toán, kẹt giữa đúng sai thì dù ra quyết định gì đi nữa cũng sai với pháp đang vận hành tự nhiên. <p>

Thưa sư ông, vậy có phải chỉ cần chánh niệm để nhận ra cái tôi ảo tưởng khi nó bắt đầu bép xép muốn xen vào thôi? Còn hành động hay quyết định thế nào cứ để cho tánh biết ứng ra hồn nhiên là được? Và hãy tin vào quyết định hồn nhiên, khách quan khi chưa có bản ngã xen vào nghĩ đúng nghĩ sai của tánh biết, vì tánh biết hoàn toàn có khả năng giải quyết mọi vẫn đề của pháp, không phải đúng nhất mà là phù hợp nhất tại thời điểm đó? <p>

Còn một điểm nữa là tánh biết khi ứng ra giải quyết hay hành động thì đó là hậu đắc trí (vì đã hàm chứa kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được). Vì con thấy nếu một em bé chưa hiểu gì thì khi nghe tiếng nước chảy sẽ không tự biết đi tìm vòi nước để khóa lại. Điều này chỉ được học và tích lũy trong vô thức như một kinh nghiệm và khi cần sẽ tự ứng ra. Còn khi không có gì để hành động hay giải quyết thì tánh biết sẽ trở về trạng thái rỗng lặng, trong sáng tự nhiên của vô sư trí? Nếu dùng khái niệm để nói thì vô sư trí là thể, còn hậu đắc trí là dụng; chúng không một mà cũng không khác. <p>

Con xin cung kính đảnh lễ sư ông. Xin sư ông từ bi khai thị thêm cho con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2013

Câu hỏi:

Thầy kính! <p>
Trong một câu hỏi và phần trả lời ngày 10/10/2013, Thầy có nói về "tánh tướng thể dụng", "hậu đắc trí", "đốn ngộ", "toàn giác" mà con chưa hiểu lắm! Con xin thầy giải thích những ý nghĩa trên cho con hiểu hay chỉ dẫn tài liệu để con đọc. Một người sau khi tái sanh lại làm người thì phải bắt đầu học lại từ chữ a, b,c... rồi tiếp tục nâng cao trình độ nhận thức thế giới xung quanh... điều này có liên quan gì đến khái niệm "tánh tướng thể dụng" không thưa thầy? Con cảm ơn thầy, chúc thầy luôn mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Xin Thầy cho con hiểu thêm. Khi tâm rỗng lặng, trong sáng thì mình thấy rõ, thấy đúng sự thật, thì trí tuệ tự nó phát sáng, tự nó sẽ cho ta biết phải làm gì với thực tại hiện tiền, phải không Thầy? Nếu vậy thì con nghĩ với tâm rỗng lặng vô tham, vô sân, vô si của mọi người như tờ giấy trắng như nhau, như vậy trí tuệ của mọi người đều bằng nhau cả, không ai thông minh, trí tuệ hơn ai sao! Nhưng thực tế con thấy không phải vậy. Con không hiểu vì sao cùng với tâm rỗng lặng, mà mỗi người lại trí tuệ khác nhau, trí tuệ do đâu mà có? Hiểu được bản chất của trí tuệ thì dễ dàng phát huy trí tuệ hơn phải không Thầy? Con xin tri ân Thầy đã giúp con thêm hiểu biết!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-01-2012

Câu hỏi:

Bạch Thầy. Con xin hỏi, mong Thầy hoan hỉ chỉ bày. Thế nào là căn bản trí, hậu đắc trí và Phật trí. Vậy khi trọn vẹn với hiện tại đang là... thì mình đang là trí nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2011

Câu hỏi:

Đầu tiên con xin cám ơn Thầy về thư trả lời của Thầy.
Con xin có hai câu hỏi liên quan đến pháp hành kính mong Thầy rộng lòng từ bi giảng giải.
- Câu hỏi 1: Liên quan đến khái niệm về một vị thầy.
Trong hầu hết các tài liệu mà con đã đọc nói về thiền trong Phật giáo, kể cả Thiền tông, Mật tông, và thiền Nguyên thủy đều nhấn mạnh đến vai trò của một vị thầy, xem đó như là một điều kiện tiên quyết cho một người muốn dấn thân vào con đường tu thiền. Điều này đã gây không ít bối rối cho các hành giả cư sĩ tại gia, mặc dù họ có thể tiếp cận được các nguồn kinh sách thông qua mạng lưới thông tin hiện đại như ngày nay, hoặc được nghe các bài pháp thoại từ các giảng sư giàu kinh nghiệm (ví dụ như mạng Trung Tâm Hộ Tông chẳng hạn). Thật ra, trong giới cư sĩ cũng có người được trang bị một trình độ học vấn nhất định, giúp họ có được phương pháp luận khoa học khi tiếp cận vấn đề. Bản thân con mặc dù không trực tiếp được Thầy hướng dẫn nhưng thông qua mạng Internet con cũng tiếp thu được cơ bản nội dung pháp hành mà Thầy muốn truyền đạt. Các thắc mắc cũng đã được Thầy tận tình giúp đỡ tháo gỡ. Như vậy bản thân con xem như đã có một vị thầy chưa? Kính mong Thầy rộng lòng từ bi giảng giải. Việc kề cận một vị thầy còn mang một ý nghĩa tâm linh nào khác nữa không?
- Câu hỏi 2: Liên quan đến cái đau trong hành thiền.
Các thiền sư thường có lối giải thích và cách thức xử lý cơn đau trong lúc tọa thiền rất khác nhau. Bản thân con thì thích vận dụng theo lối tư duy “minh” và “vô minh" của Thầy để giải quyết vấn đề này. Cụ thể như vầy:
- Minh:
(1) Ngồi lâu thì phải đau (qui luật nguyên nhân – kết quả). Không có một tư thế hay oai nghi nào của con người mà không dẫn tới đau khổ, cho dù đó là một tư thế nằm thoải mái nhưng trước sau gì rồi cũng phải thay đổi huống hồ chi là ngồi lâu.
(2) Nhờ tư duy như trên nên tâm ít phản ứng hơn với cơn đau, điều này giúp cho thân tâm dễ kham nhẫn hơn.
(3) Cơn đau là một sự thật (chân đế) nó nằm trong bốn xứ (Thọ) để cho hành giả quán niệm nên không cần thiết phải dùng bất kỳ một phương pháp “Tự kỷ áp thị” nào để quên nó đi.
(4) Khi cơn đau tới hạn chịu đựng thì cứ tại đây, bây giờ thay đổi tư thế (trong thận trọng chú tâm quan sát) mà không một chút lo lắng vì sợ mất “định” .
(5) Thời gian từ lúc ngồi cho tới lúc đau là bao lâu không trọng, vì cơ địa mỗi ngưới khác nhau, ngay cả trong một con người do bị chi phối bởi luật vô thường nên thời gian dẫn tới cơn đau mỗi lúc mỗi nơi cũng khác nhau. Việc ngồi rất lâu mới thấy đau chẳng nói lên một thành tựu nào về giải thoát, mà đó chẳng qua là sự thích nghi của cơ thể theo cơ chế phản xạ có điều kiện.
(6) Con rất thấm thía câu nói của Thầy “Đừng biến hành thiền thành hành khổ”
(7) Đau đớn và an lạc đều là pháp nên tâm quan sát phải bình đẳng. Điều này giúp cho hành giả tiến gần hơn với tâm buông bỏ, xả ly.
- Vô minh:
(1) Đẩy cao cái ngưỡng chịu đựng cơn đau rồi xem đó như một thành tựu thì đó chẳng qua là biểu hiện của tự ngã.
(2) Ở trình độ thấp kém này mà muốn thấy được sự sanh diệt trong từng sát-na của cơn đau như có thiền sư từng giải thích thì vô minh.
(3) Khi tâm quan sát không còn rỗng lặng trong sáng mà cứ muốn tiếp tục quan sát cơn đau trước sau gì cũng dẫn tới tham sân.
Con hiểu như vậy thưa thầy có đúng không? Kính mong Thầy rộng lòng từ bi giảng giải. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »